Chuyên đề : cấu tạo nguyên tử -Bảng tuần hoàn hóa học

Câu 1 (ĐH - KB – 2011) Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là

A. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. B. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2.

C. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2 . D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.

Câu 2 (ĐH - KB – 2011) Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là

A. 8,43%. B. 8,79%. C. 8,92%. D. 8,56%.

Câu 3 (ĐH - CĐ – KA – 2007) Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là

A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.

Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố : Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)

A. Al và Cl B. Al và P C. Na và Cl D. Fe và Cl

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề : cấu tạo nguyên tử -Bảng tuần hoàn hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
  CHUYÊN ĐỀ: CẤU TẠO NGUYÊN TỬ -BẢNG TUẦN HOÀN HÓA HỌCCâu 1 (ĐH - KB – 2011) Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d3. 	B. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. 
C. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d14s2 . 	D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.
Câu 2 (ĐH - KB – 2011) Trong tự nhiên Clo có hai đồng vị bền: chiếm 24,23% tổng số nguyên tử, còn lại là . Thành phần % theo khối lượng của trong HClO4 là
A. 8,43%. B. 8,79%. C. 8,92%. D. 8,56%.
Câu 3 (ĐH - CĐ – KA – 2007) Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.
Câu 4. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố : Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)
A. Al và Cl	B. Al và P	C. Na và Cl	D. Fe và Cl
Câu 5 (ĐH - KA – 2012) Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là 
A. 10 	B. 11 	 	 C. 22 	D. 23 
Câu 6 (ĐH - KA – 2012) X và Y là hai nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ, hai nhóm A liên tiếp. Số proton của nguyên tử Y nhiều hơn số proton của nguyên tử X. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 33. Nhận xét nào sau đây về X, Y là đúng? 
 	A. Đơn chất X là chất khí ở điều kiện thường. 	
 B. Độ âm điện của X lớn hơn độ âm điện của Y. 
 C. Lớp ngoài cùng của nguyên tử Y (ở trạng thái cơ bản) có 5 electron. 
 D. Phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (ở trạng thái cơ bản) có 4 electron
Câu 7 (ĐH - KA – 2007) Dãy gồm các ion X+, Y- và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là:
A. K+, Cl-, Ar. 	B. Li+, F-, Ne. 	C. Na+, F-, Ne. 	D. Na+, Cl-, Ar.
Câu 8 (ĐH - KB – 2010) Một ion M3+ có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1. 	 B. [Ar]3d64s2. 	C. [Ar]3d64s1. 	 D. [Ar]3d34s2.
Câu 9 (ĐH - KA – 2010) Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: , , ?
A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Y có cùng số nơtron.
Câu 10 (CĐ- KA – 2008) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron
1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại. 	 	 B. cộng hoá trị. 	 C. ion. 	D. cho nhận
Câu 11 (CĐ- KA – 2008) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Các nguyên tố X và Y lần lượt là (biết số hiệu nguyên tử của nguyên tố: Na = 11; Al = 13; P = 15; Cl = 17; Fe = 26)
A. Fe và Cl. 	B. Na và Cl. 	C. Al và Cl. 	 D. Al và P.
Câu 12 (CĐ- KA – 2009) Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52 và có số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là
A. 18. 	 B. 23. 	 C. 17. 	 D. 15.
Câu 13 (CĐ- KA – 2009) Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y cũng có electron ở mức năng lượng 3p và có một electron ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. kim loại và kim loại. 	B. phi kim và kim loại. 
C. kim loại và khí hiếm. 	D. khí hiếm và kim loại
Câu 14 (CĐ- KA – 2007) Cho các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 9) và R (Z = 19). Độ âm điện của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự
A. M < X < Y < R. 	B. R < M < X < Y. 	C. Y < M < X < R. 	D. M < X < R < Y
Câu 15 (ĐH - KA – 2007) Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA 
B. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA 
C. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA 
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA 
Câu 16: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 52. Trong hạt nhân nguyên tử X có số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện là 1. Vị trí (chu kỳ, nhóm) của X trong bàng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Chu kỳ 3, nhóm VA. 	B. Chu kỳ 3, nhóm VIIA. 
C. Chu kỳ 2, nhóm VA. 	D. Chu kỳ 2, nhóm VIIA
Câu 17 (ĐH - KA – 2009) Cho Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB. 	B. chu kì 4, nhóm VIIIA. 
C. chu kì 3, nhóm VIB. 	D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 18 Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là
A. X2Y3.	B. X2Y5. 	C. X3Y2.	D. X5Y2.
Câu 19 ( ĐH - KA – 2010) Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì
A. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. B. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng.
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm
Câu 20 (ĐH - KB – 2008) Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là:
A. N, P, O, F. 	B. P, N, F, O. 	C. N, P, F, O.	D. P, N, O, F.
Câu 21 (ĐH - KA – 2008) Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. F, O, Li, Na. 	B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
Câu 22 (ĐH - KA – 2009) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là
A. 27,27%.	B. 40,00%.	C. 60,00%. 	D. 50,00%.
Câu 23 (ĐH - KA – 2007) Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị không cực là 
A. 2. 	B. 4. 	C. 3.	D. 5.
Câu 24(ĐH - KA – 2008 ) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 , nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. cho nhận B. ion	 C. cộng hoá trị	D. kim loại
Câu 25 (ĐH - KA – 2008) Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 26 (ĐH - KA – 2011) Các chất mà phân tử không phân cực là:
A. HBr, CO2, CH4. 	B. Cl2, CO2, C2H2. 	C. NH3, Br2, C2H4. 	D. HCl, C2H2, Br2.
Câu 27 (ĐH - KB – 2007) Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là 
A. AlN. 	B. MgO.	C. LiF. 	D. NaF.
Câu 28 (ĐH - KB – 2009) Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 29 (ĐH - KB – 2009) Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N.
Câu 30 (ĐH - KB – 2012) Nguyên tố Y là phi kim thuộc chu kì 3, có công thức oxit cao nhất là YO3. Nguyên tốt Y tạo với kim loại M hợp chất có công thức MY, trong đó M chiếm 63,64% về khối lượng. Kim loại M là
A. Zn	 B. Cu	 C. Mg	 D. Fe
Câu 31 (ĐH - KB – 2012) Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
B. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
C. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
D. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được

File đính kèm:

  • docchuyen de Cau tao nguyen tuBang tuan hoan hoa hoc.doc