Chuyên đề Đo lường và đánh giá trong giáo dục

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG:

1.1 KIẾN THỨC:

 Biết được:

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Ni tơ,Phot pho.

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí( tính tan, tỉ khối, màu, mùi ) ứng dụng, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp của Ni tơ, Phot pho, Amoniac, muối amoni, Axit ni tơ ric, muối nitrat, Axit phot pho ric, muối phot phát, và phân bón hóa học.

- Tính chất hóa học của Ni tơ, phot pho. TCHH của NH3, HNO3, H3PO4, các muối nitorat, phot phat, muối amoni

- Chu trình của Ni tơ trong tự nhiên.

Hiểu được:

- Phân tử Ni tơ có liên kết ba rất bền, nên ni tơ khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

 

doc6 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đo lường và đánh giá trong giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC
 THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT CHƯƠNG 2: NI TƠ - PHOT PHO LỚP 11( CƠ BẢN)
MỤC TIÊU CHƯƠNG:
KIẾN THỨC: 
 Biết được:
Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Ni tơ,Phot pho.
Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí( tính tan, tỉ khối, màu, mùi) ứng dụng, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp của Ni tơ, Phot pho, Amoniac, muối amoni, Axit ni tơ ric, muối nitrat, Axit phot pho ric, muối phot phát, và phân bón hóa học.
Tính chất hóa học của Ni tơ, phot pho. TCHH của NH3, HNO3, H3PO4, các muối nitorat, phot phat, muối amoni
Chu trình của Ni tơ trong tự nhiên.
Hiểu được:
Phân tử Ni tơ có liên kết ba rất bền, nên ni tơ khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.
TCHH đặc trưng của ni tơ, NH3, HNO3( là axit có tính o xi hóa mạnh), P, H3PO4 , và các muối tương ứng.
Vận dụng:
Viết được PTHH dạng phân tử và dạng ion rút gọn minh họa các TCHH của N2, P, HNO3, H3PO4, NH3.
Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét.
Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về tính chất hóa học
Phân biệt các muối amoni muối phot phat với các muối khác bằng phương pháp hóa học
Tính thành phần trăm về khối lượng 
 1.3 Thái độ:
Sử dụng phot pho an toàn và hiệu quả trong phòng thí nghiệm và thực tế
Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hóa học.
Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định.
Mục tiêu kiểm tra đánh giá của chương:
 1.Giúp học sinh nắm vững kiến thức sâu hơn, có hệ thống về ( TCVL, TCHH) của hai nguyên tố hóa học có nhiều ứng dụng thực tiễn là Ni tơ và phot pho.
 2. Học sinh có khả năng phân biệt các hợp chất HNO3, H3PO4, bằng phương pháp hóa học.
 3. Khắc sâu kĩ năng quan sát thí nghiệm, hình ảnh để rút ra nhận xét về khả năng phản ứng của N2, P, và các hợp chất của chúng.
 4. Vận dụng các học thuyết chủ đạo: Thuyết nguyên tử, Liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Thuyết điện li vào N2, P và các hợp chất của chúng.
 5. Phân biệt các khí: N2, NH3, NO, NO2
 6. Nhận biết : NH4+, HNO3, NO3
 III. Xây dựng ma trận đề:
 Câu
Biết
Hiểu
Vận dụng
 Tổng
1 
 Tính chất của N2, P
2
2
1
5
2
Tính chất của NH3, NH4+, HNO3
3
4
4
11
3
 Sơ đồ chuyển hóa của N
3
3
4
Thí nghiệm về điều chế khí
1
1
2
5
Bài tập tính toán, nhận biết,bài tập thực tiễn
3
6
9
 Tổng
6
10
14
30
Đề kiểm tra cụ thể theo ma trận
 Câu 1: Ni tơ là chất khử khi tác dụng với:
 A. H2 B. Mg C. O2 D. Al
 Câu 2: Để phân biệt O2 và N2 có thể dựa vào:
 A. Mùi vị B. Màu sắc C. Que đóm cháy D. Cả A,B,C
 Câu 3: NH3 thể hiện tính khử vì :
 A. Là phân tử phân cực B. N2 có số OXH thấp nhất(-3)
 C. Là ba zơ yếu D. là chất khí
 Câu 4 : Trong PTN, N2 tinh khiết được điều chế từ:
 A. Không khí B. NH3 và O2 C. NH4NO2 D.Zn và HNO3
 Câu 5: Khí NH3 tan nhiều trong H2O vì :
 A. Là chất khí ở điều kiện thường B. Có liên kết hidro với H2O
 C. NH3 có phân tử khối nhỏ D. NH3 tác dụng với H2O.
 Câu 6: Vai trò của amoniac trong phản ứng : 4NH3 + 5O2 to xt 4NO+ 6H2O là
 A. Chất khử B. Axit C. Chất oxihoa D. Ba zơ
Câu 7: Khi cho NH3 dư tác dụng với Cl2 thu được:
 A. N2, HCl B. N2, HCl, NH4Cl C. HCl, NH4Cl D.NH4Cl, N2
 Câu 8: Nhiệt phân muối (NH4)2CO3 được khí nào ?
 A. NH3 B. N2O C. NO2 D. NO
 Câu 9 : Có thể dùng kim loại nào sau đây làm bình chứa axit nitric đặc, ở điều kiện thường?
 A. Ag B. Cu C. Zn D. Fe
 Câu 10: Nguyên tố A có cấu hình e lớp ngoài cùng là: - 2s22p3. A là:
 A. N2 B. P C. C D. Si
 Câu 11: Hiện tượng nào dưới đây không đúng?
Dung dịch NH3 làm phenolphtalein không màu chuyển sang màu hồng và quỳ tím chuyển màu xanh
Thêm NH3 dư vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện kết tủa xanh
Dẫn khí amoniac vào bình chứa khí clo,amoniac bốc cháy tạo ngọn lửa có khói trắng
Thổi NH3 qua CuO màu đen, thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ
 Câu 12: Nhiệt phân muối KNO3 thu được khí nào?
 A. Chỉ O2 B. NO2 và O2 C. NO2 D. Tất cả sai
 Câu 13: Ni tơ đóng vai trò chất oxi hóa trong phản ứng với:
 A. Hiđro và oxi B.Lưu huỳnh và Oxi
 C. Kim loại và Oxi D. Kim loại và Hidro
 Câu 14: Khí làm xanh giấy quỳ tẩm ướt là:
 A. NO2 B. SO2 C. CO2 D. NH3
 Câu 15: Phot pho trắng có thể phản ứng trực tiếp với:
 A. O2 và H2 C. Dung dịch kiềm loãng
 B. O2 và S D. Axit sunfuric dặc và Cu
 Câu 16: Thành phần chính của đầu que diêm là:
 A. Phot pho B. Lưu huỳnh C. KCLO3 D.S và KClO3 
 Câu 17 : Axit nitric đặc nguội có thể hòa tan được:
 A. CaCO3,Cu,Mg B. NO,N2O3,NO2
 C. N2O, N2O3, N2O5 D. NO2, N2O3, N2O5 
 Câu 18: Chỉ dùng một kim loại có thể phân biệt được 3 lọ riêng biệt, mất nhãn đựng 3 dd không màu là: HCl(đặc) HNO3(đặc) và H2SO4(đặc).Kim loại đó là:
 A. Ca B. Mg C. Zn D.Ag
 Cho sơ đồ phản ứng sau:( dùng cho câu 19, 20, 21)
 NH3 +HCl B +NaOH NH3 +HNO3 C t D + H2O
 Câu 19: B là chất nào?
 A. NO2 B. NH4NO3 C.NH4Cl D. N2O
 Câu 20 : C là chất nào?
 A. NO2 B. NH4NO3 C.NH4Cl D. N2O
 Câu 21: D là chất nào?
 A. NO2 B. NH4NO3 C.NH4Cl D. N2O
 Câu 22: Để điều chế phot phin người ta dùng phản ứng:
Cho P tác dụng với H2 ở điều kiện thường
Cho P tác dụng với dd muối CuSO4
Nhiệt phân axit H3PO4
Cho P2O5 tác dụng với nước
 Câu 23: Cho 1,92 gam kim loại A (hóa trị II) phản ứng vừa đủ với 200ml dd HNO3 0,4M tạo thành 0,448 lit khí B(đktc).Khí B là:
 A. N2O B. N2 C. NO2 D. NO
 Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam phot pho trong oxi dư.Cho sản phẩm tạo thành tác dụng vừa đủ với dd NaOH 40% tạo ra muối Na2HPO4.Khối lượng dd NaOH đã dùng là:
 A. 20 gam B. 40gam C. 25 gam D. 30 gam
 Câu 25: Ở vùng đất ít chua, nên dùng loại phân đạm nào sau đây?
 A. NH4NO3, KNO3 B. Ca(NO3)2, NH4Cl
 C. KNO3, Ca(NO3)2 D. NH4NO3, NH4Cl
 Câu 26: Phân supephotphat kép có thành phần:
 A. Ca(H2PO4)2 C. Ca(H2PO4)2; NH4Cl
 B. Ca(H2PO4)2; CaSO4 D. Ca3(PO4)2; CaHPO4
 Câu 27: Để nhận ra ion NO3- người ta dùng:
 A. Quỳ tím B. phenolphtalein C. KClO3 D. S và KClO3
 Câu 28: Thành phần chính của đạm ure là:
 A. NH4NO3 B.( NH4)2SO4 C. CO(NH2)2 D. NaNO3
 Câu 29: Ion NH4+ có:
5 liên kết cộng hóa trị phân cực
5 liên kết cộng hóa trị phân cực trong đó có 1 liên kết cho – nhận
4 liên kết cộng hóa trị phân cực, 1 liên kết cho – nhận
4 liên kết cộng hóa trị phân cực, trong đó có 1 liên kết cho – nhận
 Câu 30: Trong thực tế, để tăng tuổi thọ của bóng đèn tròn có dây tóc, người ta đã nạp vào bóng đèn khí:
 A. N2 B. H2 C. Ne D. Ar

File đính kèm:

  • docdieu kien 2.doc