Chuyên Đề Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trong Một Tiết Học -Môn Hóa Học

Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức hóa học là một xâu chuỗi có mối liên quan chặt chẽ với nhau, học sinh sẽ rất khó nhớ, khó thuộc.Làm sao để học sinh nhớ được những kiến thức cơ bản đó thì tôi thiết nghĩ trong từng tiết dạy, GV phải dùng các phương pháp nào đó để HS nắm được các kiến thức cơ bản.Khi các em đã có nền kiến thức cơ bản của từng bài thì các em có thể tự hệ thống hóa lại các mảng kiến thức lại với nhau một cách dễ dàng hơn.Nhưng GV phải thay đổi phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với từng tiết dạy là vấn đề mà chúng ta đang cần đưa ra nghiên cứu và thảo luận.

 Trước đây, GV chúng ta hay dùng phương pháp dạy học theo kiểu đọc - chép là chính, còn phương pháp dạy học tích cực hiện nay là “Lấy học sinh làm trung tâm”, GV là người chỉ đạo và học sinh là người thực hiện mọi hoạt động mà GV giao cho.GV-HS có mối tương quan chặt chẽ với nhau trong quá trình dạy học.Vậy để tiết học đặt hiệu quả cao phải được sự hợp tác của cả GV và HS. Đó cũng là một hình thức đổi mới trong phương pháp dạy học. Cụ thể đổi mới như thế nào thì tổ chúng tôi xin đưa ra chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học một tiết học hóa học” để cùng tham khảo thực hiện và rút ra kinh nghiệm cho quá trình dạy học sau này.

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1218 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên Đề Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Trong Một Tiết Học -Môn Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN Đề :
ĐổI MớI PHƯƠNG PHáP DạY HọC TRONG MộT TIếT HọC -MÔN HóA HọC
I.ĐặT VấN Đề:
     Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, kiến thức hóa học là một xâu chuỗi có mối liên quan chặt chẽ với nhau, học sinh sẽ rất khó nhớ, khó thuộc.Làm sao để học sinh nhớ được những kiến thức cơ bản đó thì tôi thiết nghĩ trong từng tiết dạy, GV phải dùng các phương pháp nào đó để HS nắm được các kiến thức cơ bản.Khi các em đã có nền kiến thức cơ bản của từng bài thì các em có thể tự hệ thống hóa lại các mảng kiến thức lại với nhau một cách dễ dàng hơn.Nhưng GV phải thay đổi phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với từng tiết dạy là vấn đề mà chúng ta đang cần đưa ra nghiên cứu và thảo luận.
   Trước đây, GV chúng ta hay dùng phương pháp dạy học theo kiểu đọc - chép là chính, còn phương pháp dạy học tích cực hiện nay là “Lấy học sinh làm trung tâm”, GV là người chỉ đạo và học sinh là người thực hiện mọi hoạt động mà GV giao cho.GV-HS có mối tương quan chặt chẽ với nhau trong quá trình dạy học.Vậy để tiết học đặt  hiệu quả cao phải được sự hợp tác của cả GV và HS. Đó cũng là một hình thức đổi mới trong phương pháp dạy học. Cụ thể đổi mới như thế nào thì tổ chúng tôi xin đưa ra chuyên đề “ Đổi mới phương pháp dạy học một tiết học hóa học”  để cùng tham khảo thực hiện và rút ra kinh nghiệm cho quá trình dạy học sau này.
II . THựC TRạNG Và NHữNG GIảI PHáP:
1.Thực trạng
        Như chúng ta đã biết, đặc điểm vùng chúng ta đang công tác  là 1 vùng miền núi, , kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhiều gia đình không có điều kiện cho con em đến trường đi học, trình độ dân trí của đại đa số còn thấp. Bên cạnh đó, đa số HS trong trường là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu kiến thức còn hạn chế, gây không ít khó khăn cho việc dạy và học ở trường.
        Mặt khác kiến thức hóa học tương nhiều và khó mà khẳ năng ghi nhớ của HS còn hạn chế,bên cạnh  các em gần như đã bị mất kiến thức cơ bản từ các lớp dưới nên việc dạy và học hóa học ở các lớp THPT gặp không ít khó khăn.Đặc biệt đối với nhữngtiết dạy liên quan đến cấu trúc các chất, tính chất hóa học thì hầu như các em không thể tưởng tượng được các phản ứng đó sẽ xảy ra thế nào và có cấu trúc ra sao vì kiến thức hóa học hơi trừu tượng.
        Cơ sở vật chất(thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, tranh ảnh) tuy đã được nhà trường trang bị nhưng vẫn chưa thể đầy đủ đa dạng đáp ứng hết nhu cầu của từng tiết dạy được. Vậy nên trong một số tiết dạy vẫn còn gặp khó khăn, nhất là với những đội ngũ GV trẻ như chúng tôi.Tuy nhiên vẫn còn một số GV ngại sử dụng dụng dụng cụ thiết bị nên tiết dạy không đạt hiệu quả như mong muốn
Đội ngũ GV bộ môn hóa lại rất trẻ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề, tuy rất nhiệt tình nhưng lại thiếu đi kinh nghiệm giảng dạy.
        Đó cũng là những lí do khiến chất lượng của trường thấp, tỉ lệ đậu TNTHPT chưa cao. Tuy nhiên nhờ sự lãnh đạo của chi bộ, BLĐ nhà trường, đặc biệt là sự tận tâm tâm nhiệt tình của mỗi GV nên chất lượng của trường đang từng bước được nâng lên, nhưng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là” Làm sao để nâng  dần chất lượng bộ môn nói riêng và chất lượng chung của toàn trường nói chung”, Đây là  vấn đề không thể thực hiện trong 1 sớm 1 chiều được và là vấn đề lớn mà BLĐ cũng như mỗi GV đang quan tâm suy nghĩ
          Năm nay là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới quản lí, đổi mới phương pháp dạy học: đổi mới soạn giảng, ứng dụng CNTT trong soạn giảng, đổi mới cách kiểm tra đánh giá, nhằm tích cực hóa hoạt động của HS.Để hưởng ứng chủ đề này, tổ chúng tôi đưa ra chuyên đề “Đổi mới phương pháp dạy học một tiết học hóa học” để thực hiện đổi mới một số nội dung nêu trên mà chúng tôi cho rằng  cũng thiết thực và có hiệu quả,chúng tôi  muốn được nêu ra ở đây với mong muốn  được các đồng chí chia sẻ và góp ý thêm để chúng ta học hỏi lẫn nhau , tìm ra nhiều biện pháp hay hơn nữa để nâng cao chất lượng.
          Muốn nâng cao được chất lượng tôi thiết nghĩ việc đầu tiên nên làm là trong quá trình giảng dạy  phải phân loại được HS từng  lớp để áp dụng các phương pháp giảng dạy cho phù hợp.Bên cạnh đó, chúng ta cần làm cách nào đó để thu hút được HS học tập và yêu thích được bộ môn mình đang giảng dạy. Làm được những điều này sẽ là bước thành công đầu  tiên của chúng ta  trong giảng dạy.Vậy thực hiện 2vấn đề trên như thế nào, sau đây tôi xin phép được mạnh dạn đưa ra 1 số biện pháp và yêu cầu chủ quan của bản thân tôi đối với GV và đối với HS cụ thể như sau:
2.Giải pháp:
2.1: Giáo viên
2.1.1. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra trọng tâm, đơn giản, nội dung phù hợp với trình độ của từng HS, nhận xét - cho điểm khách quan(không qua khắt khe cũng không quá  dễ dãi) làm sao cốt yếu nhất là để động viên tinh thần HS.Có thể thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ:phối kết hợp giữa một hoặc hai hình thức TNKQ và TLuận.
2.1.2. Bài mới:
GV chuẩn bị kỹ bài mới trước khi đến lớp( đặc biệt là tìm các ví dụ thực tế liên quan đến nội dung bài giảng)VD: dạy bài axetilen thì ra ví dụ: trong quá trình ủ trái cây xảy ra phản ứng gì? Hay bài Oxi: Tại sao sau mỗi trận mưa con người chúng ta lại thấy thoải mái dễ chịu, không khí trong lành? .v.v.v
Nội dung bài cần được tinh giản nhưng không cắt xén, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng để biết nên nhấn mạnh trọng tâm, xoáy sâu ở vấn đề nào
            Tích hợp nhiều phương pháp trong bài học cho phù hợp.Không nhất thiết bài nào cũng phải sử dụng các phương mới, GV có thể dùng lại các phương pháp cổ điển miễn sao thấy có hiệu quả nhất
            Tận dụng mọi thiết bị, dụng cụ thí nghiệm  của nhà trường để phục vụ bài  giảng( nếu ND bài giảng có yêu cầu). Những thí nghiệm khó có thể nhờ đến sự trợ giúp của CNTT để trình chiếu cho HS xem.Vấn đề này đặc biệt quan trọng với những bộ môn thực nghiệm
 Những môn có bài thực hành nhất thiết phải làm đầy đủ, không làm qua loa để HS nhớ lại kiến thức cũ. Việc làm này là rất cần thiết vì tôi thấy đa số HS rất thích thực hành để tự mình  khám phá 1 vấn đề khoa học hay làm lại những gì mình đã tiếp thu trên lớp. Đây cũng là cách để thu hút HS học bộ môn.
Hướng dẫn HS cách học trên lớp và cách tự học ở nhà:Riêng bộ môn Hóa tôi  làm như sau: Mỗi HS khi lên lớp phải có 1 cuốn sổ tay hóa học để ghi chép những vấn đề cần lưu ý của từng bài, trên lớp những vấn đề khó nhớ tôi đưa ra  1 số câu dạng ca dao, tục ngữ hay những câu mà các GV đã tự biên để HS dễ thuộc( DãyHĐHH của kim loại: khi nào cần may., bài ca hóa trị,) Khi về nhà yêu cầu HS viết mỗi PTHH 3 lần, thuộc 1 số tên của 1 số chất cơ bản, thuộc công thức tính toánvà GV phải kiểm tra thường xuyên
Giao bài tập nhỏ để các lớp giải vào 15’ đầu giờ
2.1.3.Phong cách đứng lớp:
   Tự tin thoải mái
  Trên lớp có lúc GV nên nhẹ nhàng mềm mỏng dụ dỗ nhưng cũng có lúc phải cứng rắn, la mắng HS.Đặc biệt nên nghiêm khắc với những HS thường xuyên không học bài hay bỏ tiết. GVBM cần quản lý chặt chẽ HS trong tiết học và ra biện pháp:HS nào vắng qua 3 buổi không phép thì bị cấm thi. Có như thế HS mới không dám bỏ tiết. Nếu trường hợp thường xuyên tái phạm thì báo với GVCN. Đây gọi là phương pháp vừa cương vừa nhu.
 Lời nói cần rõ ràng, dứt khoát, có âm điệu:giọng không nên quá đều đều dễ gây buồn ngủ
 Trang phục lên lớp gọn gàng đơn giản, dễ nhìn
 Cố gắng trình bày bảng khoa học, dễ nhìn để HS dễ ghi chép và tiếp thu bài
Cũng nên quan tâm đến HS yếu và có lời động viên khuyến khích kịp thời với những em có sự tiến bộ trong lớp dù rất nhỏ bé.
2.1.4. Kiểm tra đánh giá:
Thường xuyên kiểm tra 15’ bằng nhiều hình thức khác nhau
Phát đề cương trước mỗi chương học để sau khi học xong từng bài HS về tự trả lời 1 số câu hỏi.Tổ chức đi học bù để giải BT trong đề cương(vì không có tiết ôn tập Ktra), những bài chưa làm kịp, nhờ Ban cán sự bộ môn giải vào 15’đầu giờ
Ra đề kiểm tra phù hợp với từng đối tượng lớp HS(12a5:đề riêng, các lớp còn lại:1 -2 đề riêng)để HS yếu không thấy nản mà HS khá không thấy nhàm chán.
Chấm và trả bài đúng thời gian( càng sớm càng tốt) để kịp thời khắc phục những chỗ các em hay sai, mặt khác là để động viên các em lần sau làm tốt hơn
2.1.5.Các hoạt động khác:
Kết hợp với tổ CM tổ chức buổi ngoại khóa để thi giữa các khối lớp(nhất là dịp gần thi HK để các em ôn lại kiến thức)
2.2 về phía HS
HS phải có sự đam mê yêu thích bộ môn(hay thầy cô bộ môn) thì tự khắc các em sẽ có tính thần ý thức hợp tác với GVBM
HS phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp(soạn văn, soạn trước TCVL)
HS phải  photô  đề cương trước khi GV lên lớp sửa  và bắt buộc mỗi em phải có 1 bản,  HS nào không có cho ra khỏi lớp(vì GV thường đưa trước 1 tuần)
Nói tóm lại, để nâng cao chất lượng bộ môn hay chất lượng chung của trương phải có sự phối hợp hài hòa giữa GV và HS cũng như các tổ chức khác trong trường, nếu chỉ có sự cố gắng từ 1 phía sẽ không có hiệu quả cao. Tuy nhiên phần lớn vẫn phải nhờ đến sự nỗ lực hết mình của các GV giảng dạy.
     Trên đây là một số biện pháp chủ quan của tổ chúng tôi, rất kính mong được sự chia sẻ góp ý thêm của toàn thể đồng nghiệp để chúng ta cùng tìm ra những biện pháp hay hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng. .
Quảng Sơn; ngày 10 tháng 11 năm 2010
 Người thực hiện chuyên đề: 
 GV:
 Nguyễn Lương Cảnh

File đính kèm:

  • docChuyen de doi moi phuong phap day hoc mon Hoa hocTHCS.doc