Chuyên đề Đề đề nghị đồng bằng sông Cửu Long năm học 2008 - 2009

Câu 1. (4 điểm)

 Hãy nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939).

Câu 2. (4 điểm)

Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á?

Câu 3. (4 điểm)

 Phân tích chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941).

Câu 4. (4 điểm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Đề đề nghị đồng bằng sông Cửu Long năm học 2008 - 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ ĐỀ NGHỊ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Năm học 2008 - 2009
Câu 1. (4 điểm)
	Hãy nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939).
Câu 2. (4 điểm)
Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á?
Câu 3. (4 điểm)
	Phân tích chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đến Hội nghị Trung ương 8 (5/1941).
Câu 4. (4 điểm)
	Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu sau:
Tên tầng lớp giai cấp
Địa vị xã hội, 
xuất thân
Thái độ đối với 
cách mạng
Ghi chú 
(Giai cấp mới- cũ)
Địa chủ phong kiến
Nông dân
Tư sản
Tiểu tư sản – trí thứ
Công nhân
ĐÁP ÁN ĐỀ NGHỊ
Nội dung
Điểm
Câu 1. Hãy nêu ngắn gọn các giai đoạn phát triển chính của nước Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1919 – 1939).
4
a) Giai đoạn 1: Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh (1918 – 1923)
- Nhật là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Lợi dụng sự suy giảm khả năng kinh tế của các nước tư bản Tây Âu trong chiến tranh, Nhật Bản tăng cường sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
- Nhờ những đơn đặt hàng quân sự sản xuất công nghiệp Nhật Bản tăng rất nhanh. Chỉ trong vòng 6 năm (1914 – 1919), nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc, sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, tổng giá trị xuất khẩu tăng 4 lần, dự trử vàng ngoại tệ tăng gấp 6 lần; nhưng sau đó lại lâm vào khủng hoảng
1
b) Giai đoạn 2: Nhật Bản trong những năm ổn định (1924 – 1929)
- Khác với các nước tư bản Tây Âu, sự ổn định của Nhật Bản chỉ đạt trong một thời gian ngắn (18 tháng sau chiến tranh). 
- Năm 1926, sản lượng công nghiệp mới phục hồi trở lại và vượt mức trước chiến tranh. Nhưng chưa đầy một năm sau, mùa xuân 1927, cuộc khủng hoảng chính trị lại bùng nổ ở thủ đô Tô-ki-ô làm 30 ngân hàng phá sản. 
- Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào xuất khẩu của Nhật Bản ngày càng khó khăn trong việc cạnh tranh với Mĩ và các nước Tây Âu
1.5
c) Giai đoạn 3: Nhật Bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước (1929 – 1933)
- Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mĩ dẫn đến cuộc suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung, đã làm cho nền kinh tế Nhật giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng xảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này. So với năm 1929 sản lượng công nghiệp Nhật Bản năm 1931 giảm 32,5%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ Yên, ngoại thương giảm 80%. Đồng Yên sụt giá nghiêm trọng.
- Khủng hoảng đạt đến đỉnh cao vào năm 1931, gây nên những hậu quả xã hội tai hại: nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém, công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người. Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của người lao động diễn ra quyết liệt. 
- Để khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảngvà giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
1.5
Câu 2. Phân tích những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình châu Á?
4
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đa số các quốc gia châu Á đều giành được chính quyền nhưng là những nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu và đang đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân trở lại xâm lược. Nhật Bản tuy là nước tư bản phát triển nhưng lại bị thiệt hại nặng nề, bị quân đồng minh chiếm đóng. Vì thế khi chiến tranh lạnh xảy ra, châu Á bị cuốn vào guồng máy chiến tranh và là nơi nổ ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ, nơi biểu hiện rõ nhất sự đối đầu căng thẳng giữa hai cực Xô – Mĩ.
1
- Châu Á là mục tiêu chiến lược để Mĩ chống Liên Xô và các nước XHCN:
+ Mĩ đã lôi kéo và ép buộc một số nước châu Á tham gia vào liên minh quân sự do Mĩ đứng đầu như khối NATO (gồm Philíppin, Niudilân, Pakixtan, Thái Lan, Nam Việt Nam, Liên minh quân sự Mĩ – Nhật. Mĩ đặt hàng ngàn căn cứ quân sự trên lãnh thổ những nước thành viên nhằm mục tiêu chống các nước XHCN.
+ Mĩ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự để tấn công Trung Quốc và các nước XHCN khác, ngăn chặn làn sóng cộng sản đang tràn khắp châu Á. Mĩ giúp Pháp về tài chánh và phương tiện chiến tranh và từng bước dính líu vào chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương
+ Mĩ huy động toàn bộ lực lượng ở Viễn Đông đổ bộ vào Bắc Triều Tiên, chia cắt lâu dài đất nước này với hai chế độ chính trị khác nhau (1950 – 1953). Giúp nhà nước Do Thái thành lập lấy tên là Ixraen (1948), tấn công các nước Ả Rập gây ra cuộc chiến tranh kéo dài hơn 40 năm ở khu vực Trung Đông.
1.5
- Phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Á dưới sự giúp đở của Liên Xô:
+ Liên Xô ủng hộ chiến tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa châu Á, chi viện cho Việt Nam, Triều Tiên để chống Mĩ. Giúp chính quyền Apganixtan chống các đảng phái đối lập dưới sự giật dây của Mĩ
1
- Tuy bị tác động của Chiến tranh lạnh nhưng các nước châu Á biết tận dụng thời cơ để phát triển kinh tế. Nhiều nước đã nhanh chóng trở thành những nước công nghiệp mới như Thái Lan, Xingapo, tham gia câu lạc bộ chinh phục vũ trụ như Ấn Độ, Nhật Bản, có tốc độ phát triển cao như Nhật Bản, Trung Quốc
0.5
Câu 3. Phân tích chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 đến Hội nghị trung ương 8 (5/1941).
4
a) Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong Hội nghị Trung ương tháng 11/1939
- Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình hình trong nước và thế giới có nhiều biến đổi. Trước hình hình đó vào tháng 11/1939, Đảng họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, đề ra chủ trương:
- Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Dông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất và đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội, chống tô cao, lãi nặng. Khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô viết công, nông, binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hòa. 
- Về phương pháp cách mạng, chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh đánh đổ chính quyền đế quốc, tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.
- Đảng chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương
Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939 “đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược”, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng ta.
2
a) Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong Hội nghị Trung ương 8 (5/1941)
- Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 tại Pắc Bó (Hà Quảng – Cao Bằng). Nghị quyết Hội nghị nêu rõ:
- Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc.
- Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.
- Chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh (Việt Minh), thay tên các Hội phản đế thành Hội Cứ quốc và giúp đỡ việc thành lập Mặt trận ở Lào và Campuchia.
- Xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền là đi từ khởi nghĩa từng phần lên tổng khởi nghĩa và nhấn mạnh: chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.
- Chính thức bầu BCH Trung ương, bầu Trường Chinh làm Tổng bí thư
Hội nghị BCH Trung ương lần 8 đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11/1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo thực hiện mục tiêu ấy.
2
Câu 4. (4 điểm)
Tên tầng lớp giai cấp
Địa vị xã hội, 
xuất thân
Thái độ đối với 
cách mạng
Ghi chú
(Giai cấp mới - cũ)
Địa chủ phong kiến
Là các vua quan phong kiến, người có ruộng đất. Họ thuộc tầng lớp trên của xã hội, có nhiều của cải và sống sung sướng
- Đại bộ phận địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta, là tay sai trung thành của Pháp
- Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
Giai cấp cũ nhưng đã bị phân hóa
Nông dân
Là những người bị đế quốc phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Cuộc sống của họ cơ cực trăm bề, vì bị hai tầng áp bức bóc lột là đế quốc và phong kiến
- Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc.
- Nông dân sẵn sàng hưởng ứng tham gia phong trào đấu tranh cách mạng nếu giai cấp nào mang lại cuộc sống ấm no cho họ.
Giaicấp cũ
Tư sản
Là chủ những xí nghiệp, chủ hảng buôn lớn, nhà thầu khoán, Họ có tài sản trong tay, cuộc sống khá giả
- Tuy có của cải, nhưng tư sản lại bị các nhà tư bản và chính quyền thực dân Pháp chèn ép.
- Vì thế lực yếu, lại lệ thuộc vào thực dân Pháp nên họ chưa tỏ thái độ tham gia cách mạng
Tầng lớp mới xuất hiện- do sự phát triển của các đô thị.
Tiểu tư sản – trí thứ
Là các chủ xưởng nhỏ, viên chức nghèo, thanh niên, giáo viên, học sinh, sinh viên
- Cuộc sống có phần đễ chịu hơn nông dân, nhưng rất bấp bênh.
- Có ý thức dân tộc sẵn sàng đóng góp sức mình và tham gia cách mạng
Công nhân
Đa số xuất thân từ nông dân, cuộc sống rất khổ vì bị 3 tầng áp bức bóc lột: đế quốc, phong kiến và tư sản
- Là giai cấp tiên tiến nhất (đại diên cho phương thức sản xuất mới).
- Do hoàn cảnh xuất thân và chịu cảnh áp bức bóc lột nặng nề nên họ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ. Họ là giai cấp được lịch sử giao cho sứ mệnh lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Giai cấp mới xuất hiện – là hệ quả của cuộc khai thác của thực dân Pháp.
1.5
1.5
1

File đính kèm:

  • docDE DB SONG CUU LONG.doc
Giáo án liên quan