Chuyên đề Bài luyện số 2 cấu tạo nguyên tử và bảng hệ thống tuần hoàn

1. Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình electron như¬¬ sau:

A. 1s2 2s2 2p6 3s1

B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6

D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bài luyện số 2 cấu tạo nguyên tử và bảng hệ thống tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÀI LUYỆN SỐ 2 
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ VÀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
1. Nguyên tử của một số nguyên tố có cấu hình electron như sau:
A. 1s2 2s2 2p6 3s1	
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6	
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
2. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 thì ion tạo nên từ nguyên tử X sẽ có cấu hình electron nào sau đây:
A. 1s2 2s2 2p5 	
B. 1s2 2s2 2p6 3s1
C. 1s2 2s2 2p6 	
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6	
3. Cation R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6 . Vậy R thuộc 
A. Chu kì 2, phân nhóm VIA	
B. Chu kì 3, phân nhóm IA
C. Chu kì 4, phân nhóm IA	
D. Chu kì 4, phân nhóm chính VIIIA	 
4. Cơ cấu bền của khí trơ là:
A. Cơ cấu bền duy nhất mà mọi nguyên tử trong phân tử bắt buộc phải đạt được 
B. Cơ cấu có 2 hay 8 electron lớp ngoài cùng
C. Một trong số các cơ cấu bền thường gặp
D. Cơ cấu có một lớp duy nhất 2e hoặc từ 2 lớp trở lên với 8e ngoài cùng
5. Cho các nguyên tố A, B, C, D , F lần lượt có cấu hình electron như sau
A : 1s2 2s2 2p6 3s2	
B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
C : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2	
D : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
E : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2	
F : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
Các nguyên tố nào thuộc cùng chu kì:
A. A, D, F	 
B. B, C, E	
C. A, B, F	 
D. Cả a, b đều đúng
6. Cho các nguyên tố có cấu hình electron của các nguyên tố sau
A: 1s2 2s2 2p6 3s2 	B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 
C: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5	D: 1s2 2s2 2p6 3s23p6
Các nguyên tố là kim loại nằm trong các tập hợp nào sau đây:
A. A, D	
B. A, B	
C. C, D 
D. B, C
7. Ba nguyên tố X, Y, Z : X thuộc nhóm II, Y thuộc nhóm IV, Z thuộc nhóm VI, Y và Z cùng một chu kì và hình thành với nhau 2 hợp chất, 1 cháy được và 1 không cháy đươc. Hợp chất hình thành từ 3 nguyên tố này có rất nhiều trong tự nhiên và dùng nhiều trong xây dựng . Ba nguyên tố đó theo thứ tự X, Y, Z là các nguyên tố nào sau đây:
A. Na, Si, O	
B. Ca, Si, O	
C. Na, S, O 	
D. Ca, C, O
8. Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p5 thì ion tạo ra từ X sẽ có cấu hình electron nào sau đây:	
A. 1s2 2s2 2p4 	
B. 1s2 2s2 2p6 3s2
C. 1s2 2s2 2p6 	
D. Tất cả đều sai
9. Cấu hình electron của một ion X+ là 1s2 2s2 2p6 . Cấu hình electron của nguyên tử tạo ion đó có thể là trờng hợp nào sau đây?
A. 1s2 2s2 2p4 	 
B. 1s2 2s2 2p6 3s1 	
C. 1s2 2s2 2p5 
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 	
10. Cho nguyên tố 3919X. X có đặc điểm:
A. Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA
B. Số nơtron trong nhân nguyên tử X là 20
C. X là nguyên tố kim loại có tính khử mạnh, có cấu hình ion X+ là: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 
D. Cả A, B, C đều đúng
11. Nguyên tố Y có Z = 27. Vị trí của nguyên tố Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. Chu kì 4, nhóm VIIB 	
B. Chu kì 4, nhóm IIB
C. Chu kì 4, nhóm VIIIB	
D. Chu kì 4, nhóm IIA	
12. Cho 3 nguyên tố có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1; ns2 np1 ; ns2 np5. Vị trí (chu kì, nhóm, số thứ tự) của A, B, C trong bảng hệ thống tuần hoàn là vị trí nào sau đây:
A. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, 11A thuộc nhóm IA, 13B thuộc nhóm IIIA, 17C thuộc nhóm VIIA
B. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, 11A thuộc nhóm IA, 13B thuộc nhóm IIA, 17C thuộc nhóm VA
C. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, 11A thuộc nhóm IIA, 13B thuộc nhóm IIIA, 17C thuộc nhóm VIIA
D. Cả A, B, C đều thuộc chu kì 3, 11A thuộc nhóm IA, 13B thuộc nhóm IIA, 17C thuộc nhóm VIA
13. Cho các nguyên tố X1, X2, X3, X4, X5,X6 lần lượt có cấu hình electron như sau:
X1 : 1s2 2s2 2p6 3s2	 X2 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
X3 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 X4 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
X5 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 X6 : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
Các nguyên tố nào sau đây thuôc cùng một chu kì?
A. X1, X4,X6 	 
B. X2, X3, X5 	
C. X1, X2, X6 	 
D. Cả A,B đều đúng
14. Nguyên tử một nguyên tố có cấu hình electron như sau:
a) 1s2 2s2 2p1 b) 1s2 2s2 2p4 
c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 
Những nguyên tố nào sau đây thuôc cùng một nhóm:
A. a, c	 
B. b, c	 
C. c, d	 
D. a, b
15. Cation R+ có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc 
A. Chu kì 2, phân nhóm VIA	 
B. Chu kì 3, phân nhóm IA 
C. Chu kì 4, phân nhóm IA 
D. Chu kì 4, phân nhóm VIA
16. Có 3 nguyên tố 19X , 8Y, 16Z. Từ 3 nguyên tố này có thể tạo ra các hợp chất là: 
A. K2O, K2SO3, K2SO4	 
B. SO3 , SO2 , K2S
C. K2O, K2SO3, K2SO4 , SO2	
D. K2O, SO2 , SO3 , K2S, K2SO3, K2SO4	
17. Ion X2+ có cấu hình electron : 1s2 2s2 2p6 . Xác định vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn
A. Chu kì 2, nhóm VIA	 
B. Chu kì 2, nhóm VIIIA
C. Chu kì 3, nhóm IA	 
D. Chu kì 3, nhóm IIA	
18. Cho biết số thứ tự của Cu là 29. Phát biểu nào đúng:
A. Cu thuộc chu kì 3, nhóm IB 
B. Cu thuộc chu kì 4, nhóm IB
C. Cu thuộc chu kì 4, nhóm IA 
D. Cu thuộc chu kì 4, nhóm II A
19. Cho các nguyên tố A, B, C, D , F lần lượt có cấu hình electron như sau
A: 1s2 2s2 2p6 3s2	 
B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
C: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d1 4s2 
D: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
E: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2	 
F: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s2
Tập hợp dãy các nguyên tố nào sau đây thuộc cùng một nhóm B:
A. A, B. 	 
B. C,E,F.	 
C. C, D. 
D. A,E,F.	
20. Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, ns2 np1 , ns2 np5 . Phát biểu nào sau đây không đúng.
A. A, M, X lần lượt ở các ô thứ 11, 13, 17 của bảng HTTH
B. A, M, X đều thuộc chu kì 3
C. A, M, X thuộc nhóm IA, IIIA, VIIA
D. Trong 3 nguyên tố , X có số oxi hoá dương cao nhất và bằng +7
21. Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s2 3p6 . Xác định vị trí (ô, nhóm, phân nhóm, chu kì) của X và Y trong bảng hệ thống tuần hoàn. 
A. Đều ở chu kì 3 nhóm A lần lượt là VII và II 
B. X chu kì 3 nhóm VA có Z = 17. Y chu kì 4 nhóm IIA có Z = 20.
C. X chu kì 3 nhóm VIIA có Z = 17. Y chu kì 4 nhóm IIA có Z = 20.
D. Không có đáp án đúng.
22. Nguyên tố X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p3 . Vị trí của nguyên tố này trong bảng hệ thống tuần hoàn và hợp chất đơn giản nhất với hiđro là:
A. Chu kì 2 nhóm VA hợp chất với hiđro HXO3 
B. Chu kì 2 nhóm VA hợp chất với hiđro XH3 
C. Chu kì 2 nhóm VIIA hợp chất với hiđro XH 
D. Chu kì 3 nhóm VA hợp chất với hiđro XH3
23. Nguyên tố X có thứ tự Z = 37, vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là vị trí nào sau đây:
A. Chu kì 3, nhóm IA 	
B. Chu kì 3, nhóm IIA
C. Chu kì 4, nhóm IA 	
D. Chu kì 5, nhóm IA
24. Ion Y- có cấu hình e : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 .Vị trí của Y trong bảng hệ thống tuần hoàn là: 
A. Chu kì 3, nhóm VIIA 
B. Chu kì 3, nhóm VIA
C. Chu kì 4, nhóm IA 
D. Chu kì 4, nhóm IIA	
25. Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn?
A. Nguyên tử khối 
B. Số lớp electron
C. Hoá trị cao nhất với oxi 
D. Số electron lớp ngoài cùng 
26. Xét các nguyên tố Cl, Al, Na, P, F. Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử trong dãy nào sau đây đúng: 
A. Cl < F < P < Al < Na 
B. F < Cl < P < Al < Na
C. Na < Al < P < Cl < F 	 
D. Cl < P < Al < Na < F 	
27. Cho biết trong các nguyên tử của các nguyên tố X, Y, Z các electron có mức năng lượng cao nhất đợc xếp vào các phân lớp để có cấu hình là: 2p3 (X); 4s1 (Y) và 3d1 (Z).Vị trí của các nguyên tố trên trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. X chu kì 2nhóm IIIA ; 	Y chu kì 4 nhóm IA ; Z chu kì 4 nhóm IIIB 
B. X chu kì 2 nhóm VA ; Y chu kì 4 nhóm IA ; Z chu kì 3 nhóm IIIA
C. X chu kì 2 nhóm VA ; Y chu kì 4 nhóm IA ; Z chu kì 4 nhóm IIIB
D. Tất cả đều sai
28. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [khí hiếm] (n - 1)dỏns1 .Vị trí của nguyên tố X trong bảng hệ thống tuần hoàn là:
A. ns1, X ở chu kì n, nhóm IA 
B. (n -1)d5ns1 và chu kì n, nhóm VIB
C. (n -1)d10ns1 và chu kì n, nhóm IB 
D. Cả A, B, C đều đúng
29. Tổng số hạt proton, nơtron, electron của nguyên tử một nguyên tố thuộc nhóm VIIA là 28. Nguyên tử khối của nguyên tử này là:
A. 18	
B. 19	
C. 20	
D. 21	
30. Hai nguyên tố X, Y tạo được các ion X3+ ,Y+ tương ứng có số electron bằng nhau. Tổng số các hạt (p, n, e) trong hai ion bằng 70. Nguyên tố X, Y là nguyên tố nào sau đây:
A. Na và Ca	 
B. Na và Fe 
C. Al và Na	
D. Ca và Cu

File đính kèm:

  • docbang_tuan_hoan2.doc