Chuyên đề Chương 5: Đại cương về kim loại (tiết 7)

Câu 1.Nguyên tử kim loại có xu hướng nàosau đây?

A. Nhận electron và tạo thành ion dương. B. Nhận electron và tạo thành ion âm.

D. Nhường electron và tạo thành ion dương. D. Nhường electron và tạo thành ion âm.

pdf4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Chương 5: Đại cương về kim loại (tiết 7), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung taâm GDTX Bình Taân 
HOÙA HOÏC 12cb 1
CHƯƠNG 5- ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI 
Câu 1. Nguyên tử kim loại có xu hướng nào sau đây? 
A. Nhận electron và tạo thành ion dương. B. Nhận electron và tạo thành ion âm. 
D. Nhường electron và tạo thành ion dương. D. Nhường electron và tạo thành ion âm. 
Câu 2. Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al. Người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu 
dẫn điện hay dẫn nhiệt? 
A. Cu. B. Cu, Al. C. Fe và Pb. D. Al. 
Câu 3. Cho 4 ion: Al3+, Zn2+, Cu2+, Pt2+. Chọn ion có tính oxi hoá mạnh hơn Pb2+? 
A. Chỉ có Cu2+. B. Cu2+ và Pt2+. C. Chỉ có Al3+. D. Al3+ và Zn2+. 
Câu 4. Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các 
cách sau? 
A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn. 
B. Dùng CO hoặc H2 khử oxit tương ứng ở nhiệt độ cao. 
C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng. 
D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng. 
Câu 5. Cách xắp xếp kim loại theo chiều tính khử giảm dần đúng nhất. 
A. Fe, Cu, Al, Zn, Ca. B. K, Cu, Ag, Mg, Al. 
C. Na, Fe, Pb, Cu, Ag, Au. D. K, Na, Cu, Au, Ag. 
Câu 6. Những kim loại nào sau đây đẩy được Cu ra khỏi dung dịch muối Cu(II) và đẩy được Fe ra 
khỏi dung dịch muối Fe(II) 
A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Al, Zn. C. Al, Zn, Pb. D. Na, Al, Sn. 
Câu 7. Kim loại X tác dụng với HCl sinh ra khí H2, dẫn H2 qua oxit kim loại Y nung nóng, oxit này 
bị khử thành kim loại Y. X và Y có thể là 
A. Zn và Cu. B. Ag và Pb. C. Ag và Cu. D. Cu và Pb. 
Câu 8. Ion Na+ bị khử trong trường hợp nào sau đây? 
A. Điện phân dung dịch muối ăn có màng ngăn xốp. 
B. Điện phân NaOH nóng chảy. 
C. Dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl. 
D. Đốt Na trong khí Clo. 
Câu 9. Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất? 
A. Mg. B. Ag. C. Cu. D. Al. 
Câu 10. Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của môi trường xung quanh, được gọi là: 
A. Sự ăn mòn hoá học. B. Sự ăn mòn điện hoá học. 
C. Sự ăn mòn kim loại. D. Sự khử kim loại. 
Câu 11. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là: 
A. Thực hiện quá trình cho – nhận electron. 
B. Thực hiện quá trình khử các kim loại. 
C. Thực hiện quá trình khử các ion kim loại. 
D. Thực hiện quá trình oxi hoá các ion kim loại. 
Câu 12. Cho 8,9 gam hỗn hợp bột Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu 
Trung taâm GDTX Bình Taân 
HOÙA HOÏC 12cb 2
được 0,2 mol khí H2. Khối lượng của Mg và Zn trong 8,9 gam hỗn hợp trên lần lượt là 
A. 2,4 gam và 6,5 gam. B. 3,6 gam và 5,3 gam. 
C. 1,8 gam và 7,1 gam. D. 1,2 gam và 7,7 gam. 
Câu 13. Điều kiện cần và đủ để xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá là: 
A. Các điện cực có bản chất khác nhau. 
B. Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp thông qua dây dẫn. 
C. Các điện cực phải cùng tiếp xúc với chất điện li. 
D. Các điện cực có bản chất khác nhau, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với chất điện li. 
Câu 14. Cho dãy các kim loại: Fe, K, Mg, Ag. Kim loại trong dãy có tính khử yếu nhất là 
A. Fe. B. Mg. C. Ag. D. K. 
Câu 15. Một hợp kim gồm các kim loại sau: Ag, Zn, Fe, Cu. Hoá chất có thể hoà tan hợp kim trên 
thành dung dịch là: 
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch H2SO4đặc nguội. 
C. Dung dịch HCl. D. Dung dịch HNO3 loãng. 
Câu 16. Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hoá học ở điện cực trong quá 
trình điện phân? 
A. Anion nhường electron ở anot. B. Cation nhận electron ở catôt. 
C. Sự oxi hoá xảy ra ở anot. D. Sự oxi hoá xảy ra ở catot. 
Câu 17. Cặp kim loại Fe – Al tiếp xúc với nhau và để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn 
mòn và kiểu ăn mòn nào là chính? 
A. Al bị ăn mòn điện hoá. B. Fe bị ăn mòn điện hoá. 
C. Al bị ăn mòn hoá học. D. Al, Fe bị ăn mòn hoá học. 
Câu 18. Cho các ion kim loại sau: Fe3+, Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Ag+. Chiều tăng dần tính oxi hoá của 
các ion là: 
A. Zn2+, Fe2+, H+, Ni2+, Fe3+, Ag+. B. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+. 
C. Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Ag+, Fe3+. D. Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+. 
Câu 19. Điều chế kim loại Mg bằng phương pháp 
A. điện phân MgCl2 nóng chảy. 
B. điện phân dung dịch MgCl2. 
C. dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao. 
D. dùng kim loại Na khử ion Mg2+ trong dung dịch MgCl2. 
Câu 20. Điện phân điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch có chứa các ion Fe2+, Fe3+, Cu2+, Cl-
. Thứ tự điện phân xảy ra ở catot là: 
A. Fe2+, Fe3+, Cu2+. B. Fe2+, Cu2+, Fe3+. 
C. Fe3+, Cu2+, Fe2+. D. Fe3+, Fe2+, Cu2+. 
Câu 21. Dãy gồm các ion được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hóa giảm dần từ trái sang phải là: 
A. Cu2+, Al3+, K+. B. K+, Al3+, Cu2+. C. K+, Cu2+, Al3+. D. Al3+, Cu2+, K+. 
Câu 22. Từ phương trình ion thu gọn sau: Cu + 2Ag+ Cu2+ + 2Ag. 
Kết luận nào dưới đây không đúng? 
A. Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Ag+. B. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. 
C. Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+. D. Cu bị oxi hoá bởi ion Ag+. 
Trung taâm GDTX Bình Taân 
HOÙA HOÏC 12cb 3
Câu 23. Tất cả các kim loại thuộc dãy nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối săt (III)? 
A. Al, Fe, Ni, Ag. B. Al, Fe, Ni, Cu, Ag. 
C. Al, Fe, Ni, Cu. D. Mn, Fe, Ni, Ag, Cu. 
Câu 24. Nhúng 1 thanh Fe vào dung dịch HCl, nhận thấy thanh Fe sẽ tan nhanh nếu ta nhỏ vào 
dung dịch 1 vài giọt: 
A. Dung dịch H2SO4. B. Dung dịch CuSO4. 
C. Dung dịch Na2SO4. D. Dung dịch NaOH. 
Câu 25. Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất CuSO4, phải dùng chất nào dưới đây để có thể loại bỏ 
được tạp chất? 
A. Bột Fe dư. B. Bột Cu dư. C. Bột Al dư. D. Na dư. 
Câu 26. Khi hoà tan nhôm bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt dd FeSO4 vào thì qua trình hoà 
tan nhôm sẽ 
A. Xảy ra chậm hơn. B. xảy ra nhanh hơn. 
C. Không thay đổi. D. Tất cả đều sai. 
Câu 27. Cho các chất rắn: Cu, Fe, Ag vào các dung dịch CuSO4, FeSO4, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy 
ra từng cặp chất 1 là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 
Câu 28. Cho 4 kim loại: Al, Mg, Cu, Fe và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4. Kim loại 
nào khử được cả 4 dung dịch muối? 
A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Tất cả đều sai. 
Câu 29. Nhóm kim loại nào sau đây có thể diều chế bằng phương pháp nhiệt luyện? 
A. Al, Fe, Zn. B. Mg, Cu, Pb. C. Fe, Ni, Ca. D. Cu, Pb, Zn. 
Câu 30. Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II là 
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. 
Câu 31. Công thức chung của oxit kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm I là 
A. R2O3. B. RO2. C. R2O. D. RO. 
Câu 32. Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là 
A. 1s22s2 2p6 3s2. B. 1s22s2 2p6. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p6 3s23p1. 
Câu 33. Hai kim loại đều thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn là 
A. Sr, K. B. Na, Ba. C. Be, Al. D. Ca, Ba. 
Câu 34. Nguyên tử Fe có Z = 26, cấu hình e của Fe là 
A. 1s22s22p63s23p6 3d6 4s2. B. 1s22s22p63s23p64s13d7. 
C. 1s22s22p63s23p6 3d7 4s1. D. 1s22s22p63s23p64s23d6. 
Câu 35. Nguyên tử Cu có Z = 29, cấu hình e của Cu là 
A. 1s22s22p63s23p6 3d9 4s2. B. 1s22s22p63s23p64s23d9. 
C. 1s22s22p63s23p6 3d10 4s1. D. 1s22s22p63s23p64s13d10. 
Câu 36. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch 
A. FeSO4. B. AgNO3. C. KNO3. D. HCl. 
Trung taâm GDTX Bình Taân 
HOÙA HOÏC 12cb 4
Câu 37. Dung dịch FeSO4 và dung dịch CuSO4 đều tác dụng được với 
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Zn. 
Câu 38. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và Zn, ta có thể dùng một lượng dư 
dung dịch 
A. HCl. B. AlCl3. C. AgNO3. D. CuSO4. 
Câu 39. Hai dung dịch đều tác dụng được với Fe là 
A. CuSO4 và HCl. B. CuSO4 và ZnCl2. C. HCl và CaCl2. D. MgCl2 và FeCl3. 
Câu 40. Cho phản ứng: aAl + bHNO3  cAl(NO3)3 + dNO + eH2O. 
Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng 
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. 
Câu 41. Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí 
H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5) 
A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2. 
Câu 42. Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số 
gam muối khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5) 
A. 20,7 gam. B. 13,6 gam. C. 14,96 gam. D. 27,2 gam. 
Câu 43. Hoà tan 6,4 gam Cu bằng axit H2SO4 đặc, nóng (dư), sinh ra V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
A. 4,48. B. 6,72. C. 3,36. D. 2,24. 
Câu 44. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và 
Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá 
hủy trước là 
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 
Câu 45. Tiến hành bốn thí nghiệm sau: 
- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; 
- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; 
- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; 
- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. 
Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. 

File đính kèm:

  • pdfTrac nghiem chuong 5 hoa 12cb.pdf