Chuyên đề Bài số 1 : Oxi – Ozon - Hidropeoxit
Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có 10 electron p. X là nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau :
A. O B. S C. Se D. Te
Câu 2. Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi (nhóm VIA).
Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần :
A. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm giảm.
B. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng.
C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố tăng.
D. Tính phi kim tăng, tính kim loại giảm.
Bài số 1 : Oxi – Ozon - Hidropeoxit Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có 10 electron p. X là nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau : A. O B. S C. Se D. Te Câu 2. Tính chất nào sau đây không đúng đối với nhóm oxi (nhóm VIA). Theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần : A. Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm giảm. B. Bán kính nguyên tử các nguyên tố tăng. C. Năng lượng ion hóa thứ nhất của nguyên tử các nguyên tố tăng. D. Tính phi kim tăng, tính kim loại giảm. Câu 3. Trong nhóm VIA, kết luận nào sau đây là đúng Theo chiều điện tích hạt nhân tăng : A. Lực axit của các hiđroxit ứng với mức oxi hóa cao nhất tăng dần. B. Tính oxi hóa của các đơn chất tương ứng tăng dần. C. Tính khử của các đơn chất tương ứng giảm dần. D. Tính bền của hợp chất với hiđro giảm dần. Câu 4. Kết luận nào sau đây là không đúng ? Trong nhóm VIA : A. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA thường có số oxi hóa là –2. B. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA (S, Se, Te) thường có số oxi hóa là +4, +6. C. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA thường có số oxi hóa là +6. D. Trong hợp chất cộng hóa trị với những nguyên tố có độ âm điện lớn hơn, các nguyên tố trong nhóm VIA (O, S, Se, Te) thường có số oxi hóa là +6. Câu 5. Kết luận nào sau đây là đúng đối với O2. A. Oxi là nguyên tố có tính oxi hóa yếu nhất nhóm VIA. B. Phân tử khối của khí oxi là 16. C. Liên kết trong phân tử oxi là liên kết cộng hóa trị có cực. D. Tính chất cơ bản của oxi là tính khử mạnh. Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, để thu khí oxi người ta thường dùng phương pháp đẩy nước. Tính chất nào sau đây là cơ sở để áp dụng cách thu khí này đối với khí oxi ? A. Oxi có nhiệt độ hóa lỏng thấp : –183 oC. B. Oxi ít tan trong nước. C. Oxi là khí hơi nặng hơn không khí. D. Oxi là chất khí ở nhiệt độ thường. Câu 7. Chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây ra sự phá huỷ tầng ozon ? A. NO2 B. hơi nước C. CO2 D. CFC Câu 8. Có một hỗn hợp oxi, ozon. Sau một thời gian, ozon bị phân huỷ hết ta được một chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 5%. % về thể tích của ozon trong hỗn hợp ban đầu là A. 5% B. 10% C. 15% D. 20% Câu 9. Ở 20 oC, 1 atm, 1lít nước hòa tan tối đa 31 ml O2. Vậy nồng độ O2 trong nước là A. 1,39.10–4 mol.L–1 B. 1,64.10–4 mol.L–1 C. 1,29.10–4 mol.L–1 D. 1,53.10–4 mol.L–1 Câu 10. Cho các phản ứng : (1) C + O2 ® CO2 (2) 2Cu + O2 ® 2CuO (3) 4NH3 + 3O2 ® 2N2 + 6H2O (4) 3Fe + 2O2 ® Fe3O4 Trong phản ứng nào, oxi đóng vai trò chất oxi hóa A. Chỉ có phản ứng (1) B. Chỉ có phản ứng (2) C. Chỉ có phản ứng (3) D. Cả 4 phản ứng. Câu 11. Trong các nhóm chất nào sau đây, nhóm nào chứa các chất đều cháy trong oxi ? A. CH4, CO, NaCl B. H2S, FeS, CaO C. FeS, H2S, NH3 D. CH4, H2S, Fe2O3 Câu 12. 6 gam một kim loại R có hóa trị không đổi khi tác dụng với oxi tạo ra 10 gam oxit. Kim loại R là A. Zn B. Fe C. Mg D. Ca Câu 13. Một phi kim R tạo với oxi hai oxit, trong đó % khối lượng của oxi lần lượt là 50%, 60%, R là A. C B. S C. N D. Cl Câu 14. Tính thể tích O2 ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,2 kg C. A. 2,24 L B. 22,4 L C. 224 L D. 2240 L Câu 15. Tính khối lượng KClO3 phòng thí nghiệm cần chuẩn bị để cho 8 nhóm học sinh thí nghiệm điều chế O2. Biết mỗi nhóm cần thu O2 vào đầy 4 bình tam giác thể tích 250 mL. Biết tỷ lệ hao hụt là 0,8 % A. 29,4 gam B. 44,1 gam C. 294 gam D. 588 gam Câu 16. Khi nhiệt phân cùng một khối lượng KMnO4, KClO3, KNO3, CaOCl2 với hiệu suất đều là 100%, muối nào tạo nhiều oxi nhất ? A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D. CaOCl2 Câu 17. Để thu được cùng một thể tích O2 như nhau bằng cách nhiệt phân KMnO4, KClO3, KNO3, CaOCl2 (hiệu suất bằng nhau). Chất có khối lượng cần dùng ít nhất là : A. KMnO4 B. KClO3 C. KNO3 D. CaOCl2 Câu 18. Để điều chế oxi trong công nghiệp, người dùng phương pháp điện phân nước. Tính thể tích nước ở trạng thái lỏng cần dùng trên lí thuyết để điện phân thu được 5,6 m3 O2. (Cho KLR của nước = 1 g.mL–1). A. 4,5 L B. 9 L C. 18 L D. 21 L Câu 19. Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng đến khi hoàn toàn thu được 152 gam chất rắn A. Thể tích khí oxi đã sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn là A. 11,2 L B. 22,4 L C. 33,6L D. 44,8 L Câu 21. Ozon tan nhiều trong nước hơn oxi. Lí do giải thích nào sau đây là đúng ? A. Do phân tử khối của O3 > O2. B. Do O3 phân cực còn O2 không phân cực. C. Do O3 tác dụng với nước còn O2 không tác dụng với nước. D. Do O3 dễ hóa lỏng hơn O2. Câu 22. Với tỉ lệ nào sau đây thì sự có mặt của ozon trong không khí có tác dụng tốt, làm không khí trong lành ? A. 10–5% C. = 10–5% D. < từ 10–6% – 10–5% Câu 23. Ứng dụng nào sau đây không phải của ozon ? A. Tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn. B. Khử trùng nước uống, khử mùi. C. Chữa sâu răng, bảo quản hoa quả. D. Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm. Câu 24. Sự có mặt của ozon trên thượng tầng khí quyển rất cần thiết, vì : A. Ozon là cho trái đất ấm hơn. B. Ozon ngăn cản oxi không cho thoát ra khỏi mặt đất. C. Ozon hấp thụ tia cực tím. D. Ozon hấp thụ tia đến từ ngoài không gian để tạo freon. Câu 25. Để phân biệt O2 và O3, người ta thường dùng : A. dung dịch KI và hồ tinh bột B. dung dịch H2SO4 C. dung dịch CuSO4 D. nước Câu 26. Để chứng minh tính oxi hóa của ozon > oxi, người ta dùng chất nào trong số các chất sau : (1) Ag ; (2) dung dịch KI + hồ tinh bột ; (3) PbS ; (4) dung dịch CuSO4. A. Chỉ được dùng (1) B. Chỉ được dùng (2) C. (4) D. (1), (2), (3) đều được Câu 27. Những nguy hại nào có thể xảy ra khi tầng ozon bị thủng ? A. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm không khí trên thế giới thoát ra bên ngoài. B. Lỗ thủng tầng ozon sẽ làm thất thoát nhiệt trên toàn thế giới. C. Tia tử ngoại gây tác hại cho con người sẽ lọt xuống mặt đất. D. Không xảy ra được quá trình quang hợp của cây xanh. Câu 28. Một hỗn hợp gồm O2, O3 ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối đối với hiđro là 20. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp sẽ là : A. 40% B. 50% C. 60% D. 75% Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng đối với H2O2 ? A. Phân tử H2O2 có 2 liên kết cộng hóa trị có cực. B. H2O2 là chất lỏng không màu, không mùi, nhẹ hơn nước. C. Ít bền, rất dễ bị phân huỷ tạo oxi. D. Có tính oxi hóa mạnh hơn ozon. Câu 30. Chọn câu đúng. A. H2O2 chỉ có tính oxi hóa. B. H2O2 chỉ có tính khử. C. H2O2 không có tính oxi hóa lẫn tính khử. D. H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. Câu 31. Cho các phản ứng sau : (1) H2O2 + KNO2 ® H2O + KNO3 (2) H2O2 + 2KI ® I2 + 2KOH (3) H2O2 + Ag2O ® 2Ag + H2O + O2 (4) 5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 ® 5O2 + 8H2O + 2MnSO4 +K2SO4 Có bao nhiêu phản ứng trong đó H2O2 đóng vai trò chất oxi hóa trong 4 phản ứng trên ? A. 1 phản ứng B. 2 phản ứng C. 3 phản ứng D. cả 4 phản ứng. Câu 32. Hàng năm các nước trên thế giới sản xuất được 720.000 tấn H2O2 (quy ra nguyên chất). Lượng H2O2 này thường được sử dụng nhiều nhất trong công việc nào sau đây ? A. tẩy trắng bột giấy B. chế tạo nguyên liệu tẩy trắng trong bột giặt C. dùng làm chất bảo vệ môi trường, khai thác mỏ D. khử trùng hạt giống, chất sát trùng trong y tế.
File đính kèm:
- oxi_ozon_hydroxit.doc