Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 Lịch sử THCS

1. Nguyên nhân phát sinh trào lưu tưtưởng dân chủtưsản ởViệt Nam

1.1. Nguyên nhân từbên trong

1.1.1. Phong trào đấu tranh vũtrang cuối thếkỉXIX thất bại. Nhu cầu tìm

kiếm một con đường cứu nước mới

Cuối thếkỉXIX, phong trào vũtrang chống Pháp dưới ngọn cờCần

Vương do Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu đã tàn lụi với sựthất bại

hoàn toàn của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1896).

Một sốthổhào địa phương nổi dậy ngay từkhi thực dân Pháp nổsúng

xâm lược nước ta tuy vẫn còn, nhưng đã phải duy trì cuộc chiến đấu trong

những điều kiện hết sức khó khăn, phải thủhiểm trong những rừng núi hẻo

lánh và suy yếu dần trên con đường đi tới tan rã. Duy chỉcó cuộc khởi nghĩa

Yên Thếdo Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vẫn hiên ngang đương đầu với địch,

nhưng trước âm mưu và thủ đoạn mới của kẻthù, cụ Đềlúc đó, trong thếcô

đã phải chủ động xin hòa lần thứhai với Pháp (12 - 1897).

Đến lúc này, vềcăn bản bọn thực dân đã hoàn thành cuộc bình định

quân sự đối với trung du và thượng du Bắc kì. Toàn quyền Pôn Đume phấn

khởi tuyên bố: "Hiện nay, tình hình chính trịtrên toàn cõi Đông Dương không

một nơi nào đáng lo ngại hay quá bi đát".

pdf33 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 Lịch sử THCS, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ra 3 nhiệm vụ 
trước mắt là: phát triển thế lực của hội về người và tài chính; xúc tiến chuẩn bị 
bạo động và chuẩn bị xuất dương cầu viện. Sau chuyến đi Nhật đầu tiên vào 
năm 1905, phong trào Đông Du được phát động với mục đích tạo ra nhân tài, 
dân trí, dân khí. Nhiều Tân thư, Tân văn và tác phẩm tuyên truyền cổ động đã 
được chuyển về trong nước. 
 Cùng thời gian với phong trào Đông du, còn có các cuộc vân động “văn 
minh tân học” mà Đông Kinh NghĩaThục và phong trào chông thuế ở Trung 
Kì là tiêu biểu. Cả hai phong trào này có quan hệ gần gũi Hội Duy tân. 
 Đông Kinh NghĩaThục hoạt động như một tổ chức cách mạng thật sự. 
Trường không chỉ dạy chữ, truyền thụ kiến thức thông thường, mà còn tuyên 
truyền phổ biến chủ nghĩa yêu nước. Đông Kinh Nghĩa Thục chống nền giáo 
dục cũ với những tín điều của Hán nho, Tống nho. Chữ quốc ngữ được đề 
cao; lòng yêu nước được kích động, thuyết "Thiên mệnh" của nho giáo bị đả 
phá, những phong tụng tạp quán lạc hậu bị lên án… 
 Những lối sống mới, nếp suy nghĩ mới được phổ biến, trong đó có việc 
hô hào chấn hưng thực nghiệp. Nhiều cửa hàng hiệu, hàng buôn được lập ra. 
Các hình thức kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa được áp dụng cả trong 
công nghiêp, nông nghiệp và thương nghiệp. Các “Đông Kinh Nghĩa Thục” 
khác đã nổi lên ở nhiều khu phố, nhiều tỉnh được nhân dân hưởng ứng rầm rộ. 
Núp dưới cái vỏ Đông Kinh Nghĩa Thục, những người yêu nước Việt Nam đã 
lập ra nhiều loại hội công khai, hợp pháp gọi là "minh xã" để che đậy cho 
những tổ chức bí mật, bất hợp pháp gọi là “ám xã” tức là các tổ chức cách 
mạng. Đông Kinh Nghĩa Thục bị giải tán vì bị thực dân Pháp kết tội là một 
“trung tâm phiến loạn”, nhưng một số hoạt động của nó vẫn tiếp tục tồn tại 
trong một thời gian. Các Hội công thương nổi tiếng như Hồng Tân Hưng, 
Đông Thành Xương, Triêu dương thương quán, Công ty Liên Thành, Đồng 
Lợi Tế…, nhiều “hội” được tổ chức ra nhằm cung cấp tài chính cho phong 
trào yêu nước, nơi hội họp, liên lạc của các nhà yêu nước. 
 Trong lúc ở Bắc Kì có phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục thì ở Trung Kì 
nổi lên cuộc vận động Duy tân và phong trào nông dân chống thuế. Người 
khởi xướng cuộc vận động Duy tân của miền Trung là Phan Chu Trinh và hai 
 14
đồng chí thân thiết của ông là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Qúy Cáp. Cuộc 
vận động này diễn ra hết sức sôi nổi trên nhiều lĩnh vực. 
 Về kinh tế thì lập hội buôn, kiếm tiền mời thầy giáo mở trường học, cung 
cấp sách vở cho học sinh. Hình thức này gọi là “Quốc thương”. Nhiều nhà 
buôn tư nhân khác, với mục đích tương tự cũng nối tiếp nhau mọc lên. 
 Về văn hóa, giáo dục thì có phong trào mở trường học (theo phong trào 
Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội). Tại các tỉnh Nam Trung Bộ như Quảng 
Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận và các tỉnh Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Hà 
Tĩnh, Thanh Hóa, cuộc vận động cải cách đổi mới đã diễn ra rầm rộ. Nhiều 
nơi xuất hiện thư xã, nhà giảng sách, hiệu buôn với sự hưởng ứng của đông 
đảo nho sĩ và dân chúng, chứng tỏ sức thu hút của tư tưởng duy tân và vai trò 
lãnh đạo của các sĩ phu tiến bộ. Phong trào đã có ảnh hưởng lớn đến trình độ 
giác ngộ và tinh thần đấu tranh của nhân dân đòi cải cách đời sống về mọi 
mặt. 
 Tại Nam Kì, phong trào Duy tân có những yêu cầu và hình thức tổ chức 
ở mức độ cao hơn so với Bắc Kì và Trung Kì đây là nơi xuất dương du học 
nhiều nhất trong cả nước. 
 Hưởng ứng cuộc vận động của Phan Bội Châu và Cường Để, đồng bào 
Nam Kì đã mạnh dạn cho con em tham gia Đông du đồng thời tiến hành nhiều 
hoạt động kinh doanh như mở nhà hàng, khách sạn, lập thư xã, nhà in, hiệu 
bào chế thuốc Bắc, tổ chức vận tải đường sông… nhằm thu nhập tiền bạc hỗ 
trợ học sinh du học. Báo Lục tỉnh tân văn do Trần Chánh Biểu làm chủ bút đã 
hô hào bỏ hủ tục như cờ bạc, thuốc phiện, giảm phiền hà trong cưới xin, ma 
chay, kêu gọi giành lại quyền lợi kinh tế trong thương mại, dịch vụ, dấu 
thầu…đang nằm trong tay Hoa Kiều và Ấn Kiều, được nhà thực dân che chở. 
 Tháng 3 - 1908, ở Trung Kì đã nổ ra phong trào nông dân kháng thuế 
rầm rộ, quyết liệt thu hút hàng vạn người tham gia. Phong trào bắt đầu từ 
những việc làm xem như ôn hòa, vô hại, có tính chất bề ngoài như vận động, 
cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, để răng trắng…. Khẳng định ý muốn đổi mới… 
đến Duy tân, chống thủ cựu là những nội dung cốt lõi bên trong. Đồng bào hô 
hào lập các hội học, hội buôn, hội cày, hội cấy và nhiều hội khác. Khắp vùng 
Nam - Ngãi, các hội buôn mọc lên như nấm, Hội nào cũng tự mình lập một 
trường tư, cùng học chữ, diễn thuyết, bình văn, cùng bí mật lưu hành các tài 
liệu tuyên truyền yêu nước của Duy tân Hội và lựa chọn con em gửi đi Đông 
du. 
 Khi phong trào đi vào quần chúng nhân dân đã biến thành cuộc vận 
động chống sưu thuế quyết liệt. Phong trào phát triển từ tháng 3 tháng 5 - 
1908, bắt đầu từ Quảng Nam, sau đó tràn xuống các tỉnh Quảng Ngãi, Bình 
Định, Phú Yên tiến ra Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình. Khi đến Nghệ An 
thì phong trào biến thành vũ trang khởi nghĩa (khởi nghĩa ở Can Lộc do Đội 
Quyên và Tú Ngôn đứng đầu). Ngay tại Huế cũng có xung đột dữ dội. Cả hai 
 15
bên địch, ta đều thiệt hại nặng. Bị thực dân Pháp và triều đình phong kiến tay 
sai đàn áp và dìm trong biển máu. 
 Trong lúc phong trào cách mạng Việt Nam đang gặp khó khăn thì Cách 
mạng Tân Hợi của Trung Quốc thành công (1911) khiến cho người Việt Nam 
vô cùng phấn khởi. Việt Nam Quang phục Hội được tuyên bố thành lập 
(1912), Hội trưởng vẫn là Cường Để nhưng chủ nghĩa tôn quân đã nhường 
chỗ cho chủ trương dân chủ cộng hòa. 
 Tôn chỉ của Quang phục Hội là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi nước Việt 
Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam”. 
 Như vậy, nếu Duy tân Hội còn khuôn theo mô hình chính trị Nhật Bản 
(quân chủ lập hiến) thì Việt Nam Quang phục Hội đã bắt đầu theo mô hình 
cách mạng Tân Hợi (dân chủ cộng hòa). Một chính phủ lâm thời đã được 
thành lập, cờ năm sao được chế tạo, quân dụng phiếu và thông dụng phiếu 
được phát hành, Việt Nam Quang phục quân cũng ra đời. Nhưng vào chính 
lúc này ở trong nước, phong trào đang bị địch đàn áp. Hành ngàn chí sĩ bị bắt, 
bị gia cầm, tù đày, giết chóc, tổ chức yêu nước bị tan vỡ. Năm 1913 Đề Thám 
bị sát hại căn cứ Yên Thế bị san phẳng, cho nên Việt Nam Quang phục Hội 
tuy có tổ chức quy mô vẫn không thể gây dụng phong trào quần chúng như 
Duy tân Hội trước đây. Cho đến sát Chiến tranh thế giới thứ nhất, Phan Bội 
Châu Cùng một số lãnh tụ Việt Nam Quang phục Hội bị bắt, phong trào cách 
mạng Việt Nam bắt đầu một giai đoạn thử thách mới . 
 3. Một số vấn đề về biện pháp cứu nước trong phong trào giải phóng dân 
tộc đầu thế kỉ XX 
 Nếu như các vấn đề xung quanh chủ trương khai dân trí, chấn hưng dân 
khí, bồi dưỡng nhân tài… đã đạt được một sự thống nhất gần như tuyệt đối, 
không có gì phải bàn luận, thì trong quá trình vận động của phong trào yêu 
nước của thế kỷ XX đã nảy sinh một số vấn đề thuộc về biện pháp tiến hành 
cách mạng. Các biện pháp này (còn gọi là thủ đoạn) có lúc xung đột nhau, 
không đồng nhất với nhau, lúc âm thầm, lúc gay gắt, trong đó nổi lên ba vấn 
đề: cầu viện và tự lực, bạo động và cải cách, quân chủ và cộng hòa. Ba vấn đề 
này có thể xem như quan trọng nhất chi phối các vấn đề khác và thuộc về sách 
lược để đạt được các mục tiêu đề ra. 
 3.1. Về vấn đề cầu viện và tự lực 
 Đây là một vấn đề nổi cộm lên khi các lực lượng yêu nước của ta đã thất 
bại trong phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Bản thân các sĩ 
phu yêu nước và nhân dân tham gia kháng chiến đã có thừa kinh nghiệm để 
nhận ra rằng ta yếu địch mạnh, cuộc chiến đấu giữa ta và địch là không cân 
sức. Ta tuy anh dũng kiên trí nhưng trong điều kiện lúc ấy bấy giờ thì không 
thể thắng nếu không thể thắng nếu không có sự viện trợ của bên ngoài. Trước 
đây, đã có người nghĩ tới cầu viện Đức, rồi đi xin viện trợ đó đã bị cắt (cho 
Tôn Thất Thuyết). Nước Thanh đầu thế kỷ XX đã suy yếu, không thể cứu nổi 
 16
mình, cho nên các sĩ phu yêu nước Việt Nam cũng không thể trông cậy vào sự 
viện trợ của Trung Quốc được. 
 Giữa lúc đó, nước Nhật nổi lên. Tấm gương tự cường của Nhật càng 
được ngưỡng mộ khi Nhật càng được ngưỡng mộ khi Nhật đánh thắng Nga 
hoàng trong chiến tranh Nga -Nhật (1904 - 1905). Trong mắt các sĩ phu nước 
ta, Nhật là nước thật là vĩ đại: 
 “ Cờ độc lập đứng đầu phất trước 
 Nhật Bản kia vốn nước đồng văn 
 Á Đông mở hội duy tân 
 Nhật Hoàng là đấng anh quân ai bì” 
 Do quá “mê tín” nước Nhật, tin vào lòng tốt của Nhật, một nước đồng 
văn, đồng chủng, đồng châu, lại còn cũng chẳng cần biết thế nào là chủ nghĩa 
đế quốc và bản chất của nó, các sĩ phu, do quá nôn nóng với mục đích cứu 
nước đã bỏ qua những mặt xấu của nước anh cả da vàng để rồi hết lòng trông 
cậy vào liệt cường Nhật Bản, mong họ “vui lòng viện trợ ta”. 
 Trong chuyến viếng thăm Nhật lần đầu nằm trong kế hoạch cầu viện của 
Duy tân Hội, Phan Bội Châu đã gửi thư cho Bá tước Đại Ôi Trọng Tín, lãnh 
tụ Đảng tiến bộ Nhật Bản, ông trình bày lí do, phân tích lợi hại của việc Nhật 
Bản giúp đỡ giải phóng Việt Nam, cho dù trước Lương Khải Siêu đã khuyên 
Phan “Cầu viện Nhật Bản để giành tự chủ tức là muốn sinh tồn mà lại phải đi 
vào còn đường chóng phải diệt vong” 
 Khi bị Nhật khước từ, Phan Bội Châu tỉnh giấc. Ông nhận ra rằng, nước 
ngoài dù đồng văn, đồng chủng cũng không thể đem quân của họ để giải 
phóng hộ nước ta được; và rằng, nếu họ có làm thì cũng vì một âm mưu nào 
đó, thậm chí chính họ sẽ đem theo mối họa cho cho một nước khác. Từ đó 
Phan Bội Châu chuyển hướng tư tưởng, chú trọng xây dựng thực lực, vì chỉ 
dựa vào thực lực của chính mình mới có mưu đồ được cuộc giải phóng cho 
mình. Việc đi cầu viện quân sự đã biến thành phong trào xuất dương du học, 
còn gọi là phong trào Đông Du từ đó. 
 Trong khi Phan Bội Châu, Nguyễn Hàm kiên trì với chủ trương bạo động 
và cầu viện Nhật Bản Thì Phan Châu Trinh đã sớm trông thấy nguy cơ của tư 
tưởng vọng ngoại. Ông cho rằng cầu viện Nhật là dại dột vì chắc gì Nhật

File đính kèm:

  • pdfTAI LIEU BDTX LICH SU THCS 2014.pdf