Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 Mỹ thuật THCS

1. Bài học lý thuyết

- Sơqua luật xa gần

- Phương pháp vẽtheo mẫu gồm có:

+ Phương pháp vẽhình

+ Phương pháp vẽ đậm nhạt, vẽmàu.

- Tỉlệngười gồm có:

+ Tỉlệkhuôn mặt

+ Tỉlệcơthể

- Ký họa và phương pháp ký họa.

pdf42 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3028 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 Mỹ thuật THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh kĩ năng thể hiện khó đạt kết quả tốt. Thông 
qua việc tổ chức và minh họa của GV còn giúp học sinh có khả năng thể hiện 
bài vẽ theo mẫu của mình một cách tốt nhất làm cho bài vẽ phong phú về nội 
dung và hình thức thể hiện. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Một số vấn đề cần thiết dạy học vẽ theo mẫu ở trường THCS. 
2.1.1. Khái niệm vẽ theo mẫu 
Vẽ theo mẫu là người vẽ nghiên cứu mẫu đã trình bày sẵn, tìm cách để 
vẽ cho đúng, cho giống mẫu về dáng vẻ, hình khối, đậm nhạt, màu sắc và có 
không gian như nó vốn có ở trước mắt theo cách suy nghĩ và cảm xúc của 
riêng mình. Những cảnh vật có thực ta nhớ lại để vẽ thì không gọi là vẽ theo 
mẫu mà gọi là vẽ theo trí nhớ. 
Chất liệu thông thường người vẽ hay sử dụng để vẽ theo mẫu là: chì 
đen, chì than, than thỏi, màu bột, màu dầu... 
Phân môn này có nhiều tên gọi khác nhau: ở các trường phổ thông, 
các trường không chuyên thường gọi là: Vẽ tả thực, vẽ tả sống (trước đây), vẽ 
theo mẫu (bây giờ - và cũng là tên gọi thống nhất chung), ở các trường 
chuyên nghiệp gọi là hình họa (vẽ hình). 
 Vẽ theo mẫu thực chất là hình hoạ. Từ xa xưa, khi con người chưa có 
tiếng nói và chữ viết thì hình hoạ đã được sử dụng như một phương tiện 
 18 
"ngôn ngữ" chung của các dân tộc. Họ vẽ hình để biểu thị ý muốn, để trao đổi 
tình cảm giữa con người với nhau trong sinh hoạt, trong lao động, trong cuộc 
đấu tranh với thiên nhiên. Ngày nay, hình họa giữ một vị trí quan trọng trong 
nghệ thuật tạo hình nói chung và trong hội hoạ nói riêng. Vì vậy, hình hoạ là 
một phân môn cơ bản nhất của ngành mỹ thuật, là môn học cơ sở của hội hoạ. 
Hình hoạ có tính chất quyết định nhất trong việc bổ sung cho các loại hình 
nghệ thuật khác như: điêu khắc, trang trí… 
Phân môn vẽ theo mẫu (hình hoạ) nhằm rèn luyện nâng cao năng lực 
quan sát nhận xét các vật mẫu, luyện tay vẽ thành thạo, chính xác, có khả 
năng biểu hiện được hình dáng, tỉ lệ, độ đậm nhạt và màu sắc của các khối 
hình trong không gian (như hình mẫu ở trước mắt). 
- Vẽ theo mẫu sẽ hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt, phát triển năng lực 
sáng tạo, kỹ năng, kỹ xảo thể hiện đối tượng, đồng thời rèn luyện phương 
pháp làm việc khoa học. 
- Vẽ theo mẫu giúp nhận thức nhanh dáng vẻ của các đối tượng, hình 
thành nên tình cảm yêu quý thiên nhiên, yêu quý người lao động và thành 
phẩm lao động do con người làm ra. 
- Đối với hội họa, điêu khắc và kiến trúc, hình họa luôn là cánh cửa 
đầu tiên để người học nghiên cứu và khám phá, luôn có mặt và tác động tích 
cực đến các môn học khác của chuyên ngành. Thực tế cho thấy, các họa sĩ nổi 
tiếng của Việt Nam và trên thế giới, dù ở thời đại nào cũng đều có trình độ vẽ 
hình họa rất tốt. 
2.1.2. Một số kiến thức cơ bản về vẽ theo mẫu 
 Để thực hiện những yêu cầu vẽ theo mẫu chúng ta cần hiểu một số 
khái niệm cơ bản thông thường của ngôn ngữ hội hoạ như: đường nét, hình 
khối, đậm nhạt, sáng tối, màu sắc, bố cục… 
2.1.2.1. Đường nét 
 Đường nét do con người sáng tạo nên để biểu hiện một hình ảnh, một 
cảnh vật của giới tự nhiên. Nó còn là những ký hiệu, những quy ước của con 
người để biểu hiện hình khối của mọi vật. Nét còn gọi là đường viền hay 
đường chu vi, là ranh giới giữa vật này với vật khác hay giữa một vật với 
không gian xung quanh. Định nghĩa một cách khoa học thì đường nét là tập 
hợp của những điểm chuyển động ; trong hội họa khái niệm “đường” và “nét” 
thường cùng song hành, muốn tạo nét phải có đường và đường làm nên nét 
 Thông thường, để diễn tả mọi vật người ta thường hay sử dụng mấy 
loại đường nét chính như: nét thẳng, nét cong, nét gấp khúc. Chỉ dùng mấy 
loại nét này tìm cách thể hiện nó lúc nét nhỏ, lúc nét to, nét đậm, nét nhạt, nét 
dài, nét ngắn... là có thể vẽ được tất cả mọi thứ ta muốn. 
 Sử dụng đường nét hợp lý, hiểu được vị trí vai trò của chúng trong học 
tập và sáng tác hội họa, đồ họa là yêu cầu cơ bản của dạy và học mỹ thuật. 
Ngay từ các lớp học đầu tiên, học sinh tiểu học đã được làm quen với nét 
 19
thẳng, nét cong, nét thanh, nét đậm…và vai trò của chúng, mỗi nét đều có các 
đặc tính biểu cảm khác nhau. 
Nhiều nhà chuyên môn đã cho đường nét có những ý nghĩa như sau: 
 - Đường thẳng nằm là mô tả sự yên tĩnh, phẳng lặng. 
 - Đường nét cong biểu hiện sự mềm mại, uyển chuyển. 
 - Đường nét gấp khúc biểu hiện sự cứng rắn không ổn định. 
2.1.2.2. Hình khối 
Hình là hiệu quả thụ cảm của thị giác đối với vật thể trong không gian 
do tác động của ánh sáng. Điều kiện để có hình là ánh sáng, đó là: ánh sáng, 
vật thể và thị giác. Trên cơ sở đó họa sĩ dùng các yếu tố đường nét đậm nhạt, 
mảng để có thể tạo ra hình thể trên mặt phẳng tranh. Một vật thể cần phải có 
hình dáng nhất định và chiếm một thể tích nào đó trong không gian. Đó là hai 
đặc điểm: hình và khối của vật thể. Hình là đường viền của một vật thể được 
diễn trên mặt phẳng. Khối là biểu hiện thể tích, không gian. Khối và không 
gian ở đây là yếu tố ảo do đậm nhạt tạo ra trên mặt phẳng. Nó được thị giác 
tiếp nhận. Vì vậy, nghệ thuật có những lúc rất giống thực song cũng có lúc 
không giống thực và trong nghệ thuật hội họa, hình ảnh trên tranh chỉ là 
những hệ thống qui ước mà thôi. 
2.1.2.3. Màu sắc 
Màu sắc cũng là một đặc trưng của ngôn ngữ hội họa, góp phần tạo nên 
bức tranh đẹp và lộng lẫy. Màu sắc còn đem lại cho người xem sự lạc quan 
yêu đời, niềm vui sướng hứng khởi. Ngược lại, nó cũng đem lại cho người 
xem sự sợ hãi, buồn bã hay chán nản. 
Màu sắc là tên gọi chung. Khi các màu sắc được pha trộn với nhau tạo 
ra những sắc loại, sắc thái, sắc độ. Sắc loại là hỗn hợp của nhiều màu thể hiện 
dưới dạng riêng biệt. Sắc loại được gọi bằng tên gây liên tưởng tới các màu tự 
thân như màu da cam, màu cỏ úa, màu da bò, màu nõn chuối…Sắc thái là sự 
khác nhau về chất của một màu cùng gốc: như màu xanh biếc, màu xanh lá 
cây, màu xanh cẩm thạch, màu xanh sẫm… 
Tuy vậy, trong nghệ thuật hội họa, quan trọng nhất vẫn là tương quan 
màu sắc. Màu xanh tương quan màu nóng thì lạnh, nhưng đặt nhiều màu lạnh 
cạnh nhau thì màu xanh này lạnh hơn màu xanh kia… hay màu đỏ nóng hơn 
màu hồng…Màu sắc có tiếng nói mạnh mẽ, giúp họa sĩ thể hiện ý đồ, chủ đề 
của mình rõ ràng hơn. Nếu cùng một chủ đề, cùng một bố cục nhưng vẽ hai 
gam màu khác nhau sẽ cho hiệu quả khác nhau 
2.1.2.4. Bố cục 
Bố cục là cách sắp xếp đường nét, màu sắc, hình khối, đậm nhạt… 
trong một diện tích nhất định sao cho hài hòa, cân đối và đẹp mắt. Đường nét, 
hình khối và màu sắc là những thuộc tính vốn có của sự vật ở trạng thái tự 
nhiên, trong từng hình thì có thể hoàn chỉnh theo ý đồ của tạo hóa, nhưng 
 20 
quan sát nó ở những góc nhìn và đặt trong những không gian khác nhau thì 
luôn cho những cảm thụ nghệ thuật khác nhau. Vì vậy, khi vẽ cần phải sắp 
xếp lại để khi tái hiện thì cho hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Họa sĩ dù vẽ trực 
họa hay vẽ nhập tâm thì vẫn làm cho hình ảnh chỉ tái hiện theo cảm thụ nghệ 
thuật riêng, cường điệu những gì cần nhấn mạnh, khám phá những gì sâu lắng 
ở bên trong. Lại còn tương quan giữa các hình và các mảng màu không thể để 
nó tự nhiên mà với thiên chức sáng tạo, họa sĩ phải biết nhào nặn để nó vượt 
khỏi trạng thái tự nhiên mang lại một ý nghĩa nhân sinh làm cho tác phẩm dẹp 
và có giá trị nghệ thuật hơn. 
2.1.3. Cách nhìn, phân tích, đánh giá các bài vẽ theo mẫu của học sinh 
THCS 
Đối với học sinh THCS, việc vẽ theo mẫu thông thường bước đầu các 
em hoàn toàn phụ thuộc vào cách tổ chức, hướng dẫn mọi hoạt động trong 
quá trình vẽ theo mẫu như (chọn mẫu, đặt mẫu, cách dùng que đo, cách dùng 
chì…). Chính vì vậy, việc dạy-học phân môn Vẽ theo mẫu cần phải khoa học 
và hợp lý thì giờ học mới đạt kết quả tốt. Theo tôi tìm hiểu phần lớn giờ học 
vẽ theo mẫu GV ít hướng dẫn cho học sinh dùng que đo mà các em chỉ ước 
lượt bằng mắt hoặc cho học sinh nhìn sách chép lại các bài học vẽ theo 
mẫu… Những hình thức trên hoàn toàn không phù hợp với việc dạy-học phân 
môn Vẽ theo mẫu. Thông qua đó làm cho các em lười suy nghĩ đồng thời hạn 
chế tính sáng tạo, kỹ năng thể hiện trong quá trình vẽ. 
Khi phân tích, đánh giá bài vẽ theo mẫu của học sinhTHCS, điều cần 
thiết là phải hiểu được tâm lý và đặc thù ngôn ngữ tạo hình của các em qua 
từng giai đoạn. Tranh của các em thường vẽ theo cách nhìn, cách nghĩ, cách 
cảm thụ của mình và vẽ những gì mà chúng thích, chúng quan xác, nhận xét 
và cảm thụ được. Các hình vẽ thường ngộ nghĩnh dí dỏm, màu sắc tươi sáng 
rực rỡ, cách biểu đạt ngây thơ tinh nghịch, đường nét vụng về, cấu trúc chưa 
được chính xác, hình khối không theo qqui định cụ thể... 
Qua các giai đoạn, người giáo viên cần hiểu rõ các đặc điểm như: các 
em còn thiếu nhiều thông tin, những gì tiếp cận được thường tản mạn, quan 
sát một cách khái quát, dễ quên. Những gì nhìn thấy thường muốn thể hiện 
lên tranh tất cả. Không thích vẽ đơn giản nhưng cũng không thích vẽ lặp lại, 
những gì các em vẽ nhiều khi như vô lý nhưng lại có lý, vì thể hiện đối tượng 
một cách tự nhiên. 
Cho nên, GV cần phải hiểu rõ khả năng phát triển ngôn ngữ tạo hình và 
tâm lý của các em để nhận biết các đặc thù đúng theo từng thời kỳ phát triển. 
Khi đó mới đánh giá đúng sự thể hiện ngôn ngữ tạo hình qua tranh vẽ. 
Hơn nữa, khả năng tạo hình của các em học sinh THCS cũng không 
đồng đều, sự phát triển ngôn ngữ tạo hình còn chịu ảnh hưởng của môi trường 
xung quanh cũng như cách nghĩ và khả năng thể hiện theo từng thời kỳ phát 
triển của trẻ. 
 21
Khi phân tích tranh của học sinh THCS cần đặc biệt chú ý: không thể 
áp đặt tranh của các em như cách thể hiện tác phẩm của các họa sỹ để phân 
tích như nhau. Đó là một vấn đề phi khoa học và thiếu tính thực tiễn. 
2.1.4. Cách tổ chức một giờ dạy-học vẽ theo mẫu ở trường THCS 
2.1.4.1. Chọn mẫu vẽ 
Việc chọn mẫu vẽ để thực hiện bài vẽ theo mẫu là bước khởi đầu rất 
cần thiết mà GV cần phải quan tâm, bởi vì khi vẽ theo mẫu tùy theo đối tượng 
và tùy theo nội dung bài học mà giáo viên chọn mẫu vẽ sao cho thích hợp. 
Mẫu vẽ cần phải chọn từ đơn giản đến phức tạp, mẫu 

File đính kèm:

  • pdfTAI LIEU BDTX MI THUAT THCS 2014.pdf