Chuyên đề 9 Tư tuởng Hồ Chí Minh vể chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau

I/ Cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh vềchăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau:

1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ với cách mạng và sự phát triển của dân tộc.

- Thế hệ trẻ là lực lượng quyết định sự phát triển của cách mạng, của dân tộc.

+ Năm 1925, trong bài Gửi thanh niên An Nam, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh” . Cũng năm 1925, khi truyền bá tư tưởng cách mạng cho dân tộc, Hồ Chí Minh chọn đối tượng đầu tiên là thanh niên và Người tập hợp họ trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

+ Ngay ngày khai trừơng đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh căn dặn thế hệ trẻ: “Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tời đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc nam châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 9 Tư tuởng Hồ Chí Minh vể chăm lo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hệ cách mạng cho đời sau:
- Truyền thống dân tộc: 
+ Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Dân ta vì trọng đạo làm người mà tôn sư và coi trọng giáo dục. Mục tiêu là học để làm người, để trở thành tài. Phương châm giáo dục truyền thống là “Tiên học lễ, hậu học văn” và “cần khổ học”.
+ Hồ Chí Minh hấp thụ truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ngay từ cái nôi gia đình và quê hương. Xứ Nghệ tuy đời sống vất vả nhưng rất hiếu học, thời nào cũng sản sinh người hiền tài. Hồ Chí Minh ảnh hưởng sâu sắc tấm gương kiên trì học tập của người cha, tấm gương nhà giáo mẫu mực của ông ngoại.
- Sự khổ công học, khổ công luyện ngay từ nhỏ theo truyền thống dân tộc và gia đình và trong suốt cuộc đời của Người.
+ Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa, những tri thức của giáo dục phương Đông từ nhỏ và không ngừng bồi đắp thêm cho mình. Sau khi đi khắp thế giới trở về nước, Hồ Chí Minh vẫn thường nhắc nhở mọi người hãy nhớ lời Khổng Tử dạy “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”.
+ Hồ Chí Minh đi nhiều, học nhiều, tiếp xúc với văn minh và nền giáo dục phương Tây, thấy rõ mối quan hệ giữa học đi đôi với hành, lý luận kết hợp với thực tiễn.
- Tiếp thu, vận dụng và phát triển sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin về giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ.
+ Tiếp thu luận điểm của C.Mác: “Bộ phận giác ngộ nhất của giai cấp công nhân nhận thức rất rõ ràng tương lai của họ và do đó tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn”, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn thức tỉnh một dân tộc trước hết phải thức tỉnh thanh niên”.
+ Vận dụng quan điểm của V.I.Lênin: “Không học thì không trở thành người cộng sản được”, Hồ Chí Minh nói: “Đốt nát cũng là kẻ địch”. “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, và người cán bộ cách mạng Việt Nam phải nhớ: “cán bộ phải có văn hóa làm gốc”, vì “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có học thức”; và khi “chủ nghĩa xã hội gắn liền với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật” thì đó là “bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi”. “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”. Vì vậy “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. 
II. Những nội dung chính cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau:
1. Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục thực dân.
- Tố cáo thực dân Pháp thực thi ở Việt Nam chính sách ngu dân.
+ Trong Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925), Hồ Chí Minh tố cáo: “Để có thể đánh lừa dư luận bên Pháp và bóc lột dân bản xứ một cách êm thắm, bọn cá mập của nền văn minh không những đầu độc nhân dân An Nam bằng rượu và thuốc phiện, mà còn thi hành một chính sách ngu dân triệt để”.
+ Hồ Chí Minh tố cáo thực dân Pháp cấu kết với phong kiến hạn chế giáo dục và thực hiện giáo dục nhồi sọ làm hư hỏng các thế hệ trẻ Việt Nam. Người viết: Trong mấy mươi năm nô lệ, đế quốc và phong kiến đã dùng giáo dục nô lệ để nhồi sọ thanh niên ta, làm cho thanh niên ta hư hỏng.
- Hồ Chí Minh chủ trương, khi cách mạng thành công sẽ thực hiện nền giáo dục cách mạng. Nhưng “trước hết phải ra sức tẩy sạch ảnh hưởng của giáo dục thực dân còn sót lại, như: Thái độ thờ ơ đối với xã hội, xa rồi đời sống lao động và đầu tranh của nhân dân; học để lấy bằng cấp; học theo lối nhồi sọ”.
2. Hồ Chí Minh xác định vị trí, vai trò của giáo dục và đào tạo trong việc chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
- Giáo dục là bước đầu tiên.
+ Sau hơn một tháng đọc Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh xác định: “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí” 1, vì “Nuớc nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài” 2.
+ Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bây giờ xây dựng kinh tế. Không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa. Trong việc đào tạo cán bộ, giáo dục là bước đầu.” 3.
- Xây dựng nền giáo dục kháng chiến.
Khi cách mạng Việt Nam cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Văn hóa giáo dục phải phát triển mạnh để phục vụ yêu cầu của cách mạng. Văn hoá giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”4.
- Trong hoàn cảnh nào cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt.
Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ: “Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết”1.
Như vậy, với Hồ Chí Minh, cách mạng càng phát triển càng đòi hỏi đông đảo đội ngũ cán bộ các thế hệ, đòi hỏi dân trí phải được nâng cao, giáo dục phải phát triển để làm nhiệm vụ chăm lo bồi dưỡng các thế hệ cách mạng, trong đó đặc biệt quan trọng là thế hệ trẻ.
3. Mục đích của giáo dục là chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng.
- Đào tạo cán bộ cho cách mạng.
Nói về mục đích của nền giáo dục cách mạng, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho dân tộc. Vậy giáo dục cần nhằm vào mục đích là thật thà phụng sự nhân dân”2. Cụ  thể là nền giáo dục cách mạng sẽ đào tạo con em những người lao động thành “những người công dân có ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lục sẵn só của các em”.
- Trường học là nơi đào tạo những người chủ tương lai của đất nước .
Về nhà trường, Người nói: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến.”1
- Giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi.
+ Với các cháu thiếu nhi, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách dạy trẻ, cần làm cho chúng biết: Yêu tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá”2. Đó chính là con đường “làm cho con em chúng ta thành những trò giỏi, con ngoan, bạn tốt và mai sau là những công dân dũng cảm, cán bộ gương mẫu, người chủ xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa”.
+ Với thanh niên phải giáo dục họ “luôn luôn nâng cao tinh thần yêu tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đối trung thành với sự ngiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho”3.
+ Thường xuyên giáo dục cán bộ trẻ, tiếp tục chăm sóc bồi dưỡng giáo dục họ để “làm việc, làm người,làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, “giai cấp và nhân dan, Tổ quốc và nhân loại”. Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”1.
4. Bồi dưỡng, giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau một cách toàn diện.
- Hồ Chí Minh xác định: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất”2; “thành những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”3.
- Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được trong bồi dưỡng giáo dục, trong đó đạo đức là yếu tố gốc. Năm 1964 Người nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, là rất quan trọng”4; “Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật”1.
- Bồi dưỡng giáo dục phải trên tất cả các mặt “đức, trí, thể, mỹ”. Những nội dung này gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Giáo dục toàn diện, nhưng phải vận dụng phù hợp ở mỗi đối tượng.
Trong Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng (ngày 30/10/1955) Người đã chỉ ra: “Mỗi một cấp giáo dục cần nhận rõ nhiệm vụ của mình trong lúc này”:
+ Đại học thì cấn kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.
+ Trung học thì cần bảo đảm cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.
+ Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu.
5. Phương châm giáo dục thế hệ trẻ của Hồ Chí Minh.
- Học đi đội với hành, giáo dục gắn liền với xã hội.
+ Tháng 9/1945, trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh viết: “Đối riêng với các em lớn, Phải sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn chưa hẳn đã đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sỹ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước”2.
Với các em nhỏ, Người khuyên cứ “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp nhau học hành. Khi học rảnh, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào”3.
+ Trong kháng chiến, Hồ Chí Minh chủ trương: “Chúng ta cần phải có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Vì vậy, chúng ta:
1. Phải sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.
2. Muốn như thế, chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường”1.
+ Ngày 31/8/1960, trong  Thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn hóa, Người nhắc nhở: “Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân”2.
- Phối hợp nhà trường – xã hội – gia đình.
+ Hồ Chí Minh khẳng định: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo 

File đính kèm:

  • docChuyen de tu tuong Ho Chi Minh CD 9.doc
Giáo án liên quan