Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chương Tam Giác trong Hình Học lớp 7

Qua thực tế giảng dạy bộ môn Toán ở các khối lớp trong những năm học vừa qua, tôi thấy rằng học sinh ở khối lớp 7 thường rất vất vả trong học tập và tìm hiểu về phần Hình Học, đặc biệt là chương Tam Giác. Dù chúng ta đã có những đổi mới phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giảng dạy nhưng đó cũng là vấn đề cần bàn đối với các trường THCS vùng khó nói chung và trường PTDTBT-THCS Mù Cả nói riêng. Được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp cùng chuyên ngành, các đợt sinh hoạt chuyên đề định kỳ của nhóm chuyên môn , môn Toán lớp 7 đặc biệt là phần Hình Học có vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, sáng tạo.

Khi học tập Hình Học lớp 7 các em được rèn luyện về những kỹ năng cơ bản nhất, đơn giản nhất nhưng cũng phức tạp nhất bởi xuất phát từ Hình Học lớp 7 các em có thể hình thành được các kỹ năng trình bày một bài toán Hình Học từ việc tóm tắt đề bài, vẽ hình theo đề bài, hay lập luận dựa vào các định nghĩa, định lý đã học vào chứng minh một vấn đề của bài toán. Nếu nắm chắc các kỹ năng trình bày bài toán Hình Học từ lớp 7 các em sẽ có rất nhiều thuận lợi trong học tập môn Toán ở các lớp tiếp theo.

 

docx18 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2862 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chương Tam Giác trong Hình Học lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2005, nước CHXHCN Việt nam, Điều 2 ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm học 2002-2003, ngành GD tiến hành thay SGK, đổi mới phương pháp. Trọng tâm là lấy học sinh làm trung tâm; thầy chủ đạo, trò chủ động.
Từ khi bước chân vào ngành giáo dục huyện Mường Tè ( năm 2008 ) tôi đã thường xuyên được biết đến sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục huyện nhà về tăng cường đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học nhưng năm 2012 tôi mới có đủ điều kiện để góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của giáo dục Mường Tè.
Chương 2
( Giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chương Tam Giác trong Hình Học 
lớp 7 tại trường PTDTBT-THCS Mù Cả )
2.1 Vài nét về địa bàn thực hiện sáng kiến:
Trường PTDTBT THCS Mù Cả đóng tại địa bàn thuộc xã Mù Cả Gồm 6 lớp với số cán bộ, giáo viên là 23, đối tượng học sinh ở đây là 100% người dân tộc thiểu số, hầu hết giáo viên là người ngoại tỉnh. Mù Cả là một xã mà kinh tế còn khó khăn so với thị trấn và các xã khác, cuộc sống của người dân chủ yếu là làm nương và dựa vào tài nguyên có sẵn của rừng. Chính vì những khó khăn trên nên vẫn còn tồn tại học sinh bỏ học hay đi học không đều. Mặc dù với những khó khăn nhất định nhưng người dân tại địa bàn xã vốn chăm chỉ, có truyền thống về học tập khá tốt so với các xã khác. Cơ sở vật chất của nhà trường đã bước đầu đảm bảo về số lượng và chất lượng. Sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, chính quyền địa phương đã ngày cáng sát sao hơn đối với giáo dục xã nhà.
2.2 Thực trạng vấn đề được nghiên cứu trong sáng kiến :
2.2.1 Thuận lợi:
Là một giáo viên dạy bộ môn toán tại trường PTDTBT-THCS Mù Cả đến nay đã được 6 năm học nên bản thân đã có sự ổn định về công tác và khá thuận tiện trong việc tìm hiểu hoàn cảnh sống và chủ động trong các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. 
Đa số học sinh tại trường là rất ngoan và có ý thức trong học tập, bên cạnh đó các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình. 
Cơ sở hạ tầng, thiết bị học tập đã và đang được bổ sung phục vụ cho việc dạy và học, các chế độ ưu đãi thu hút học sinh được đẩy mạnh về nhiều mặt. 
Sự quan tâm của chính quyền địa phương tới giáo dục ngày càng sát sao và hỗ trợ rất nhiều trong việc dạy và học của thầy và trò.
2.2.2 Khó khăn : 
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng còn rất nhiều khó khăn trong việc dạy học tại địa phương. 
Đối tượng học sinh tại địa bàn đa số là học sinh có lực học trung bình và yếu, một số học sinh khá, giỏi thường có xu thế thi vào trường Nội Trú huyện để học tập.
Địa bàn xã trải dài và giáp gianh với các trường THCS khác nên việc quản lý, hỗ trợ, vận động học sinh ra lớp còn nhiều vất vả.
Đa số học sinh có ý thức học tập và vươn lên là con em của cán bộ trong xã, phần nhiều các gia đình vẫn chưa có sự quan tâm cần thiết đối với con em mình.
Thiết bị dạy học, dụng cụ học tập đặc biệt là sách giáo khoa môn Toán chưa đảm bảo về số lượng, chất lượng.
Kiến thức môn Toán ở các lớp dưới học sinh bị hổng nhiều chủ yếu các em duy trì được lực học ở giới hạn phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản.
Là vùng nông thôn, học sinh ngoài giờ học chính khóa trên lớp các em phải phụ giúp gia đình, tâm lí không phải là buổi học chính khóa nên không tham gia đầy đủ các tiết học phụ đạo hàng tuần.
Do thời gian của tiết dạy có hạn, đối tượng học sinh yếu kém lại đông. Việc kèm cặp học sinh của giáo viên còn hạn chế.
Năm học 2013-2014 này tôi lại tiếp tục được nhà trường phân công giảng dạy khối lớp 7. Trước thực trạng nêu trên của học sinh tôi đã khảo sát về chất lượng đầu năm của học sinh lớp 8 hàng năm sau khi học xong phần Tam Giác và kết quả đạt được như sau:
ĐỀ BÀI : ( Kiểm tra 30 phút)
Cho tam giác ABC cân tại A với góc A = 700, kẻ BH vuông góc với AC, kẻ CK vuông góc với AB.
a) Vẽ hình, ghi GT/KL
b) Tính số đo của góc HBC
c) Chứng minh rằng : ∆AHB= ∆AKC.
Kết quả khảo sát như sau:
Năm học
Tổng số HS tham gia khảo sát
Dưới 5 điểm
Tỉ lệ %
Trên 5 điểm
Tỉ lệ %
2011
35
25
71,4%
10
28,6%
2012
37
23
65,7%
14
34,3%
2013
27
15
55,6%
12
44,4%
2.3 Nguyên nhân :
2.3.1 Nguyên nhân từ giáo viên : 
Giáo viên giảng dạy phần lớn là người nằm ngoài địa bàn đến công tác nên sự nắm bắt tình hình địa phương còn hạn chế. Một số giáo viên mới vào ngành nên kinh nghiệm giảng dạy còn ít, phương pháp giảng dạy còn dập khuôn, máy móc, yêu cầu quá cao so với đối tượng học sinh.
Quá trình tìm hiểu về đối tượng học sinh, phong tục tập quán của người dân địa phương vẫn chưa nắm rõ nắm bắt chưa sâu sắc.
Đối với giáo viên công tác lâu năm tại vùng khó vẫn chưa có sự ổn định nhất định tại một đơn vị cụ thể để có thể xây dựng và nêu ra những sáng kiến áp dụng thực tế mang tính “chiến lược lâu dài” cho nền giáo dục tại đơn vị. (giáo viên chuyển trường nhiều về đơn vị thuận lợi, giáo viên nhận công tác mới do được bổ nhiệm…)
2.3.2 Nguyên nhân từ học sinh :
Nhìn từ thực tế, địa bàn huyện Mường Tè nói chung và xã Mù Cả nói riêng thì đây được xếp vào khu vực khó khăn về nhiều mặt, trình độ dân trí vẫn còn hạn chế. Việc giáo viên phải thường xuyên đi vận động các em ra lớp là có, bên cạnh đó các cấp chính quyền cũng đã phải có những biện pháp nhằm thu hút, động viên các em trong học tập. Một số các em có tâm lý ngại, lo lắng khi học môn toán nên rụt dè, ngại không dám hỏi bài hay có những thắc mắc gì, chỉ biết rằng thầy giảng thì trò nghe, thầy chữa bài thì trò ghi chép….
2.3.3 Nguyên nhân từ đặc thù môn học:
Chúng ta có thể khẳng định rằng môn Toán là môn học rất quan trọng , có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển, hình thành nhân cách, trí tuệ của người học. Nhìn từ góc độ trên ta không thể phủ nhận rằng có nhiều người quan niệm môn Toán là môn học “khô khan, khó khăn, khổ sở”. Cũng chính vì vậy đã tạo nên tâm lý lo lắng, mất chủ động khi tiếp cận những kiến thức mới của môn Toán. Đặc biệt hơn nữa, phần Tam Giác của hình học lớp 7 là phần có kiến thức tổng hợp với nhiều nội dung và bên cạnh đó là bước ngoặt quan trọng đối với học sinh khi tìm hiểu về Hình Học bởi nó xây dựng kỹ năng, phương pháp học tập và giải quyết một bài toán Hình Học nói chung cho cả các lớp học sau này. 
Chương 3
( Các biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy chương Tam Giác trong Hình Học lớp 7 tại trường PTDTBT-THCS Mù Cả )
3.1 Các biện pháp :
3.1.1 Biện pháp 1: Trú trọng củng cố kiến thức cũ ngay từ đầu năm học trong thời gian ôn tập, bổ trợ đầu năm học.
a) Mục tiêu : Củng cố và khắc sâu cho học sinh các khái niệm, tính chất về Đoạn thẳng, Góc.
Vì kiến thức trong chương trình môn Toán, đặc biệt là phần hình học là một hệ thống hoàn chỉnh có tính kế thừa và là nền tảng từ lớp này đến lớp tiếp theo cho nên để học tốt, dạy tốt phần hình học lớp 7 cần nắm bắt trắc về mảng kiến thức cũ. Để thực hiện tốt điều này mà không làm tăng áp lực học tập cho học sinh về tăng số tiết, tăng số buổi phụ đạo ta cần có sự chủ động và kế hoạch dạy học cho học sinh mang tính liên tục từ năm học này sang năm học sau.
b) Nội dung: 
Trong các tiết học bổ trợ cho học sinh giáo viên chủ động lên kế hoạch dạy học ( có sự phê duyệt của Chuyên môn nhà trường, Tổ- nhóm chuyên môn). Trong quá trình giảng dạy giáo viên kết hợp hệ thống hóa lại kiến thức đã học và giải các bài tập củng cố cho các mảng kiến thức tương ứng.
c) Cách thực hiện : 
Đối với bộ môn toán thông thường được bố trí dạy học bổ trợ đầu năm với số lượng là 4tiết/tuần trong thời gian 3 tuần. Vậy với 12 tiết dạy này giáo viên phải lựa chọn số lượng bài, dạng bài tập sao cho phù hợp, chủ yếu là bài tập cơ bản.
Theo tôi trong thời gian này tôi đã xây dựng một vài bài tập ( dành cho 6 tiết Hình Học) với nội dung tương tự như sau: 
Bài tập 1:
Cho đoạn thẳng EF dài 5 cm . Trên tia EF lấy điểm I sao cho EI = 2,5 cm
 a/ Điểm I có nằm giữa hai điểm E và F không ? Vì sao ?
 b/ So sánh EI và IF. I có là trung điểm của EF không ?
Bài tập 2:
Vẽ tia Ox.Vẽ 3 điểm A; B; C trên tia Ox sao cho OA = 4cm; OB = 6cm; 
OC = 8cm. 
 a) Tính độ dài các đoạn thẳng AB; BC ?
 b) Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC không? Vì sao?
Bài tập 3: 
Trên nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ hai tia Oy và Oz sao cho góc 
xOy = 1000, góc xOz = 200.
a) Trong ba tia Ox, Oy, Oz tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b)Vẽ Om là tia phân giác của góc yOz. Tính góc xOm.
Bài tập 4: 
Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ chứa tia Ox vẽ hai tia Oy và Ot sao cho góc xOy có số đo 300, góc xOt có số đo 700 .
a) Tính số đo góc yOt ? Tia Ot có là tia phân giác của góc xOy không ? vì sao ?
b) Gọi tia Om là tia đối vủa tia Ox . Tính số đo góc mOt
c) Gọi tia Oa là tia phân giác của góc mOt, Tính số đo góc aOy ?
3.1.2 Biện pháp 2: Dạy học kết hợp thực hành giải toán và củng cố về cách đọc và phân tích đề bài. ( vẽ hình, ghi GT/KL)
a) Mục tiêu : 
Duy trì tính liên tục trong quá trình dạy và học, đồng thời từng bước củng cố các nội dung cơ bản làm nền tảng cho nội dung kiến thức tiếp theo. 
b) Nội dung : 
Nội dung trọng tâm cần khắc sâu và củng cố đó là xây dựng cho học sinh về cách đọc, phân tích được yêu cầu của một đề bài cụ thể, từ đó học sinh áp dụng vào vẽ hình, tập quan sát, nhận dạng hình để tóm tắt đề bài bằng cách ghi được GT/KL.
c) Cách thực hiện : 
	Đây là giai đoạn trong năm học chính khóa vì vậy giáo viên cần kết hợp giữa giảng dạy chính khóa và giảng dạy phụ đạo nhằm nâng cao tính hiệu quả trong truyền tải kiến thức cho học sinh. Trong các bài tập giáo viên cần hướng dẫn cụ thể và khắc sâu, tạo và hình thành kĩ năng cho học sinh theo yêu cầu với mỗi nội dung cụ thể. ( tóm tắt, vẽ hình, đọc hình, ghi GT/KL )
3.1.3 Biện pháp 3 : Dạy học nâng cao trọng tâm về nhận dạng tam giác và tính toán các yếu tố trong tam giác.
a) Mục tiêu : 
	Học sinh nắm chắc mối quan hệ giữa các góc, các cạnh, các tam giác và giải được các bài toán về tính toán cơ bản.
b) Nộ

File đính kèm:

  • docxSKKN PHUC 03 2014.docx
Giáo án liên quan