Chuyên đề Dạy Bài Luyện Tập Theo Phương Pháp Tích Cực

- Thực hiện nghị quyết 40/2000/QH 10 của Quốc hội, toàn quốc đang thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Đây là một quá trình đổi mới khá toàn diện về nhiều lĩnh vực của phổ thông mà tâm điểm của quá trình này là đổi mới chương trình giáo dục. Chương trình mới của THCS được ban hành ngày 24/04/2000 và thực hiện bắt đầu từ năm học 2002- 2003. Riêng môn hoá học được bắt đầu từ năm học 2004- 2005. Qua các năm thực hiện chương trình và sách giáo khoa hoá học mới nhiều vấn đề đã đặt ra cho các trường đó là cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đổi mới về cách dạy, cách học, về công tác kiểm tra đánh giá, công tác quản lí nhằm thực hiện mục tiêu của môn học.

Như ta đã biết: Hoá học là một môn khoa học tự nhiên, việc giảng dạy môn hóa học cũng như các môn học tự nhiên khác là không chỉ dạy các bài lí thuyết mà còn có những bài luyện tập. Nhằm giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, vận dụng một số nội dung đã được học. Vậy việc dạy bài luyện tập như thế nào cho hiệu quả và giúp học sinh nắm được kỉ kiến thức để chuẩn bị cho tiết kiểm tra.

- Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, qua nhiều lần tham dự cuộc thi giáo viên giỏi, cũng như qua dự giờ bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt là qua các đợt học chuyên đề do Phòng, Sở giáo dục đề ra. Tôi thấy việc dạy tiết luyện tập môn hoá học đang còn nhiều tranh cải. Có nhiều tiết dạy chưa nắm bắt được phương pháp daỵ học theo phương pháp đổi mới chính vì thế tôi chọn đề tài: “DẠY HỌC BÀI LUYỆN TẬP THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC” mà tôi đúc rút được qua những cuộc thi giáo viên giỏi cũng như qua dự giờ bạn bè làm kinh nghiệm có dịp để trao đổi, tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp.

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Dạy Bài Luyện Tập Theo Phương Pháp Tích Cực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực hiện bắt đầu từ năm học 2002- 2003. Riêng môn hoá học được bắt đầu từ năm học 2004- 2005. Qua các năm thực hiện chương trình và sách giáo khoa hoá học mới nhiều vấn đề đã đặt ra cho các trường đó là cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đổi mới về cách dạy, cách học, về công tác kiểm tra đánh giá, công tác quản lí nhằm thực hiện mục tiêu của môn học.
Như ta đã biết: Hoá học là một môn khoa học tự nhiên, việc giảng dạy môn hóa học cũng như các môn học tự nhiên khác là không chỉ dạy các bài lí thuyết mà còn có những bài luyện tập. Nhằm giúp học sinh ôn tập, hệ thống hoá, vận dụng một số nội dung đã được học. Vậy việc dạy bài luyện tập như thế nào cho hiệu quả và giúp học sinh nắm được kỉ kiến thức để chuẩn bị cho tiết kiểm tra. 
- Là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, qua nhiều lần tham dự cuộc thi giáo viên giỏi, cũng như qua dự giờ bạn bè đồng nghiệp. Đặc biệt là qua các đợt học chuyên đề do Phòng, Sở giáo dục đề ra. Tôi thấy việc dạy tiết luyện tập môn hoá học đang còn nhiều tranh cải. Có nhiều tiết dạy chưa nắm bắt được phương pháp daỵ học theo phương pháp đổi mới chính vì thế tôi chọn đề tài: “Dạy học bài luyện tập theo phương pháp tích cực” mà tôi đúc rút được qua những cuộc thi giáo viên giỏi cũng như qua dự giờ bạn bè làm kinh nghiệm có dịp để trao đổi, tham khảo ý kiến bạn bè đồng nghiệp.
B. Giải quyết vấn đề:
1. Thực trạng dạy tiết luyện tập môn hoá học ở các trường THCS :
Lần đầu tiên trong SGK Hoá học đã có tiết luyện tập được đưa vào chương trình môn học. Thực tế việc dạy các tiết luyện tập Hoá học ở các trường THCS chưa được quan tâm đúng mức nên kết quả còn chưa cao. Tiết luyện tập thường rơi vào các trường hợp sau:
- Hoặc là tiết luyện tập biến thành tiết chữa bài tập đơn thuần. Giáo viên lầm tưởng rằng tiết luyện tập chỉ cần chữa nhiều bài tập là được. Phần kiến thức cần nhớ chỉ cần đọc qua. Họ không biết lựa chọn bài tập cho tiết học, không xoáy sâu vào kiến thức trọng tâm. Kỉ năng hình thành cho HS còn đơn điệu là cách giải bài tập, phương pháp dạy học giản đơn thiếu linh hoạt.
- Hoặc là tiết luyện tập trở thành tiết thuyết trình, GV thống kê hầu hết các kiến thức đã học không biết lựa chọn những kiến thức trọng tâm để luyện tập, không biết định hướng HS tự phát hiện vấn đề. Tiết luyện tập sa vào tiết thuyết trình một chiều, HS thụ động lúng túng với những kiến thức đã học.
Hoặc là tiết luyện tập đã có sự đổi mới về phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực của học sinh nhưng đang còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, còn lệ thuộc vào giáo án(rập khuôn theo sách thiết kế bài dạy), chưa chú ý đến các HS yếu kém và mở rộng đối với HS khá giỏi. 
Nguyên nhân của tình trạng nói trên bao gồm cả chủ quan lẫn khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan là do giáo viên dạy hoá ở các trường thường không phải là giáo viên được học chuyên ngành mà thường là giáo viên được đào tạo kiêm nhiễm, một số họ kiến thức không chắc chắn, thiếu tự tin, thiếu kinh nghiệm. Hơn nữa số tiết học ít nên trong mỗi trường thường chỉ 1 hoặc 2 giáo viên dạy Hoá vì vậy việc sinh hoạt nhóm chuyên môn hạn chế. GV thiếu thông tin sách báo, tài liệu hạn chế, các thông tin đại chúng chưa đáp ứng yêu cầu.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Về đối tượng HS : Một số đông học sinh còn xem nhẹ bộ môn hoá học, chỉ đầu tư vào những môn học có thi KSCL, thi chuyển cấp. Lười học lí thuyết, làm bài tập, việc học bài làm bài ở nhà còn chiếu lệ bài tập chỉ chép sách giải để đối phó, không nghiên cứu bài mới trước.
+ Về cơ sở vật chất: Phòng học chưa đạt chuẩn, thiết bị dạy học chưa đồng bộ, hoá chất không đảm bảo. Phòng học bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu chuẩn.
Những nguyên nhân chủ quan khách quan trên đây( trong đó nguyên nhân chủ quan đóng vai trò quyết định) đã làm hạn chế việc đổi mới phương pháp dạy học môn hoá học nói chung và tiết luyện tập nói riêng.
2. Định hướng khắc phục nhược điểm trong các tiết luyện tập môn Hoá học là:
Để khắc phục những hạn chế trên thì phòng giáo dục đã đưa ra việc sinh hoạt tổ liên trường một tháng / lần. Trong các buổi sinh hoạt đó thường có nội dung cụ thể do chuyên môn phòng giáo dục đề ra. Đặc biệt là thường có tiết dạy thể nghiệm theo đúng chuyên đề đổi mới rồi tổ chức đúc rút kinh nghiệm. 
3. Các phương án thực hiện:
Khi dạy một tiết học được tốt bước quan trọng nhất không thể thiếu đó là bước chuẩn bị. Vậy trong tiết luyện tập việc chuẩn bị của giáo viên và học sinh như thế nào là tốt. 
* Về chuẩn bị:
- Phương tiện dạy học:
Chúng ta nên tuỳ thuộc theo mỗi bài mà chuẩn bị khác nhau nhưng việc sử dụng giống nhau là máy chiếu hắt, bảng trong, bút phot hoặc máy chiếu đa năng.
* Về kiến thức:
- Giáo viên cần nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản, xác định đúng trọng tâm bài và dành sự chuẩn bị đúng mức cần thiết để truyền đạt nội dung trọng tâm, nhằm giúp HS năng lực vận dụng kiến thức và hiểu biết về thực hành.
- Kiến thức phải bảo đảm chính xác, khoa học, tính sư phạm
- Đặc biệt là các câu hỏi và bài tập không những phải bám sát nội dung chương học, phần học mà cần phải bám sát các đối tượng HS : Giỏi, khá - Trung bình- Yếu.
* Về phương pháp:
-Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp với nội dung bài học. Kiểu bài lên lớp phải thể hiện rõ ở chổ là trò phải được làm việc nhiều, tạo được môi trường tranh luận, thi đua..... sự chốt kiến thức để khắc sâu bài học.
- Xây dựng được hệ thống câu hỏi phù hợp với nội dung, tiến trình tiết dạy, câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu...
* Về quá trình lên lớp:
- Ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu.
- Phong cách thái độ : bình tĩnh, tự tin, gần gủi các em HS, tạo không khí nhẹ nhàng, tự nhiên trong tiết học.
- Biết quản lí bao quát lớp tốt. Quan tâm đến mọi đối tượng HS.
- Trình bày bảng khoa học..
- Sử dụng thiết bị, đồ dùng thành thạo, tự tin...
- Hướng dẫn HS học bài ở nhà chu đáo, cẩn thận...
Cách tiến hành:
 Nội dung bài luyện tập thường có 2 phần: bài tập và phần kiến thức cần nhớ. Tuỳ theo nội dung từng phần mà có nội dung kiến thức khác nhau.
Phần1: Kiến thức cần nhớ:
 Để học sinh ôn tập hệ thống hoá kiến thức của phần học của chương. GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, nhóm giúp HS nhớ lại, hiểu thêm các khái niệm, tính chất của chất, ứng dụng, điều chế chất, mối quan hệ giữa các chất vô cơ, các chất hữu cơ...
GV tổ chức các hoạt động như sau:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Nêu câu hỏi cho cá nhân, nhóm
1. HS trả lời
2. Giao bài tập cho toàn lớp hoặc cho nhóm riêng.
2.HS giải bài tập
3. Yêu cầu thực hiện thí nghiệm theo nhóm
3, HS tiến hành thí nghiệm
4. Yêu cầu nhận xét rút ra kết luận
4. HS thực hiện khái quát hoá 
5. Yêu cầu chốt lại kiến thức đã học
5. HS ôn tập, hệ thống hoá các khái niệm, tính chất đã học
6. GV mỡ rộng hệ thống hoá.
6. HS thảo luận.
Phần 2: Bài tập.
Khi dạy phần bài tập thì chúng ta cần lựa chọn được những bài tập dựa trên những bài tập trong SGK, sách bài tập, sách tham khảo (nếu có nội dung phù hợp). Nhưng chúng ta phải bảo đảm được yêu cầu sau:
- Giúp HS vận dụng được những kiến thức của chương, phần học một cách tổng hợp
- Loại bài tập mới có nội dung liên quan, giúp hình thành và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn.
- Mức độ bài tập phải phù hợp với đối tượng HS: yếu- trung bình- khá giỏi.
GV: có thể chia lớp thành 2-3 nhóm HS khác nhau, với nhiệm vụ khác nhau, bảo đảm cho mọi HS đều thực hiện tích cực nhiệm vụ được giao.
GV sử dụng 1 số biện pháp sau:
+ Biện pháp 1: GV sử dụng phiếu học tập, sử dụng máy tính và máy chiếu đa năng để trình bày các câu hỏi, bài tập nhiệm vụ cụ thể để HS thực hiện.
+ Biện pháp 2: GV dùng sơ đồ bảng trống yêu cầu HS điền nội dung các khái niệm, các tính chất hoá học, phương trình háo học
+ Biện pháp 3 ; GV giao bài tập có nội dung liên quan, HS giải bài tập và khái quát hoá, khắc sâu kiến thức, rèn kỉ năng.
+ Biện pháp 4: GV khuyến khích thi đua giữa các nhóm HS thi trả lời nhanh, trả lời chính xác, thu bài làm để chấm điểm 1 số HS bất kì.
GV: trong quá trình dạy tôi đã vận dụng những phương pháp dạy như trên kết quả đưa lại khá cao. HS ham thích môn học hơn và đặc biệt là tính thi đua giữa các nhóm, các HS rõ rệt. Từ đó chất lượng ngày càng đựơc nâng lên.
Kết quả khảo sát chất lượng HS như sau:
Phương pháp
Lớp khảo sát
 Chất lượng
Yếu
T.bình
Khá
Giỏi
PP chưa tích cực
91,2,3
84,5
5,8%
4,8%
74,4%
76,5%
15%
14,4%
4,8%
4,3%
PP tích cực
91,2,3
84,5
2,2%
2,1%
55,6%
56,7%
32,9%
32,4%
9,3%
8,8%
Tài liệu tham khảo: 
. Sách giáo khoa, sách bài tập Hoá học 8,9
. Sách thiết kế bài giảng, sách giáo viên Hoá học 8,9
. Sách tham khảo hoá học 8,9
C. Kết luận, ý kiến đề xuất:
 Đổi mới giáo dục phổ thông là một cuộc cách mạng, một nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường hiện nay. Nhiệm vụ đó bao gồm các yêu cầu sau:
Đổi mới nội dung, chương trình
Đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị
Đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới đánh giá, kiểm tra, thi cử
Đổi mới công tác quản lí giáo dục.
Trong các yêu cầu trên thì đổi mới nội dung, chương trình và sách giáo khoa đóng vai trò quan trọng, còn đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò then chốt. Để đổi mới thành công giáo dục phổ thông, đòi hỏi mỗi GV phải tự đổi mới cách dạy để từ đó giúp HS đổi mới cách học.
Muốn vậy GV phải không ngừng học hỏi thu thập kiến thức, cập nhật thông tin để trau dồi kiến thức cho mình. Bên cạnh đó GV phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện dạy học, có kĩ năng thực hiện các thí nghiệm thành thạo, chống thói dạy chay. Phải biết tổ chức hoạt động học tập cho HS. Và một yêu cầu đặt ra nữa là để đổi mới cách dạy hiện nay thì giáo viên phải tiếp cận và tiến tới làm chủ công nghệ dạy học hiện đại, làm quen với giáo án điện tử để nâng cao hiệu suất giờ dạy.
 	Vậy một yêu cầu đặt ra cho nhà trường là phải có đủ cơ sở vật chất phục vụ dạy học: có hệ thống máy chiếu đặt tại phòng học bộ môn, phòng học phải thoáng mát, bàn ghế phải đúng chuẩn để HS học và trao đổi nhóm tốt đặc biệt là để được dụng cụ hoá chất để làm thí nghiệm. Cán bộ phụ trách thiết bị phải chuyên trách để có thể phục vụ giáo viên trong việc dạy học được tốt hơn. 

File đính kèm:

  • docchuyen de Hoa hoc 9.doc