Chuyên đề Dạy học tích cực trong bài luyện tập hoá học THCS
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Vị trí vai trò của tiết luyện tập
Tiết luyện tập hoá học ở cấp THCS có một vị trí hết sức được coi trọng vì trong chương trình giữa SGK cũ và mới đã tăng số giờ luyện tập, ôn tập ở lớp 8 từ 3 tiết lên 10 tiết; lớp 9 từ 7 tiết lên 10 tiết. Nếu như tiết học lý thuyết cung cấp cho học sinh những tiết học cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn vấn đề lý thuyết đã học. Đặc biệt hơn tiết luyện tập học sinh có điều kiện thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực sáng tạo sau này.
hết sức được coi trọng vì trong chương trình giữa SGK cũ và mới đã tăng số giờ luyện tập, ôn tập ở lớp 8 từ 3 tiết lên 10 tiết; lớp 9 từ 7 tiết lên 10 tiết. Nếu như tiết học lý thuyết cung cấp cho học sinh những tiết học cơ bản ban đầu thì tiết luyện tập có tác dụng hoàn thiện các kiến thức cơ bản đó, nâng cao lý thuyết trong chừng mực có thể, làm cho học sinh nhớ và khắc sâu hơn vấn đề lý thuyết đã học. Đặc biệt hơn tiết luyện tập học sinh có điều kiện thực hành, vận dụng các kiến thức đã học vào việc giải quyết các bài toán thực tế, các bài toán có tác dụng rèn luyện kỹ năng tính toán, rèn luyện các thao tác tư duy để phát triển năng lực sáng tạo sau này. 2. Thuận lợi - Một trong những điểm mới của chương trình hoá học THCS là tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức, rèn kĩ năng thực hành và kĩ năng tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua việc dạy học sinh biết cách tự học. - Hầu hết các trường đều trang bị cơ sở vật chất rất đầy đủ, có phòng bộ môn đủ tiêu chuẩn, có các phương tiện dạy học hiện đại như máy chiếu đa chức năng - máy camera vật thể .rất thuận lợi cho giáo viên soạn giảng giáo án điện tử, học sinh thực hành. 3. Khó khăn Trên thực tế còn nhiều giáo viên chưa phân biệt được các tiết luyện tập với tiết chữa bài tập. Trong bài luyện tập: phần kiến thức cần nhớ khi dạy thường chỉ mang tính chất liệt kê các kiến thức hoặc giáo viên dạy lại kiến thức đã học đôi khi chỉ chú trọng chữa một số bài tập trong SGK, SBT mà chưa thực sự chọn lọc. Mặt khác không phân chia được các dạng bài tập....vì vậy dễ tạo ra sự nhàm chán đối với cả học sinh và giáo viên. Đây chính là lí do mà chúng tôi chọn chuyên đề “ Dạy học tích cực trong bài luyện tập hoá học THCS ” II. Giải Quyết vấn đề 1. Mục đích nghiên cứu * Một là, hoàn thiện hoặc nâng cao ở mức độ phổ thông cho phép đối với phần lý thuyết của tiết học trước hoặc một số tiết học trước, thông qua một hệ thống bài tập (gồm các bài tập trong SGK, sách bài tập hoặc các bài tập tự chọn, tự sáng tạo của giáo viên tuỳ theo mục đích và chủ ý của mình) đã được sắp xếp hợp lý theo kế hoạch lên lớp. * Hai là, học sinh biết nhận dạng bài tập từ đó rèn luyện cho học sinh các kỹ năng, thuật giải bài tập hoá học, dựa trên cơ sở nội dung lý thuyết đã học và phù hợp với trình độ tiếp thu của đại đa số học sinh của một lớp học, thông qua một hệ thống các bài tập hoặc một chuyên đề về các bài tập đã được sắp xếp theo chủ ý của giáo viên. Đây thực chất là vấn đề vận dụng lý thuyết để gải các bài tập hoặc hệ thống các bài tập nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết cho học sinh được dùng nhiều trong thực tiễn đời sống và học tập. * Ba là, thiết kế trò chơi học tập để gây hứng thú học tập cho học sinh, học sinh thông qua phương pháp và nội dung của tiết học (hệ thống các bài tập của tiết học), rèn luyện cho học tính cẩn thận, tỉ mỉ cách làm việc có tính khoa học, học tập tích cực, chủ động và sáng tạo, phương pháp tư duy và các thao tác tư duy cần thiết. Chú ý: Trên đây là ba yêu cầu chủ yếu của tiết luyện tập hoá học. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tiết học và đặc điểm của từng chương mà trong từng tiết luyện tập phải xác định xoay quanh tiết trọng tâm. Đối với môn hoá học THCS, cần chú ý nhiều tới việc hình thành các kĩ năng vận dụng kiến thức thông qua giải các bài tập có nội dung gắn liền với đời sống, sản xuất. Nói tóm lại, tuỳ theo yêu cầu của từng tiết học, mà ta đưa ra yêu cầu nào trọng tâm, yêu cầu nào là chủ yếu và mức độ cụ thể của từng yêu cầu. 2. Phương án 2.1Cấu trúc về nội dung của tiết luyện tập Hoá học Bài ôn luyện tập nhằm củng cố, hệ thống hoá kiến thức, rèn luyện kĩ năng cơ bản hoặc nâng cao phần kiến thức, kỹ năng của chương, phần. Nội dung bài gồm các phần sau: mục đích, nội dung và phương pháp *Mục đích: Nhằm củng cố, ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, hình thành và rèn luyện kỹ năng cơ bản nào, nâng cao vấn đề gì của chương, phần, học kì? *Nội dung và phương pháp: - Hệ thống câu hỏi và bài tập: câu hỏi trắc nghiệm, bài toán hoá học, bài tập lí thuyết, bài tập thực nghiệm.... - Các kết luận rút ra dưới dạng: bảng phân loại, sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các khái niệm, tính chất của chất; sơ đồ phân loại, sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các khái niệm; các kiến thức kĩ năng cơ bản cần nhớ; phương pháp giải mỗi bài tập.... - Một số câu hỏi, bài tập tổng hợp để học sinh tự đánh giá hoặc vận dụng, nâng cao, mở rộng. 2.2 Phương án Phương án 1: a) Bước 1: * Đưa ra hệ thống câu hỏi theo thứ tự, cấu trúc trong SGK để học sinh trả lời miệng sau đó chốt lại kiến thức trọng tâm. *Chọn câu hỏi, bài tập ở mức độ khó hoặc bài tập đòi hỏi học sinh phát hiện kiến thức để học sinh thảo luận nhóm(làm trên phiếu học tập) *GV có thể kiểm tra học sinh thông qua hệ thống câu hỏi mà các em đã chuẩn bị ở nhà trong tiết luyện tập sau đó học sinh lên bốc thăm (bốc số) và trả lời *Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm( câu hỏi nhiều lựa chọn, điền khuyết, ghép cột, đúng sai, trả lời nhanh..) có thể tổ chức thông qua các trò chơi. Mỗi câu hỏi gắn với 1 đơn vị kiến thức trong phần kiến thức cần nhớ. b) Bước 2: Chữa một số bài tập trong SGK theo sự phân loại của giáo viên, hiện nay có nhiều cách phân loại bài tập hoá học trong tiết luyện tập trên cơ sở khác nhau, giáo viên có thể chọn một trong các cách sau: - Dựa vào mức độ kiến thức( cơ bản, nâng cao) - Dựa vào tính chất bài tập (định tính, định lượng) - Dựa vào kĩ năng, phương pháp giải bài tập hoá học(lập CTHH, hỗn hợp, tổng hợp chất, xác định cấu trúc, ...) - Dựa vào đặc điểm bài tập +Bài tập định tính(giải thích hiện tượng, nhận biết, điều chế, tách hỗn hợp, ...) +Bài tập định lượng( tính theo phương trình, bài toán có dư, bài toán tính theo phương trình, ...) Giữa các cách phân loại không có ranh giới rõ rệt. Người ta phân loại để nhằm phục vụ cho mục đích nhất định c) Bước 3: Cho học sinh làm một số bài tập mới (theo sự biên soạn của giáo viên bám sát mục tiêu của bài học) nhằm mục đích đạt được một hoặc một số yêu cầu trong các yêu cầu sau: - Kiểm tra ngay được sự hiểu biết của học sinh phần lý thuyết mở rộng (hoặc kiến thức sâu rộng hơn) mà giáo viên đã đưa ra trong tiết luyện tập ở đầu giờ học (nếu có). - Khắc sâu và hoàn thiện phần lý thuyết qua các bài tập có tính chất phản ví dụ, các bài tập có tính chất thiết thực. - Chốt kiến thức thông qua hệ thống các bài tập đưa ra. Phương án 2: a) bước 1: - Giáo viên chọn bài tập củng cố lí thuyết đồng thời phản ánh dạng bài tập cơ bản, nâng cao một cách hệ thống để dẫn dắt nêu tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết bài toán đó (tóm tắt, phân tích theo sơ đồ, mô phỏng .) - Chọn bài tập phải phù hợp sao cho qua bài tập học sinh vừa giải, đó chính là kiến thức trong phần kiến thức cần nhớ trong SGK mà giáo viên muốn tổng kết. Chú ý: Giáo viên thiết kế và chia màn hình máy chiếu làm 2 phần, sau mỗi bài tập sẽ lưu lại trên màn hình bên trái một đơn vị kiến thức trong phần ghi nhớ. - Tổng kết kiến thức cần nhớ trong SGK b) bước 2: Học sinh làm hệ thống một số bài tập vận dụng dưới dạng bài tập tổng hợp. c) bước 3: Nêu và tổng kết được phương pháp giải bài tập định lượng từ bài toán quen thuộc sau đó thêm bớt giữ kiện để phát triển thành bài toán,dạng toán khó hơn theo hướng mở. Phương án 3: Dạy học theo phương pháp truyền thống - Kiến thức cần nhớ: Dạy học theo phương pháp vấn đáp - Bài tập: Chữa lần lượt các bài tập trong SGK 3. Quy trình soạn bài và thực hiện tiết luyện tập. 3.1. Nghiên cứu tài liệu: - Nghiên cứu sách tham khảo(sách giáo viên, sách hướng dẫn giảng dạy .v. v.. - Nghiên cứu lại phần lý thuyết mà học sinh được học. Trong các nội dung lý thuyết, phải xác định rõ ràng kiến thức cơ bản và trọng tâm, kiến thức nâng cao hoặc mở rộng cho phép. - Đọc và nghiên cứu các bài tập trong SGK, SBT để phân loại các dạng bài tập cho phù hợp. Sau khi nghiên cứu kỹ các tài liệu mới tập trung xây dựng nội dung tiết luyện tập và phương pháp luyện tập. 3.2. Nội dung bài soạn Nội dung bài soạn phải thể hiện được các đề mục chủ yếu sau đây: a) Mục tiêu của tiết luyện tập: Bám sát chuẩn theo SGV. b) Cấu trúc luyện tập: - Tổng kết kiến thức cần nhớ trong SGK. + Số lượng bài tập – dự kiến thời gian. + Chốt lại vấn đề gì qua các bài tập này ? (Về lý thuyết, về kiến thức, về phương pháp giải điểm gì cần ghi nhớ v.v ..) - Cho học sinh làm bài tập chọn lọc trong SGK, SBT hoặc tự đưa ra + Số lượng bài – sự kiến thời gian. + Mỗi bài đưa ra có dụng ý gì ? + Chốt lại những vấn đề gì sau khi cho học sinh làm các bài tập này? - Hướng dẫn học sinh học bài, làm bài ở nhà sau tiết luyện tập + Hệ thống các bài tập cho về nhà làm (trong SGK, SBT hoặc tự ra). + Có cần gợi ý gì đối với từng bài tập cho học sinh yếu ? Cho học sinh giỏi ? c) Thực hiện nội dung đã nêu ở trên trong tiết luyện tập. + Tiến trình thực hiện trên lớp như thế nào để phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh ? Phần này thực chất là những suy nghĩ và dự kiến của giáo viên sẽ tiến hành trên lớp. Tuy rằng hành động chưa xảy ra nhưng cũng vẫn dự kiến nêu lên, để sau này, khi thực hiện xong tiết luyện tập ở trên lớp có điều kện đúc rút kinh nghiệm dạy học cho những ngày sau. 3.3 Tiết soạn minh hoạ 1. Bài luyện tập 3 - Hoá học lớp 8 ( Giáo án Word và Powerpoint) Giáo viên dạy thực nghiệm: Nguyễn Thị Nhịp – Hưng Thái 2. Luyện tập chương I - Hoá học lớp 9 ( Giáo án Word và Powerpoint) Giáo viên dạy thực nghiệm: Bùi Tuấn Phương – Văn Hội ( Có giáo án kèm theo) III. Kết luận. + Dạy phần kiến thức cần nhớ phải biết tổng kết mạch kiến thức theo nội dung đã học dưới dạng các loại câu hỏi trắc nghiệm phải đa dạng, phiếu học tập có thể tổ chức cho học sinh thi đua với nhau thông qua hoạt động nhóm, các trò chơi để tạo tâm lí tích cực cho các em bước vào bài học một cách tốt nhất. + Phân dạng được bài tập + Chọn các bài tập mang tính chất tổng hợp liên quan đến nhau. + Hạn chế đưa quá nhiều bài tập trong tiết luyện tập (nhầm thành tiết chữa bài tập) nên chọn một số lượng bài vừa đủ để có điều
File đính kèm:
- Chuyen deDay hoc tich cuc trong tiet luyen tap.doc