Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 Địa lý THCS
Quá trình đào tạo ngành học Địa lí ởtrường cao đẳng sưphạm và thực
tiễn dạy học môn Địa lí ởtrường Trung học cơsở(THCS) có những bất cập
nhất định. Một trong những bất cấp đó là sinh viên chưa được cung cấp mảng
kiến thức và kĩnăng biểu đồtrong quá trình đào tạo. Vì vậy, khi ra trường,
GV thường phải tựhọc, tựrèn luyện đểcó thểrèn luyện kĩnăng biểu đồcho
học sinh cấp THCS.
Thực tiễn cho thấy khá nhiều giáo viên (GV) còn lúng túng khi rèn
luyện kĩnăng biểu đồcho học sinh trong khi sốlượng biểu đồphải rèn luyện
trong chương trình địa lí THCS không phải là ít. Hơn nữa, nội dung kĩnăng
biểu đồkhông chỉ đưa vào chương trình học địa lí mà còn được đưa vào cả
trong các bài kiểm tra 1 tiết, học kì cấp THCS và cảtrong các kì thi quan
trọng như: thi tốt nghiệp THPT hoặc thi Đại học – khối C – môn Địa lí sau
này.
Đểtạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên cấp THCS có được những kiến
thức và kĩnăng vềcác môn học, SởGiáo dục & Đào tạo Gia Lai chỉ đạo
trường Cao đẳng sưphạm Gia Lai chủcông biên soạn chương trình bồi dưỡng
thường xuyên các môn học nhằm bồi dưỡng cho GV trong hè 2014. Trong đó
môn địa lí không phải ngoại lệ.
Đ thể hiện sản lượng lúa của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới và 1 BĐ thể hiện sản lượng cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Sở dĩ khu vực này sản xuất được nhiều nông sản trên so với thế giới là do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có truyền thống sản xuất với nbhiều kinh nghiệm, có lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ; có chính sách phát triển phù hợp và có thị trường tiêu thụ hai nông sản trên rộng lớn… * Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)- Phần câu hỏi và bài tập, câu 3. Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN (9 quốc gia- theo số liệu đã cho -SGK trang 61). Phần này không có gợi ý trong SGV. Vẽ BĐ cột theo số liệu đã cho. Song nếu yêu cầu chỉ chọn BĐ thích hợp thì có thể hướng dẫn HS vẽ BĐ thanh ngang thể hiện 9 quốc gia theo bảng số liệu. Phần này trong SGV không gợi ý. Có thể gợi ý nhận xét GDP/người năm 2001 của 9 quốc gia Đông Nam Á theo bảng sau: Nước Mức thu nhập * Nước Mức thu nhập * Nước Mức thu nhập * Brunei Cao Lào Thấp Thái Lan TB dưới Campuchia Thấp Malaycia TB trên Việt Nam Thấp Indonesia TB dưới Philippines TB dưới Singapore Cao * Theo phân loại của Ngân hàng thế giới 1/2002. * Bài 20: KHÍ HẬU VÀ CẢNH QUAN TRÊN TRÁI ĐẤT- Mục 1. Khí hậu trên Trái Đất có hình 20.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm a, b, c, d (SGK, trang 71). Yêu cầu: phân tích diễn biến của hai yếu tố nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm a, b, c, d cho biết địa điểm đó thuộc kiểu và đới khí hậu nào? Gợi ý: đã có đề cập trong SGV, trang 79, 80. Phần hai. ĐỊA LÍ VIỆT NAM * Bài 32: CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT Ở NƯỚC TA - Phần câu hỏi và bài tập, câu 3. Vẽ biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, Huế và Tp. Hồ Chí Minh (theo số liệu bảng 31.1- bài 31). Nhận xét sự khác nhau của các trạm khí tượng đó(SGK, trang 116). Gợi ý: SGV không đề cập. Đối với bài tập này HS đã được hướng dẫn nhiều lần. Lưu ý nhận xét: nhiệt độ và lượng mưa có sự phân hóa theo vĩ độ. Nhiệt độ 1 cực đại và 1 cực tiểu ở Hà Nội và trùng với mưa lớn (nhiệt độ cực đại) và ít 21 mưa (nhiệt độ cực tiểu) – Nhiệt độ của Huế cũng tương tự nhưng lượng mưa lớn vào Thu – Đông. Tp. Hồ Chí Minh nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, song trong 1 năm nhiệt độ có hai lần cực đại (tháng 4 & tháng 7, 8) và lượng mưa phân hóa rõ nét vào mùa khô (tháng 12 – tháng 4) và mùa mưa (5-11), mưa nhiều nhất vào tháng 8. * Bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM - Phần câu hỏi và bài tập – câu 3. Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm tại trạm Sơn Tây (sông Hồng) theo bảng lưu lượng bình quân tháng (m3/s) theo bảng số liệu- trang 120. - Không có gợi ý trong SGV, có thể hướng dẫn HS vẽ biểu đồ đường thể hiện lưu lượng bình quân tháng (m3/s). * Bài 35: THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU, THỦY VĂN VIỆT NAM - Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (sông Hồng và sông Gianh)- (trang 124). Gợi ý các bước tiến hành bài tập a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện lượng mưa (cột) và lưu lượng (đường). b) Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình. c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông. - Đã có gợi ý làm bài trong SGV, trang 133, 134. * Bài 42: MIỀN TÂY BẮC VÀ BẮC TRUNG BỘ - Mục 3. Khí hậu đặc biệt do tác động của địa hình- có hình 42.2. Biểu đồ lượng mưa trung bình tháng tại Lai Châu và Quảng Bình. Yêu cầu HS: Quan sát hình 42.2, em có nhận xét gì về chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?- trang 146. - SGV không có gợi ý. Có thể hướng dẫn HS nhận xét hình 42.2 như sau: Chế độ mưa của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân hóa, như sau: + Chế độ mưa ở Tây Bắc (qua địa điểm Lai Châu) như sau: một năm có hai mùa mưa và khô - mùa mưa từ tháng 5-9, mưa lớn nhất vào tháng 7; mùa khô từ tháng 10-tháng 4 năm sau. + Chế độ mưa ở Bắc Trung Bộ (qua địa điểm Quảng Bình) như sau: một năm có hai mùa mưa và khô- mùa mưa tập trung trong 3 tháng (9, 10, 11) mưa lớn nhất vào tháng 10; mùa khô kéo dài hơn từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau. II.4. Biểu đồ trong chương trình địa 9 * Bài 1: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM - Hình 1.1. Biểu đồ cơ cấu dân tộc của nước ta năm 1999(%) - SGK, trang 4. Với BĐ này, GV cần sử dụng gợi ý cho HS đọc và rút ra kiến thức về tỷ trọng dân tộc Việt (Kinh) và các dân tộc ít người là bao nhiêu và bằng kiến thức để 22 phát biểu về địa bàn sinh sống, về nghiệm sản xuất. Tất cả 54 dân tộc đều bình đẳng, đoàn kết và cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. * Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ - MỤC 2. Gia tăng dân số Hình 2.1. Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta (SGK, trang 7). Và yêu cầu HS Quan sát hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? - Đã có gợi ý trong SGV về vấn đề này, song còn thiếu phần giải thích vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? Theo Anh/ Chị vấn đề này được giải thích như thế nào? - Phần câu hỏi và bài tập của bài 2 - trang 10 – SGK, cho bảng số liệu 3.3. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979-1999 (‰). + Tính tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm và nêu nhận xét. + Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979-1999. Gợi ý trong SGV: đã có gợi ý song chưa thật rõ. Vấn đề này theo Anh/chị nên làm thế nào? * Bài 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG- Ý 1. Nguồn lao động- có hình 4.1. Biểu đồ cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn và theo đào tạo, năm 2003 (%) (hai hình tròn, trang 15). Dựa vào hình 4.1, hãy: - Nhận xét về cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị, nông thôn. Giải thích nguyên nhân. - Nhận xét về chất lượng của lực lượng lao động ở nước ta. Để nâng cao chất lượng lực lượng lao động cần có những giải pháp gì? - SGV không có gợi ý vấn đề này - Anh /Chị có hướng gợi ý vấn đề này như thế nào? Ý 2. Sử dụng lao động với hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu sử dụng lao động theo ngành năm 1989 và 2003 (%)(hai hình tròn- SGK, trang 16) với câu: Quan sát hình 4.2, hãy nêu nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta. - SGV không có gợi ý vấn đề này- Anh/Chị có hướng gợi ý vấn đề này như thế nào? * Bài 5: Thực hành: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999. 23 Qua tháp dân số (hình 5.1 – SGK, trang 18) phân tích và so sánh hai tháp dân số Việt nam năm 1989 và 1999 về các mặt: + Hình dạng của tháp + Cơ cấu dân số theo độ tuổi + Tỉ lệ dân số phụ thuộc. Gợi ý: đã có hướng dẫn trong SGV, trang 20, 21. * Bài 6: SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM - Mục II (SGK trang 20) – Ý 1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình 6.1. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu GDP từ năm 1991 đến năm 2002. Dựa vào hình 6.1, hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào? Đây là dạng biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khá đặc biệt: thể hiện 3 đường biểu diễn (thường thể hiện BĐ tròn, miền hay cột chồng). Đã có gợi ý phân tích trong SGV, trang 24. - Câu hỏi và bài tập bài 6- câu 2. Vẽ biểu đồ hình tròn dựa vào bảng số liệu cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế, năm 2002 (%) - Nhận xét về cơ cấu thành phần kinh tế (SGK – trang 23). Đã có gợi ý và hình vẽ cụ thể ở SGV, trang 26. * Bài 8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP – Phần câu hỏi và bài tập – (SGK, trang 33) - Câu 2. Căn cứ vào bảng số liệu dưới đây, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%) Đã có gợi ý ở SGV, trang 32. * Bài 9. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN – Phần câu hỏi và bài tập - câu 3. Căn cứ vào bảng 9.2. (SGK, trang 37), hãy vẽ biểu đồ ba đường biểu diễn thể hiện sản lượng thủy sản thời kì 1990-2002. Đã có gợi ý bằng hình vẽ trong SGV, trang 36. * Bài 10: Thực hành - VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM (SGK, trang 38). Gợi ý: thể hiện rõ trong SGV, trang 37-40. * Bài 12: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP - Mục I. Cơ cấu ngành công nghiệp- hình 12.1. Biểu đồ tỉ trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2002 (%) - Dựa vào hình 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ (SGK, trang 42). 24 Đã có gợi ý trong SGV, trang 45. * Bài 13: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ - Mục I (SGK, trang 47) – Ý 1. Cơ cấu ngành dịch vụ - hình 13.1. Biểu đồ cơ cấu GDP của các ngành dịch vụ, năm 2002 (%) – trang 48. Dựa vào hình 13.1, hãy nêu cơ cấu ngành dịch vụ. Đã có gợi ý khá chi tiết ở SGV, trang 48. * Bài 14: GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - Mục II. Bưu chính viễn thông, có hình 14.3. Biểu đồ mật độ điện thoại cố định (số máy/1000 dân) SGK, trang 54 – phần này không có gợi ý trong SGV. Có thể định hướng cho HS phân tích để nhận thức vấn đề như sau: - Tốc độ tăng mật độ điện thoại cố định (một chỉ tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông) ở nước ta từ năm 1991 đến 2002 như thế nào? So với tốc độ tăng trưởng kinh tế như thế nào? Hãy lí giải tại sao mật độ điện thoại cố định có sự tăng nhanh như vậy? * Bài 15: THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH - Mục I. Ý 1. Nội thương; hình 15.1. Biểu đồ tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo vùng, năm 2002 (trang 56) - với câu hỏi: Quan sát hình 15.1, hãy cho biết hoạt động nội thương tập trung nhiều nhất ở những vùng nào của nước ta? Đã có gợi ý trong SGV, trang 54. Ý 2. Ngoại thương, hình 15.6. Biểu đồ cơ cấu giá trị xuất khẩu, năm 2002 (%) (trang 58)- hãy nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết. Đã có gợi ý trong SGV, trang 55. * Bài 16. Thực hành - VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ Cho bảng 16.1. Cơ cấu GDP
File đính kèm:
- TAI LIEU BDTX DIA LY THCS 2014.pdf