Chuyên đề Áp dụng công nghệ thông tin vào dạy bài “tính chất hóa học của kim loại” để giảm thí nghiệm độc và khó
Thực hiện chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo “Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011”.
Thực hiện văn bản số 35/PGD&ĐT ngày 27/8/2010 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011. Năm học 2010 – 2011 là năm tiếp tục thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/2/2006 của Bộ chính trị về “Cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị số 33/2006/CT-TT ngày 8/9/2006 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đặc biệt toàn ngành thực hiện chủ đề năm học là “Tiếp Tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”; Xuất phát từ những yêu cầu, hoàn cảnh thực tế trong nhà trường và của địa phương.
Thực tế khi trực tiếp đứng lớp, làm công tác giảng dạy tôi rất tâm đắc sự hướng dẫn của phòng giáo dục về thực hiện chuyên đề trong năm học 2010-2011 theo hướng đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Là một giáo viên dạy hóa, tôi thấy được sự cần thiết khi thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn hóa học, nó mang lại một hiệu quả nhất định, cụ thể là giúp giáo viên không phải làm những thí nghiệm độc và khó. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ thông tin còn làm cho tiết dạy có nhiều hình ảnh minh họa sống động.
CHUYÊN ĐỀ : ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO DẠY BÀI “TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI” ĐỂ GIẢM THÍ NGHIỆM ĐỘC VÀ KHÓ. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Thực hiện chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT ngày 16/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo “Về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010 - 2011”. Thực hiện văn bản số 35/PGD&ĐT ngày 27/8/2010 của phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011. Năm học 2010 – 2011 là năm tiếp tục thực hiện chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/2/2006 của Bộ chính trị về “Cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chỉ thị số 33/2006/CT-TT ngày 8/9/2006 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Đặc biệt toàn ngành thực hiện chủ đề năm học là “Tiếp Tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”; Xuất phát từ những yêu cầu, hoàn cảnh thực tế trong nhà trường và của địa phương. Thực tế khi trực tiếp đứng lớp, làm công tác giảng dạy tôi rất tâm đắc sự hướng dẫn của phòng giáo dục về thực hiện chuyên đề trong năm học 2010-2011 theo hướng đổi mới phương pháp, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Là một giáo viên dạy hóa, tôi thấy được sự cần thiết khi thường xuyên áp dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng môn hóa học, nó mang lại một hiệu quả nhất định, cụ thể là giúp giáo viên không phải làm những thí nghiệm độc và khó. Bên cạnh đó ứng dụng công nghệ thông tin còn làm cho tiết dạy có nhiều hình ảnh minh họa sống động. II/ THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi : - Được sự đặc biệt quan tâm của Huyện, phòng Giáo Dục và được sự chỉ đạo sát sao của BGH nên trường THCS Liêng Trang đến nay đã có đủ cơ sở vật chất cơ bản để dạy và học. 2. Khó khăn : - Trường Liêng Trang vừa mới tách nên thiết bị dạy học còn thiếu thốn, nhất là dụng cụ hóa chất để dạy môn hóa còn thiếu rất nhiều. Phòng thiết bị lại ở quá xa trường học gây khó khăn cho việc chuẩn bị và mang thí nghiệm lên lớp để dạy học. - Trong chương trình hóa học 8,9 có rất nhiều thí nghiệm sử dụng hóa chất độc gây độc cho học sinh và giáo viên như thí nghiệm của lớp 8 : đốt S, đốt P đỏ và gặp những thí nghiệm khó thành công, hiện tượng không chính xác với lí thuyết đã học hoặc khó xảy ra, lâu xảy ra - Thực tế giảng dạy có rất nhiều giáo viên đã sơ xuất làm đổ hóa chất lên người, gây thương vong, hay bị ho viêm họng sau mỗi lần làm thí nghiệm có hóa chất độc. Trường không có phòng học bộ môn, mà phòng thiết bị lại ở xa nên khi mang dụng cụ hóa chất cũng dễ bị đổ vỡ và dây ra người, quần áo nhất là những hóa chất nguy hiểm (nguy hiểm nhất là axit sulfuric đặc). III/ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN : - Để khắc phục tình trạng trên, nhờ vào công nghệ thông tin chúng ta có thể sử dụng phần mềm soạn giảng Microsoft powerpoint, Violet để mô phỏng các thí nghiệm hoặc sử dụng các đoạn video thí nghiệm, tranh ảnh các hiệu ứng trình chiếu để thay thế thao tác làm thí nghiệm của học sinh và giáo viên trên lớp. - Ứng dụng công nghệ thông tin để giảm tải thí nghiệm độc và khó là đã giải quyết được vấn đền nan giải cho giáo viên giảng dạy môn hóa học, tạo sự yên tâm, khơi dậy sự hứng thú say mê nghề nghiệp. IV/ ÁP DỤNG DẠY BÀI “TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI” : 1. Phân tích : - Bài “Tính chất hóa học của kim loại”, ta có thể áp dụng hoàn toàn công nghệ thông tin để dạy bài này, nhưng nếu cả bài sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin thì sẽ gây nhàm chán và khó xây dựng tổ chức các hoạt động nên, trong bài này chỉ áp dụng thí nghiệm giữa sắt tác dụng với oxi và giữa Natri với clo bên cạnh đó giáo viên trình chiếu thêm 1 thí nghiệm sắt tác dụng với lưu huỳnh, những thí nghiệm còn lại cho học sinh làm hoặc giáo viên làm học sinh quan sát trực tiếp sẽ sinh động hơn (minh họa tiết dạy). - Ba thí nghiệm trình chiếu thì chỉ có thí nghiệm giữa sắt và lưu huỳnh là thí nghiệm khó thành công khi làm thực tế, hiện tượng không rõ như thí nghiệm mẫu và thí nghiệm giữa Natri với khí clo thì khí clo độc. Tuy thế, song đối đối với cơ sở vật chất của trường Liêng Trang hiện nay và cũng như một số trường khác thì 3 thí nghiệm trên đều là thí nghiệm khó thực hiện để nghiên cứu kiến thức mới. Ngoài do cơ sở vật chất còn do bản tính nhút nhát của học sinh người địa phương, thao tác thí nghiệm học sinh chưa thành thục (do không có phòng học bộ môn để học sinh nào cũng được làm thí nghiệm) dễ dẫn đến sự cố trong khi làm thí nghiệm hoặc thí nghiệm khó thành công và việc hình thành kiến thức mới sẽ không bảm bảo. 2. Ưu điểm khi thực hiện: - Giáo viên không phải chuẩn bị nhiều thí nghiệm, chỉ chuẩn bị thí nghiệm giữa kim loại với muối và kim loại với axit. - Học sinh quan sát được nhiều thí nghiệm để dễ so sánh rút ra tình chất hóa học của kim loại. - Tiết kiệm được một khoảng thời gian quý báu. 3. Nhược điểm : - Có thể máy chiếu sẽ bị mờ học sinh khó thấy rõ hiện tượng của thí nghiệm và khó rút ra kết luận theo kiến thức phải hình thành. - Nếu máy tính không cài đủ các phần mềm thì không thực hiện được trình chiếu các đoạn video. IV/ KẾT LUẬN : Để thực hiện tốt và có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học giáo viên cần chú ý các vấn đề sau : - Giáo viên cần biết cài một số phần mền cơ bản để thực hiện như phần mềm nhúng Flas vào powerpoint, phần mềm chuyển đổi các video về dạng swf hoặc phải biết kết nối giữa các slide với các file - Giáo viên phải biết vận dụng kết hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, nhất là những phương pháp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. - Giáo viên phải biết sắp xếp thời gian để thực hiện từng hoạt động hợp lí nếu không rất dễ bị quá thời gian 45 phút của một tiết dạy. - Giáo viên tổ chức kết hợp dạy giữa áp dụng công nghệ thông tin với bảng viết hợp lí (vì học sinh của chúng ta chủ yếu là học sinh người địa phương nên còn hạn chế về nhiều mặt) nếu không học sinh sẽ không ghi được nội dung bài. - Khi ứng dụng công nghệ thông tin tránh lạm dụng đưa quá nhiều hình ảnh và màu sắc sẽ phân tán tư tưởng học sinh làm mất sự tập trung học tập nhưng cũng không nên quá đơn giản làm mất đi sự sinh động của bài học. - Môn hóa học là môn khoa học thực nghiệm nên tránh việc hoàn toàn sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy mà không cho học sinh làm thí nghiệm quan sát thực tế trực tiếp. Vì nếu như vậy sẽ không rèn được kĩ năng thao tác làm thí nghiệm mà còn gây nhằm chán, mất đi sự hứng thú háo hức của học sinh. - Nếu gặp sự cố trình chiếu thí nghiệm mà màn hình quá mờ thì giáo viên nên chủ động là người thuyết minh thí nghiệm và hướng học sinh theo kiến thức cần hình thành. Trên đây là chuyên đề : Áp dụng công nghệ thông tin vào dạy bài “Tính chất hóa học của kim loại” để giảm thí nghiệm độc và khó của Tổ Hóa – Sinh – Lí – Công nghệ trường THCS Liêng Trang. Mong các đồng chí thảo luận, đóng góp ý kiến cho việc thực hiện chuyên đề có mang lại hiệu quả cao, để từ đó chúng ta có thể áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thường xuyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Giáo viên thực hiện : NGÔ THỊ HUYỀN Phiếu học tập 1 : (2 phút) Cho 1 viên kẽm vào ống nghiệm 1 đựng dd HCl - Hiện tượng :.. - PTHH : Phiếu học tập 2 : (3 phút) Cho dây đồng vào ống nghiệm 2 đựng dd MgCl2 và cho đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng CuSO4 - Hiện tượng : Ống nghiệm 2 : Ống nghiệm 3 :. PTHH . Giải thích :. Phiếu học tập 1 : (2 phút) Cho 1 viên kẽm vào ống nghiệm 1 đựng dd HCl - Hiện tượng :.. - PTHH : Phiếu học tập 2 : (3 phút) Cho dây đồng vào ống nghiệm 2 đựng dd MgCl2 và cho đinh sắt vào ống nghiệm 3 đựng CuSO4 - Hiện tượng : Ống nghiệm 2 : Ống nghiệm 3 :. PTHH . Giải thích :.
File đính kèm:
- chuyen de Hoa hoc 9 cap Huyen.doc