Chuyên đề Bài số 2 : Oxi – Lưu huỳnh

1. Hiđro peoxit là hợp chất :

A. chỉ thể hiện tính oxi hoá. B. chỉ thể hiện tính khử.

C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử. D. rất bền.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bài số 2 : Oxi – Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 2 : Oxi – Lưu huỳnh
1. Hiđro peoxit là hợp chất :
A. chỉ thể hiện tính oxi hoá. 	B. chỉ thể hiện tính khử.
C. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.	D. rất bền.
2. Cho H2O2 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4, sản phẩm phản ứng là :
A. MnSO4 + K2SO4 + H2O	B. MnSO4 + O2­+ K2SO4 + H2O
C. MnSO4 + KOH	D. K2SO4 + Mn(OH)3 + H2O
3. Phân tử ozon có :
A. 3 liên kết s. 	B. 2 liên kết p, 1 liên kết s.
C. 2 liên kết s, 1 liên kết p. 	D. 1 liên kết s, 1 liên kết p.
4. Phản ứng tạo O3 từ O2 cần điều kiện :
A. Xúc tác Fe. 	B. Nhiệt độ cao.	
C. Áp suất cao. 	D. Tia lửa điện hoặc tia cực tím.
5. Phản ứng điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là 
A. 2H2O 2H2 + O2­
B. 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2­
C. 5nH2O + 6nCO2 (C6H10O5)n + 6nO2
D. 2KI + O3 + H2O ® I2 + 2KOH + O2
6. Sục khí O3 vào dung dịch KI có nhỏ sẵn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được :
A. dung dịch có màu vàng nhạt. 	B. dung dịch có màu xanh.
C. dung dịch trong suốt. 	D. dung dịch có màu tím.
7. Oxi dùng để hàn và cắt kim loại phải thật khô. Chất nào sau đây có thể làm khô oxi ?
A. Nhôm oxit	B. Nước vôi trong
C. Axit sunfuric đặc	D. Dung dịch natri hiđroxit
8. Oxi tác dụng được với tất cả các chất trong nhóm chất nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2, S	B. Na, Al, I2, N2
C. Mg, Ca, N2, S	D. Mg, Ca, Au, S
9. Khi cho O3 tác dụng lên giấy tẩm dung dịch hồ tinh bột và KI, thấy xuất hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra do
A. sự oxi hoá iotua	B. sự oxi hoá tinh bột
C. sự oxi hoá kali	D. sự oxi hoá ozon
10. Để phân biệt khí O2 và O3 có thể dùng hoá chất là 
A. Cu.	B. hồ tinh bột.
C. H2.	D. dung dịch KI và hồ tinh bột.
11. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được :
A. dung dịch mất màu vàng, có hiện tượng vẩn đục.	B. dung dịch trong suốt.
C. kết tủa trắng.	D. khí màu vàng thoát ra.
12. Cho một ít bột lưu huỳnh vào ống nghiệm chứa dung dịch HNO3(đặc), đun nhẹ. Hiện tượng thu được :
A. Lưu huỳnh tan, có khí không màu thoát ra mùi xốc.	
B. Lưu huỳnh tan, có khí màu nâu, mùi xốc thoát ra.
C. Lưu huỳnh không phản ứng.
D. Lưu huỳnh nóng chảy và bay hơi có màu vàng.
13. Sục khí SO2 dư vào dung dịch brom :
A. Dung dịch bị vẩn đục.	B. Dung dịch chuyển màu vàng.
C. Dung dịch vẫn có màu nâu.	D. Dung dịch mất màu.
14. Khí H2S là khí rất độc, để thu khí H2S thoát ra khi làm thí nghiệm người ta đã dùng
A. dung dịch axit HCl.	B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaOH.	D. nước cất.
15. Trong số những tính chất sau, tính chất nào không là tính chất của axit sunfuric đặc, nguội ?
A. Háo nước	B. Hoà tan được kim loại Al và Fe
C. Tan trong nước, toả nhiệt	D. Làm hoá than vải, giấy, đường saccarozơ
16. Để pha loãng dung dịch H2SO4 đặc người ta làm như sau :
A. đổ nhanh axit vào nước.	B. đổ nhanh nước vào axit.
C. đổ từ từ axit vào nước.	D. đổ từ từ nước vào axit.
17. Sản phẩm tạo thành của phản ứng giữa Fe3O4 với H2SO4 đặc, nóng là
A. Fe2(SO4)3, SO2, H2O	B. FeSO4, Fe2(SO4)3, H2O
C. FeSO4 + H2O	D. Fe2(SO4)3, H2O
18. Để nhận biết H2S và muối sunfua, có thể dùng hoá chất là
A. dung dịch Na2SO4	B. dung dịch Pb(NO3)2 
C. dung dịch FeCl2	D. dung dịch NaOH
19. Dung dịch axit sunfuhiđric để trong không khí sẽ :
A. không có hiện tượng gì.	B. có vẩn đục màu vàng.
C. có bọt khí thoát ra.	D. chuyển sang màu vàng.
20. Cho Vlít SO2 hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được một muối duy nhất. Muối đó là :
A. NaHSO3	B. Na2SO4	
C. Na2SO3	D. A hoặc C 
21. Cho Vlít SO2 hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch NaOH 1M. Sau phản ứng thu được một muối duy nhất. V có giá trị là :
A. 4,48 lít	B. 2,24 lít	
C. 8,96 lít	D. A hoặc B
22. Đốt Mg trong không khí rồi đưa vào bình đựng khí lưu huỳnh đioxit, nhận thấy có hai chất bột được sinh ra : bột A màu trắng và bột B màu vàng. Bột B không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng nhưng cháy được trong không khí, sinh ra khí C làm mất màu dung dịch kali pemanganat. Các chất A, B, C lần lượt là :
A. Mg, S, SO2	B. MgO, S, SO2	
C. MgO, SO3, H2S	D. MgO, S, H2S
23. Chỉ dùng một hoá chất có thể nhận biết được các dung dịch không màu sau :
Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl.Hoá chất đó là chất nào trong các chất sau ?
A. quỳ tím	B. dung dịch BaCl2	
C. AgNO3	D. BaCO3
24. H2SO4 đặc có thể làm khô khí nào sau đây ?
A. H2S	B. SO2	
C. CO2	D.CO 
25. Hỗn hợp khí gồm O2, Cl2, CO2, SO2. Để thu được O2 tinh khiết người ta xử lí bằng cách cho hỗn hợp khí trên tác dụng với một hoá chất thích hợp, hoá chất đó là
A. nước brom.	B. dung dịch NaOH.	
C. dung dịch HCl.	D. nước clo.

File đính kèm:

  • docoxi_luu_huynh.doc
Giáo án liên quan