Chuyên đề Giải toán bằng phương trình ion rút gọn

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là

 A. 13,70 gam. B. 12,78 gam. C. 18,46 gam. D. 14,62 gam

Câu 2: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là

 A. 0,030. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,015.

Câu 3 Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

 A. 2,568. B. 1,560. C. 4,128. D. 5,064.

Câu 4: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

 A. 6,72 B. 8,96 C. 4,48 D. 10,08

Câu 5: Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na2CO3, khuấy đều, được V lit khí ở đktc và dd X. Khi cho Ca(OH)2 vào dd X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa a, b và V là:

 A. V= 12,2.(a-b) B. V= 22,4.(a-b) C. V= 22,4.(a+b) D. V= 11,2.(a +b)

Câu 6: Dd X chứa 100 ml (Na2CO3 ,1,5M và KHCO3 1M). DD Y chứa 200 ml HCl 1M

a) Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết Y vào X được V lit CO2 đktc. Giá trị V:

 A. 1,344 lít. B. 1,49 lít. C. 0,672 lít. D. 1,12 lít

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải toán bằng phương trình ion rút gọn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Giải toán bằng phương trình ion rút gọn
Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước, thu được dung dịch X và 2,688 lít khí H2 (đktc). Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4, tỉ lệ mol tương ứng là 4 : 1. Trung hoà dung dịch X bởi dung dịch Y, tổng khối lượng các muối được tạo ra là 	
	A. 13,70 gam. 	B. 12,78 gam. 	C. 18,46 gam. 	D. 14,62 gam
Câu 2: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
	A. 0,030.	B. 0,010.	C. 0,020.	D. 0,015.
Câu 3 Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
	A. 2,568. 	B. 1,560. 	C. 4,128. 	D. 5,064.
Câu 4: Cho 0,3 mol bột Cu và 0,6 mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,9 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
	A. 6,72	B. 8,96	C. 4,48	D. 10,08
Câu 5: Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na2CO3, khuấy đều, được V lit khí ở đktc và dd X. Khi cho Ca(OH)2 vào dd X thấy xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa a, b và V là: 
	A. V= 12,2.(a-b)	B. V= 22,4.(a-b) 	C. V= 22,4.(a+b)	 D. V= 11,2.(a +b)
Câu 6: Dd X chứa 100 ml (Na2CO3 ,1,5M và KHCO3 1M). 	DD Y chứa 200 ml HCl 1M
a) Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết Y vào X được V lit CO2 đktc. Giá trị V:
	A. 1,344 lít.	B. 1,49 lít.	C. 0,672 lít.	D. 1,12 lít.
b) Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết X vào Y được V lit CO2 đktc. Giá trị V:
 	 A. 1,344 hoặc 3,36	B. 2,24 hoặc 3,36.	C. 0,672 	D. 1,12 lít.
Câu 7: DD X chứa các ion : Fe3+, NH44+, Cl-, SO42-. Chia X thành 2 phần bằng nhau
- Phần 1: Tác dụng NaOH dư, đun nóng được 1,07 gam kết tủa và 0,336 lit khí đktc
- Phần 2: Tác dụng BaCl2 dư, được 2,33 gam kết tủa
	Khi cô cạn dd X thu được số gam rắn khan là: 
	A. 5,355 	B. 10, 72	C. 8,348	D. 6,752
Câu 8: Lấy 21 gam hh X: Na2CO3 và KHCO3 có tỉ lệ mol 2:1 tác dụng vừa đủ dd HCl, thấy không có khí thoát ra. 
a) Thể tích HCl (lit) cần dùng là: 	A. 0,045	B. 0,06	C. 0,09	D. 0,12
b) Nếu thêm từ từ 0,12 lit dd HCl 2M vào hh X thì thể tích CO2 đktc thoát ra là: 
	A. 1,344 lít.	B. 1,49 lít.	C. 0,672 lít.	D. 1,12 lít.
Câu 9 Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc).
Giá trị của V là	A. 1,344 lít.	B. 1,49 lít.	C. 0,672 lít.	D. 1,12 lít.
Câu 10 Trộn 100 ml dd A gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dd B gồm H2SO4 0,0375 M và HCl 0,0125M thu được ddX. Giá trị pH của ddX là (Giả sử các axit và bazơ trên đều điện li mạnh cả hai nấc):
	A. 7,0 	B. 2,0 	C.1,0 	D.6,0
Câu 11 Hỗn hợp A gồm (Na, K, Ba). Cho hhA vào nước thu được ddB và 4, 48 lít khí H2 (đktc). B tác dụng vừa đủ với m gam Al. Giá trị của m là	A. 10,8 	B. 2,7 	C.5,4 	D.21,6
Câu 12 Hỗn hợp X gồm (Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol mỗi chất là 0,1 mol, hòa tan hết vào dung dịch Y gồm (HCl và H2SO4 loãng) dư thu được dung dịch Z. Nhỏ từ từ dung dịch Cu(NO3)2 1M vào dung dịch Z cho tới khi ngừng thoát khí NO. Thể tích dung dịch Cu(NO3)2 cần dùng và thể tích khí thoát ra ở đktc thuộc phương án nào?
	A. 25 ml; 1,12 lít.	B. 0,5 lít; 22,4 lít.
	C. 50 ml; 2,24 lít.	D. 50 ml; 1,12 lít.
Câu 13 Dung dịch X chứa dung dịch NaOH 0,2M và dung dịch Ca(OH)2 0,1M. Sục 7,84 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là 	A. 15 gam.	B. 5 gam.	C. 10 gam.	D. 0 gam.
Câu 14 Hòa tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít H2 bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol AlCl3 vào dung dịch A. khối lượng kết tủa thu được là
	A. 0,78 gam.	B. 1,56 gam.	C. 0,81 gam.	D. 2,34 gam.
Câu 15 Dung dịch A chứa 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu kim loại? (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất) 	A. 2,88 gam.	B. 3,92 gam.	C. 3,2 gam.	D. 5,12 gam.
Câu 16 Cho hỗn hợp gồm NaCl và NaBr tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa có khối lượng đúng bằng khối lượng AgNO3 đã phản ứng. Tính phần trăm khối lượng NaCl trong hỗn hợp đầu.
	A. 23,3%	B. 27,84%.	C. 43,23%.	D. 31,3%.
Câu 17 Trộn 100 ml dung dịch A (gồm KHCO3 1M và K2CO3 1M) vào 100 ml dung dịch B (gồm NaHCO3 1M và Na2CO3 1M) thu được dung dịch C.
Nhỏ từ từ 100 ml dung dịch D (gồm H2SO4 1M và HCl 1M) vào dung dịch C thu được V lít CO2 (đktc) và dung dịch E. Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch E thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m và V lần lượt là
	A. 82,4 gam và 2,24 lít.	B. 4,3 gam và 1,12 lít.
	C. 43 gam và 2,24 lít.	D. 3,4 gam và 5,6 lít.	
Câu 18 Hòa tan hoàn toàn 7,74 gam một hỗn hợp gồm Mg, Al bằng 500 ml dung dịch gồm H2SO4 0,28M và HCl 1M thu được 8,736 lít H2 (đktc) và dung dịch X.
Thêm V lít dung dịch chứa đồng thời NaOH 1M và Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch X thu được lượng kết tủa lớn nhất.
a) Số gam muối thu được trong dung dịch X là 	A. 38,93 g B. 38,95 g	C. 38,97 g.	D. 38,91 g
b) Thể tích V là 	A. 0,39 lít.	B. 0,4 lít.	 C. 0,41 lít.	D. 0,42 lít.
c) Lượng kết tủa là	A. 54,02 gam.	B. 53,98 gam. 	C. 53,62 gam.	D. 53,94 gam.
Câu 19 Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là
	A. 1. 	B. 6. 	C. 7. 	D. 2.
Câu 20 Thực hiện hai thí nghiệm:
1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là
	A. V2 = V1.	B. V2 = 2V1.	C. V2 = 2,5V1.	D. V2 = 1,5V1.
Câu 21 Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
	A. 7. 	B. 2. 	C. 1. 	D. 6.
Câu 22 Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
	A. 150 ml. 	B. 75 ml. 	C. 60 ml. 	D. 30 ml.
Câu 23 Hòa tan hỗn hợp X gồm hai kim loại A và B trong dung dịch HNO3 loãng. Kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y (gồm 0,1 mol NO, 0,15 mol NO2 và 0,05 mol N2O). Biết rằng không có phản ứng tạo muối NH4NO3. Số mol HNO3 đã phản ứng là: 
	A. 0,75 mol. 	B. 0,9 mol.	C. 1,05 mol. 	D. 1,2 mol.
Câu 24 Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 và H2SO4 (đặc nóng) thu được 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, NO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng khối lượng muối khan thu được là:
	A. 31,5 gam.	B. 37,7 gam.	C. 47,3 gam.	D. 34,9 gam.
Câu 25 Hòa tan 10,71 gam hỗn hợp gồm Al, Zn, Fe trong 4 lít dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được dung dịch A và 1,792 lít hỗn hợp khí gồm N2 và N2O có tỉ lệ mol 1:1. Cô cạn dung dịch A thu được m (gam.) muối khan. giá trị của m, a là:	A. 55,35 gam. và 2,2M	B. 55,35 gam. và 0,22M
	C. 53,55 gam. và 2,2M	D. 53,55 gam. và 0,22M
Câu 26 Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỷ lệ mol là 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất chứa nitơ. X là:	A. N2O	B. N2	C. NO	D. NH4+
Câu 27 Cho hỗn hợp gồm 0,15 mol CuFeS2 và 0,09 mol Cu2FeS2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Mặt khác, nếu thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được a gam chất rắn. Giá trị của m và a là:	A. 111,84g và 157,44g 	B. 111,84g và 167,44g 	
	 C. 112,84g và 157,44g 	D. 112,84g và 167,44g 
Câu 28 Hòa tan 4,76 gam hỗn hợp Zn, Al có tỉ lệ mol 1:2 trong 400ml dung dịch HNO3 1M vừa đủ, dược dung dịch X chứa m gam muối khan và thấy có khí thoát ra. Giá trị của m là:
	A. 25.8 gam.	B. 26,9 gam.	C. 27,8 gam.	D. 28,8 gam.
Câu 29 Cho một lượng bột đồng dư vào dd chứa 0,5 mol KNO3 sau đó thêm tiếp dd chứa 0,2 mol HCl và 0,3 mol H2SO4 cho đến khi kết thúc phản ứng. Tính thể tích khí không màu (nặng hơn không khí) bay ra ở đktc.
Câu 30 Cho 1,92 gam đồng vào 100ml dd chứa đồng thời KNO3 0,16M và H2SO4 0,4M, thấy sinh ra một chất khí có tỉ khối hơi đối với H2 là 15 và thu dd A.
Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng xảy ra và tính thể tích khí sinh ra (đktc)
Tính thể tích dd NaOH 0,5M tối thiểu cần dùng để kết tủa toàn bộ Cu2+ trong ddA.

File đính kèm:

  • docpp ion thu gon.doc
Giáo án liên quan