Chuyên đề Andehit - Axit (tiếp)

Định luật bảo toàn electron:

 Nguyên tắc của phương pháp :” Khi có nhiều chất oxi hóa hoặc chất khử trong hỗn hợp phản ứng (nhiều phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn) thì tổng số mol electron mà các phân tử chất khử cho phải bằng tổng số mol electron mà các chất oxi hóa nhận”.

Điều quan trọng khi áp dụng phương pháp này là nhận định đúng trạng thái đầu và cuối của các chất oxi hóa khử.

 VD: Cho hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Nếu sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại thì 3 kim loại này chỉ có thể là: Cu, Ag, Zn (còn nguyên hoặc dư). Do Zn còn nên AgNO3 và Cu(NO3)2 đều đã phản ứng hết.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Andehit - Axit (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1,2gam. Thể tích khí CO đã phản ứng (đktc) là bao nhiêu?
A. 2,24lít	B. 3,36lít	C. 6,72lít	D. không xác định
Câu 21: Nung m gam bột Fe trong oxi thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3(dư) thoát ra 0,56 lít(đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là?	(Câu 12 khối B năm 2007)
A. 2,52	B. 2,22	C. 2,62	D. 2,32
Câu 22: Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Thành phần % khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu là? 
A. 90,27	B. 85,30%	C. 82,20%	D. 12,67%
Câu 23: Cho 2,4g Mg và 3,25g Zn tác dụng với 500ml ddA chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dd B và 26,34g hỗn hợp C gồm 3 kim loại. Cho C tác dụng với dd HCl được 0,448lít H2(đktc). Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A?
A. [AgNO3] =0,44M, [Cu(NO3)2] =0,04M	C. [AgNO3] =0,03M, [Cu(NO3)2] =0,5M
B. [AgNO3] =0,3M, [Cu(NO3)2] =0,5M	D. [AgNO3] =0,3M, [Cu(NO3)2] =0,05M
Câu 24: Cho 0,03 mol Al và 0,05mol Fe tác dụng với 100ml ddA chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau phản ứng thu được dung dịch A’ và 8,12 g rắn B gồm 3 kim loại. Cho B tác dụng với dung dịch HCl dư được 0,672 lít H2. Các thể tích ở đktc và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch A.
A. [AgNO3] =0,03M, [Cu(NO3)2] =0,5M 	B. [AgNO3] =0,3M, [Cu(NO3)2] =0,05M 
C. [AgNO3] =0,03M, [Cu(NO3)2] =0,05M 	D. [AgNO3] =0,3M, [Cu(NO3)2] =0,5M
Câu 25: Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào m2 gam ddHNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch A. Thêm một lượng Oxi vừa đủ vào X. Sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra(đktc). Tỉ khối của Z đối với H2 là 20. Nếu cho ddNaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất được 62,2g kết tủa. Tính m1, m2. Biết HNO3 đã lấy dư 20%. 	Đáp số: m1=23,1g; m2=923,5g.
* Định luật bảo toàn điện tích:
Nguyên tắc của phương pháp: Trong một dung dịch nếu tồn tại đồng thời các ion dương và âm thì theo định luật bảo toàn điện tích: “tổng số điện tích dương bằng tổng số điện tích âm”
Ví dụ: Một dung dịch chứa đồng thời các ion với số mol là: x mol Aa+, y mol Bb+, z mol Cc-, t mol Dd- thì theo định luật bảo toàn điện tích ta có: x.a + y.b = z.c + t.d
Câu 26: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03mol K+, x mol Cl- và y mol SO42-. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435gam. Gía trị của x và y lần lượt là?
A. 0,03 và 0,02	B. 0,05 và 0,01	C. 0,01 và 0,03	D. 0,02 và 0,05
Câu 27: Dung dịch A chứa các ion Al3+=0,6 mol, Fe2+=0,3mol, Cl- = a mol, SO42- = b mol. Cô cạn dung dịch A thu được 140,7gam. Giá trị của a và b lần lượt là?	(Câu 31 Cao đẳng khối A năm 2007)
A. 0,6 và 0,9	B. 0,9 và 0,6	C. 0,3 và 0,5	D. 0,2 và 0,3
Câu 28: Dung dịch X có chứa các ion Ca2+, Al3+, Cl-. Để kết tủa hết ion Cl- trong 100 ml dd X cần dùng 700ml dd chứa ion Ag+ có nồng độ là 1M. Cô cạn dung dịch X thu được 35,55gam muối. Tính nồng độ mol các cation tương ứng trong dung dịch X.
A. 0,4 và 0,3	B. 0,2 và 0,3	C. 1 và 0,5	D. 2 và 1.
Câu 29: Một dung dịch chứa 2 cation là Fe2+ 0,1 mol; Al3+ 0,2 mol và 2 anion Cl- x mol; SO42- y mol. Khi cô cạn dung dịch thu được 46,9gam chất rắn khan. x và y có giá trị là?
A. x = 0,02; y = 0,03	B. x = 0,03; y = 0,03	C. x = 0,2; y = 0,3	D. x = 0,3; y = 0,2
Câu 30: Trong một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3- và d mol Cl-. Biểu thức liên hệ trong dung dịch là?
A. a + 2b = 2c + d	B. a + 2b = 2c + 2d	C. a + 2b = c + d	D. 2a + 2b = 2c + d
* Áp dụng quy tắc đường chéo:
1. Quy tắc đường chéo áp dụng cho dung dịch:
Có thể áp dụng quy tắc đường chéo để tính toán nhanh. 
Nguyên tắc của việc sử dụng quy tắc đường chéo là: Trộn m1 gam dung dịch có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch có nồng độ C2% thu được dung dịch mới có nồng độ C%, ta có:
_ (Chọn C2>C1)
Khi thay đổi nồng độ % bằng nồng độ mol và khối lượng dung dịch bằng thể tích dung dịch thì:
_ (Chọn CM> CM ) 
2. Quy tắc đường chéo áp dụng cho hỗn hợp khí:
Hỗn hợp khí cũng được xem như là một dung dịch-dung dịch khí. Nếu biết của 2 khí cụ thể, có thể tìm tỉ lệ mol hoặc tỉ lệ thể tích giữa chúng bằng quy tắc đường chéo mở rộng sau đây:
_ (Chọn M2> M1)
Quy tắc đường chéo chỉ được áp dụng khi:
 - Hoặc trộn lẫn 2 dung dịch chứa cùng một chất tan duy nhất. Hai dung dịch cùng loại nồng độ và chỉ khác nhau về chỉ số nồng độ.
 - Hoặc khi pha loãng dung dịch (giữ nguyên lượng chất tan, thêm dung môi). Dung môi được coi là dung dịch có nồng độ bằng 0.
 - Hoặc thêm chất tan khan, nguyên chất (xem như nồng độ 100%) vào dung dịch có sẵn.
 - Một muối kết tinh được coi như một dung dịch với: .100% ; trong đó mmuối và mmuối kết tinh là khối lượng muối khan nguyên chất và muối kết tinh tương ứng với 1mol muối kết tinh.
 * VD phân tử Na2CO3 . 10H2O có . 
 - Một oxit hoặc oxit bazơ tan khi hòa tan trong nước tạo ra axit hoặc bazơ tương ứng có thể coi đó là dung dịch có hoặc 
 * VD: Tính khối lượng P2O5 cần thêm vào 59g dung dịch H3PO4 10% để được dung dịch H3PO4 20% 
Giải
Coi P2O5 như dung dịch H3PO4 thì 
Áp dụng quy tắc đường chéo:
_ 
Câu 31: Để thu được dung dịch HCl 25% cần lấy m1 gam dung dịch HCl 45% pha với m2 gam dung dịch HCl 15%. Tỉ lệ m1/m2 là?
A. 1:2	B. B. 1:3	C. 2:1	D. 3:1
Câu 32: Để pha được 500 ml dung dịch nước muối có nồng độ 0,9% cần lấy V ml dung dịch NaCl 3%. Gía trị của V là?
A. 150	B. 214,3	C. 285,7	D. 350
Câu 33: Hòa tan 200gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% ta được dung dịch H2SO4 78,4%. Gía trị của m là?
A. 133,3	B. 146,9	C. 272,2	D. 300
Câu 34: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,319. Brom có 2 đồng vị bền : và . Thành phần % số nguyên tử của là?
A. 84,05	B. 81,02	C. 18,98	D. 15,95
Câu 35: Một hỗn hợp gồm O2 và O3 ở đktc có tỉ khối đối với H2 là 18. Thành phần % về thể tích của O3 trong hỗn hợp là
A. 15%	B. 25%	C. 35%	D. 45%
Câu 36: Cần trộn 2 thể tích metan với một thể tích đồng đẳng X của metan để thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với hidro bằng 15. X là?
A. C3H8	B. C4H10	C. C5H12	D. C6H14
Câu 37: Thêm 250 ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch H3PO4 1,5M. Muối tạo thành và khối lượng tương ứng là?
A. 14,2g Na2HPO4, 32,8 gam Na3PO4	B. 28,4gam Na2HPO4; 16,4gam Na3PO4
C. 12gam NaH2PO4; 28,4gam Na2HPO4	D. Kết qủa khác.
Câu 38: Hòa tan 3,164gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và BaCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được448 ml khí CO2(đktc) . Thành phần % số mol của BaCO3 trong hỗn hợp là?
A. 50%	B. 55%	C. 60%	D. 65%
Câu 39: A là quặng hematit chứa 60% Fe2O3. B là quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Trộn m1tấn quặng A với m2 tấn quặng B thu được quặng C, mà từ 1 tấn quặng C có thể điều chế được 0,5 tấn gang chứa 4% cacbon. Tỉ lệ m1/m2 là?
A. 5/2	B. 4/3	C. 3/4	D. 2/5
Câu 40: Cần pha bao nhiêu gam dung dịch muối ăn nồng độ 20% vào 400gam dung dịch muối ăn nồng độ 15% để đượ dung dịch muối ăn có nồng dộ 16%.
A. 100gam 	B. 110gam 	C. 120gam 	D. 130gam
Câu 41: Cần thêm bao nhiêu nước vào 60 gam dung dịch NaOH 18% đê được dung dịch NaOH 15%.
A. 120gam 	B. 110gam 	C. 100gam 	D. 90gam
Câu 42: Hỗn hợp A gồm 2 khí NO và NO2 có tỉ khối so với hidro bằng 17. Xác định tỉ lệ mol giữa 2 khí
A. 3:1	B. 3:2 	C. 3:4	D. 4:1
Một số bài toán tham khảo đề nghị giải:
Câu 1: Để thu được dung dịch CuSO4 16% cần lấy m1 gam tinh thể CuSO4.5H2O cho vào m2 gam dung dịch CuSO4 8%. Tỉ lệ m1/m2 là?
A. 1/3	B. 1/4 	C. 1/5	D. 1/6
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn m gam Na2O nguyên chất vào 40 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch NaOH 51%. Gía trị của m gam là?
A. 11,3	B. 20	C. 31,8	D. 40
Câu 3: Thêm 150ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 0,1M. Khối lượng các muối trong dung dịch thu được là?
A. 10,44gam KH2PO4; 8,5gam K3PO4	B. 10,44gam K2HPO4; 12,72 gam K3PO4
C. 10,24gam K2HPO4; 13,5gam KH2PO4	D. 13,5gam KH2PO4; 14,2gam K3PO4
Câu 4: Hòa tan 2,84gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí (đktc). Thành phần % số mol MgCO3 trong hỗn hợp là?
A. 33,33%	B. 45,55%	C. 54,45%	D. 66,67%
Câu 5:Lấy m gam bột Fe cho tác dụng với clo thu được 16,25 gam muối sắt clorua. Hòa tan hoàn toàn cũng lượng sắt đó trong HCl dư thu được a gam muối khan. Gía trị của a gam là?
A. 12,7	B. 16,25	C. 32	D. 48
Câu 6: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,1 mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư được dung dịch A. Cho ddA tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa. Lọc kết tủa rửa sạch, sấy khô, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Gía trị của m là bao nhiêu?
A. 16gam	B. 30,4gam	C. 32gam	D. 48gam
Câu 7: Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí A gồm CO và H2 đi qua hỗn hợp bột CuO, Fe3O4, Al2O3 trong ống sứ đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp B gồm khí và hơi nặng hơn hỗn hợp A ban đầu là 0,32gam. Gía trị của V ở đktc là bao nhiêu?
A. 0,112 lít	B. 0,224 lít	C. 0,336lít	D. 0,448 lít
Câu 8: Hòa tan 13,92 g Fe3O4 bằng dd HNO3 thu được 448 ml khí NxOy (đktc).Xác định NxOy?
A. NO	B. N2O	C.NO2 	D. N2O5
Câu 9: Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 cần vừa đủ 2,24 lít CO(đktc). Khối lượng Fe thu dược là?
A. 14,4gam	B. 16gam	C. 19,2gam	D. 20,8gam
Câu 10: Lấy 2,98 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe cho vào 200 ml dd HCl 1M, sau khi phản ứng hoàn toàn ta cô cạn (trong điều kiện không có oxi) thì được 6,53g chất rắn. Thể tích khí H2 bay ra ở đktc là?
A. 0,56 lít	B. 1,12 lít	C. 2,24 lít	D.4,48lít
Câu 11: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250ml dung dịch X chứa hỗn hợp acid HCl 1M và acid H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dd Y có pH là? (Câu 40 khối A - 2007)
A. 1	B. 6	C. 7	D. 2
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500ml dung dịch acid H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch muối thu được bao nhiêu gam muối khan?	(Câu 45 khối A - 2007)
A. 6,81g	B. 4,81g	C. 3,81g	D. 5,81g
Câu 13: Cho 6,72 g Fe vào dung dịch chứa 0,3mol H2SO4 đặc nóng (giả sử SO2 là sản phẩm khử duy nhất). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được	(Câu 10 khối B - 2007)
A. 0,03 mol Fe2(SO4)3 và 

File đính kèm:

  • docDe daigiai nhanh.doc
Giáo án liên quan