Chuyên đề: Đại cương về kim loại (tiết 9)

Câu 1: Viết cấu hình e của nguyên tử và ion sau. Cho biết của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

Na (Z=11), Na+, Mg (Z = 12), Mg2+, Al (Z = 13), Al3+, Fe (Z = 26), Fe2+, Fe3+, Cu (Z = 29), Cu+, Cu2+, Cr (Z = 24), Cr2+, Cr3+.

Câu 2: Cho Al có số hiệu nguyên tử bằng 13. Điều khẳng định nào sau đây sai:

 A. Al thuộc chu kì 3 nhóm IIIA. B. Al là nguyên tố p.

 C. Cation Al3+ có cấu hình electron là: 1s22s22p6 . D. Al là kim loại có tính khử mạnh hơn Mg.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Đại cương về kim loại (tiết 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim.
C. Tính dẫn điện, tính cứng, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có nhiệt độ nóng chảy cao.
4. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CHUNG CỦA KIM LOẠI
Câu 20: Tính chất hóa học chung của kim loại là gì và vì sao kim loại lại có tính chất hóa học đó?
Câu 21: Dãy kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là
A. Fe, Cu, Al, Ag	B. Cu, Pb, Zn, Li	C. Al, Sr, Hg, Sn	D. Na, K, Ca, Ba
Câu 22: Trong dãy các kim loại sau kim loại dãy kim loại nào có chứa các kim loại đều có khả năng tan trong dd HCl
 A. Cu, Fe, Al, Ni B. Fe, Al, Ag, Ba C. Na, Fe, Ba, Zn D. Al, Fe, Ag, Na
Câu 23: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử vì
A. Nguyên tử kim loại thường có số e lớp ngoài cùng lớn.
B. Nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ, bán kính lớn, số e lớp ngoài cùng ít so với phi kim cùng chu kỳ.
C. Kim loại có số e lớp ngoài cùng ít nên có xu hướng nhận thêm e để đạt được cấu trúc bền vững.
D. Nguyên tử kim loại có bán kính lớn, độ âm điện lớn nên có xu hướng nhận thêm e để đạt được cấu trúc bền vững.
5. QUY LUẬT SẮP XẾP TRONG DÃY ĐIỆN HÓA. Ý NGHĨA DÃY ĐIỆN HÓA
Câu 24: Cho biết quy luật biến đổi tính khử của các kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại tương ứng?
Câu 25: Hãy cho biết chiều phản ứng giữa các cặp oxi hóa - khử. Cho ví dụ minh họa.
6. KHÁI NIỆM HỢP KIM, TÍNH CHẤT, ỨNG DỤNG.
Câu 26: Hợp kim là gì? Hãy cho biết sự biến đổi về t/c vật lý và tính chất hóa học của hợp kim so với đơn chât thành phần?
Câu 27: Cho biết thành phần hóa học cơ bản của một số hợp kim sau: Gang, thép, đồng thau, đồng bạch. 
7. KHÁI NIỆM ĂN MÒN KIM LOẠI, ĂN MÒN HÓA HỌC, ĂN MÒN ĐIỆN HÓA. ĐIỀU KIỆN XẢY RA ĂN MÒN KIM LOẠI, BIỆN PHÁP BẢO VỆ KIM LOẠI KHỎI BỊ ĂN MÒN.
Câu 28: Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy dạng ăn mòn kim loại? Dạng nào xảy ra phổ biến hơn?
Câu 29: Hãy cho biết cơ chế của sự ăn mòn điện hóa học.
Câu 30: Nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại.
8. NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
Câu 31: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là gì? Có những phương pháp cơ bản nào để điều chê kim loại, phạm vi áp dụng của từng phương pháp.
II. BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG
1. SO SÁNH BẢN CHẤT CỦA LIÊN KẾT KIM LOẠI VỚI LIÊN KẾT ION VÀ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 32: So sánh (Chỉ ra điểm giống và khác nhau) về bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.
2. DỰ ĐOÁN CHIỀU PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ DỰA VÀO DÃY ĐIỆN HÓA.
Câu 33: Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau: ZnSO4, AgNO3, AlCl3, FeCl3, CuSO4. Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra (nếu có).
Câu 34: Cho lần lượt các kim loại sau vào dung dung dịch FeCl3: Al, Fe, Cu, Ag.
a. Viết phương trình phân tử và ion thu gọn của những phản ứng có thể xảy ra.
b. Khi dùng lượng kim loại dư trường hợp nào tạo thành kim loại Fe. Giải thích.
Câu 35: Trong dãy điện hóa của kim loại, vị trí một số cặp oxi hóa-khử được sắp xếp như sau: Al3+/Al ; Fe2+/Fe ; Ni2+/Ni ; Fe3+/Fe2+ ; Ag+/Ag. Hãy cho biết: Trong số các kim loại Al, Fe, Ni, Ag, kim loại nào phản ứng được với dung dịch muối sắt (III). A. Al, Fe, Ni, Ag B. Al, Fe, Ni C. Al, Ni, Ag D. Al, Ni
Câu 36: Cho các phương trình ion rút gọn của các phản ứng giữa các dung dịch muối:
(1) Cu + 2Ag+ = Cu2+ + 2Ag	(2) Fe + Zn2+ = Fe2+ + Zn
(3) Al + 3Na+ = Al3+ + 3Na	(4) Fe + 2Fe3+ = 3Fe2+
(5) Fe2+ + Ag+ = Fe3+ + Ag	(6) Zn + Al3+ = Zn2+ + Al
 Số phương trình viết đúng là:
A. 5.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 37: Cho các cặp oxi hoá khử sau được sắp xếp theo chiều của dãy điện hoá: Mg2+/Mg, Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+. Khi cho Mg vào một dung dịch chứa ba muối FeCl3, CuCl2, FeCl2 xảy ra các pư: 
 Mg + Cu2+Mg2+ + Cu (1); Mg + Fe3+ Mg2+ + Fe2+(2); Mg + Fe2+ Mg2+ + Fe (3).
Thứ tự xảy ra các phản ứng là: A. 1,2,3 B. 3,2,1 C. 1,3,2 D. 2,1,3
4. VIẾT ĐƯỢC CÁC PTHH CỦA PHẢN ỨNG OXI HÓA - KHỬ ĐỂ CHỨNG MINH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.
Câu 38: Viết các phương trình phản ứng hóa học (dạng phân tử và ion) nếu có xảy ra (ghi rõ điều kiện) Khi cho kim loại Na, Fe, Al, Cr, Cu lần lượt tác dụng với O2, H2O, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch HNO3, dung dịch CuSO4.
Câu 39: Tổng hệ số nguyên tối giản của phương trình phản ứng giữa Cu và HNO3 loãng là:
A. 20.	B. 11.	C. 7.	D. 10.
5. PHÂN BIỆT ĐƯỢC ĂN MÒN ĐIỆN HÓA VÀ ĂN MÒN HÓA HỌC Ở MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ. GIẢI THÍCH BẰNG CƠ CHẾ ĂN MÒN. 
Câu 40: Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch điện ly: 
(1) Al - Fe; (2) Cu - Fe; (3) Fe - Sn. Cho biết kim loại nào trong mỗi cặp sẽ bị ăn mòn điện hóa học.
Câu 41: Khái niêm nào sau đúng: Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do:
A. Tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh
B. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Kim loại tiếp xúc với dung dịch chất điện li tạo nên dòng điện.
D. Kim loại tiếp xúc với nước.
Câu 42: Điều kiện để xảy ra sự ăn mòn điện hoá là:
 A. có 2 điện cực khác nhau, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với cùng một dung dịch chất điện li.
 B. có 2 điện cực, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li.
 C. có 2 điện cực khác nhau tiếp xúc trực tiếp với nhau và tiếp xúc với chất điện li.
 D. tất cả đều đúng.
Câu 43: Để bảo vệ thép, người ta tiến hành tráng lên bề mặt thép một lớp mỏng thiếc. Hãy cho biết phản ứng chống ăn mòn kim loại trên thuộc vào phương pháp nào sau đây?
A. phương pháp điện hóa	B. phương pháp tạo hợp kim không gỉ.
C. phương pháp cách ly	D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 44: Fe bị ăn mòn khi tiếp xúc với kim loại M trong không khí ẩm. Kim loại đó là:
 A. Mg B. Zn C. Al D. Cu.
Câu 45: Cho lá sắt kim loại vào: cốc (1) đựng dung dịch H2SO4 loãng. cốc (2) đựng dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4 . So sánh tốc độ thoát khí H2 trong hai trường hợp trên. 
 A. bằng nhau B. cốc 1 lớn hơn cốc 2 C. cốc 1 nhỏ hơn cốc 2 D. không xác định được
6. SỬ DỤNG KIM LOẠI VÀ HỢP KIM HỢP LÍ VỚI TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA CHÚNG.
Câu 46: Tại sao Al có khả năng dẫn điện kém Cu nhưng trong thực tế vẫn sử dụng kim loại nhôm làm dây cáp điện.
Câu 47: Al là một kim loại hoạt động hóa học mạnh nhưng tại sao nhôm vẫn được sử dụng rộng rãi trong thực tế.
7. LỰA CHỌN ĐƯỢC CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI CỤ THỂ PHÙ HỢP
Câu 48: Dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối thì phương pháp đó gọi là:
A. nhiệt luyện. 	B. thuỷ luyện. 	 	C. điện phân dung dịch. 	D. thuỷ phân.
Câu 49: Kim loại chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là kim loại nào ?	
	A. Kẽm	B. Sắt	C. Natri	D. Đồng
Câu 50: Kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là kim loại nào?	
	A. Nhôm	B. Sắt	C. Magie	D. Natri
8. VIẾT CÁC PTHH ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
Câu 51: Viết các phương trình phản ứng điều chế
a. Fe từ FeCO3 (thành phần chính của quặng xiderit)
b. Mg từ MgO
c. Al từ Al2O3 (thành phần chính của quặng boxit)
III. BÀI TOÁN
1. BÀI TOÁN XÁC ĐỊNH KIM LOẠI.
Câu 52: Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M (hoá trị II) và Fe trong dd HCl dư thu được 8,96 lít khí H2(đktc). Mặt khác khi hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp trên trong dd HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí NO(đktc là sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M?
A. Mg B. Cu C. Zn D. Ca 
Câu 53: Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam kim loại R trong H2SO4  đặc đun nóng nhẹ thu được dung dịch X và 3,36 lít khí SO2 (ở đktc là sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại R.     
A. Fe     	B. Ca    C. Cu     D. Na 
Câu 54: Cho kim loại M phản ứng với 400 ml dung dịch CuSO4 1M thấy khối lượng thanh kim loại giảm 0,4 gam. Xác định kim loại M. 
A. Fe B. Mg 	C. Pb D. Zn
 Câu 55: Cho 1,0 gam một kim loại kiềm t ácdụng với nước dư thu được 487ml H2 (đktc). Hãy xác định kim loại kiềm đó.
A. Li	B. Na	C. K	D. Rb
Câu 56: Cho một thanh kim loại M vào 200 ml dung dịch chứa CuSO4 0,75 M thấy khối lượng thanh M tăng 1,2g. Xác đinh kim loại M? 
A. Mg B. Zn C. Fe D. Al
Câu 57: Hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm thuộc hai chu kì kế tiếp. Lấy 4,25 gam hỗn hợp, hòa tan hoàn toàn vào H2O, thu được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,5M và H2SO4 0,5M. Hai kim loại đó là:
	A. Li, Na.	 	B. Na, K.	 	C. K, Rb.	 D. Rb, Cs.
Câu 58: Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí NO (đktc). Cho NaOH dư vào dung dịch thu được ta được một kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi ta được m gam chất rắn:
a. Kim loại M là:
A. Mg.	 	B. Al.	C. Cu.	 	D. Fe.
b. Khối lượng m (gam) chất rắn là: 
A. 24.	 	B. 24,3.	 	C. 48.	 	D. 30,6.
Câu 59: Cho 1,67 gam hỗn hợp gồm hai kim loại ở 2 chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thoát ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Hai kim loại đó là:
A. Be và Mg. 	B. Mg và Ca. 	C. Sr và Ba. 	D. Ca và Sr.
2. TÍNH % KHỐI LƯỢNG KIM LOẠI TRONG HỖN HỢP VÀ TRONG HỢP KIM XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN CỦA HỢP KIM.
Câu 60: Trong hộp kim Al - Mg, cứ 9 mol Al thì có 1 mol Mg. Thành phần phần trăm theo khối lượng của hợp kim là:
A. 80% Al và 20% Mg.	 B. 81% Al và 19% Mg	C. 91% Al và 9% Mg	 D. 83% Al và 17% Mg
Câu 61: Một loại đồng thau chứa 60% Cu và 40% Zn . Hợp kim này có cấu tạo tinh thể hợp chất hoá học. Công thức của hợp kim là: 
A. CuZn2 	B. Cu2Zn 	C. Cu2Zn3 	D. Cu3Zn2
Câu 62: Xử lý 9 gam hợp kim nhôm bằng dung dịch N

File đính kèm:

  • docon tot nghiep theo chuan kien thuc.doc