Chuyên đề 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

Từ lúc ra đi tìm đường cứu nước để giải phóng đồng bào, Hồ Chí Minh đã nghĩ đến một xã hội mới, một cuộc sống mới ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có cuộc sống mới đó, trước tiên phải giành lại độc lập cho dân tộc, kế đó phải xây dựng đất nước vững mạnh cả về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa. Người chỉ rõ: Nước độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẵng có nghĩa lý gì!

Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dặn lại: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”(1).

I. Phát triển kinh tế không ngừng nâng cao đời sống vật chất của nhân dân:

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều luận điểm, tư tưởng chỉ đạo sáng suốt, có tính nguyên tắc. Đó là:

 

doc11 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1839 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
inh tế, phát triển xã hội, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
Từ cách nhìn nhận rất biện chứng rên, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đồng thời, trong quan hệ của bốn thành tố trên, Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò quyết định của chính trị và kinh tế đối với sự phát triển của văn hóa.
Khi dân tộc và đất nước còn bị nô lệ thì văn hóa cùng chung số phận nô lệ đó, vì vậy, theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính tị trước để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó, giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. “Xưa kia chính trị bị áp bức, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được”.
Khi đất nước đã được giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, vì vậy phải xây dựng kinh tế làm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển văn hóa “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta”(2).
Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, gắn bó hữu cơ với cơ sở hạ tầng, vì thế, từ trong bản chất và tuân thủ quy luật chung, văn hóa ở trong kinh tế và chính trị, văn hóa không thể đứng ngoài, mà có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân, trở thành một động lực to lớn, chủ động tác động tích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị. “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”(3). nguyên lý này hoàn toàn khôg phải là sự áp đặt đối với văn hóa – văn nghệ, mà chính là bản chất xã hội của văn hóa, là một quy luật khách quan của mối quan hệ biện chứng trên.
Từ luận điểm cơ bản trên, ngay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã rút ra một kết luận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm định hướng cho toàn bộ sự phát triển của văn hóa nước ta: Tham gia cách mạng là con đường duy nhất, là nhu cầu tất yếu của văn hóa – văn nghệ và những người hoạt động, sáng tạo trên lĩnh vực này. Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn được tự do thì phải tham gia cách mạng. Tham gia cách mạng không chỉ để đóng góp tích cực vào tiến trình và thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, mà còn vì nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân văn nghệ, vì sự tự do chân chính của văn nghệ. Kết luận hiển nhiên, giản dị đó của Hồ Chí Minh thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với văn hóa, văn nghệ nước ta gần 60 năm qua.
2. Tính chất, đặc trưng, chức năng của nền văn hóa mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định nhiệm vụ xây dựng “một nền văn hóa mới” và chỉ rõ tính chắt, đặc trưng và chức năng chủ yếu của nền văn hóa đó.
a. Ngay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho thành lập Ủy ban văn hóa lâm thời Bắc bộ. Tại buổi tiếp đại biểu của Ủy ban này ngày 7-9-1945, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Bổn phận của các ngài là lãnh đạo tư tưởng quốc dân, đấu tranh cho độc lập và kiến thiết một nền văn hóa mới. Từ đó, tùy theo nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta nhấn mạnh các tính chất, đặc trưng của nền văn hóa đó, và để phù hợp với tiến trình cách mạng, với kết quả tổng kết thực tiễn, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã từng bước điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các quan điểm cơ bản của mình. Song, tựu trung, đó là nền văn hóa bao hàm các tính chất dân tộc, hiện đại và nhân văn để tạo nên một nền văn hóa mới đa dạng và thống nhất - nền văn hóa Việt Nanm tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (năm 1991) của Đảng đúc kết và khẳng định.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước là nấc thang giá trị cao nhất của dân tộc Việt Nam và của nền văn hóa Việt Nam. Kế tục phẩm chất bền vững đó của văn hóa dân tộc trong quá khứ, nền văn hóa mới phải tiếp tục phát triển với những đặc trưng mới. Theo Hồ Chí Minh, đó chính là sự gắn bó mật thiết và trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là sự hài hòa giữa lý tưởng độc lập dân tộc với lý tưởng xã hội chủ nghĩa trong nền văn hóa đó, trở thành nội dung cốt lõi của nó trong thời kỳ mới. Như vậy, chứa đựng trong nền văn hóa mới của chúng ta, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, là những giá trị bền vững, cao quý và những tinh hoa của văn hóa và truyền thống dân tộc cùng với những giá trị mới được xây đắp và phát triển trong thời kỳ hiện đại của dân tộc ta. Có nghĩa là, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nhân tố và phẩm chất hòa quyện hữu cơ trong nền văn hóa, tạo nên tổng thể giá trị của nền văn hóa mới.
Về phẩm chất dân tộc, đậm đà bản sắc dân tộc của nền văn hóa mới, trước hết là nền văn hóa đó gốc rễ từ dân tộc, mang tâm hồn, diện mạo, đặc tính và cốt cách dân tộc. Đó là những giá trị bền vững và những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự lực tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; dũg cảm, thông minh trong chiến đấu, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống; tình nghĩa thủy chung với người thân, bạn bè.
Trong rất nhiều bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh ân cần nhắc nhở chúng ta phải giữ gìn và phát huy những truyền thống và bản sắc tốt đẹp ấy của dân tộc. Người khẳng định, văn hóa phải “lột cho hết tinh thần dân tộc”, “phát huy cốt cách dân tộc”... không chỉ ở chiều sâu của nội dung văn hóa mà còn thể hiện đậm đà trong các hình thức, phương thức biểu hiện nội dung đó.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, nói giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc không đồng nghĩa với dân tộc hẹp hòi, đóng cửa, khép kín và cũng hoàn toàn xa lạ với kiểu bắt chước, học đòi, lai căng để đánh mất đi cái độc đáo, cái đặc trưng của dân tộc mình. Phải biết kế thừa, phát huy có chọn lọc những truyền thống văn hóa tốt đẹp phù hợp với những điều kiện lịch sử mới, kiên quyết phê phán và loại bỏ những tập tục lạc hậu, cổ hủ, đủ bản lĩnh để mở rộng giao lưu với thế giới, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tốt đẹp, tiến bộ của văn hóa nhân loại, tỉnh táo chống lại sự xâm nhập của mọi thứ văn hóa độc hại... “Tây phương hay Đông phương có cái gì tốt, ta học lấy để tạo ra một nền văn hóa Việt Nam. Nghĩa là lấy kinh nghiệm tốt của văn hóa xưa và văn hóa nay, trau dồi cho văn hóa Việt Nam thật có tinh thần thuần túy Việt Nam”.
b. Nền văn hóa mới, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, phải là một nền văn hóa thấm sâu phẩm chất nhân văn và dân chủ, “hợp với tinh thần dân chủ”, mà trước hết là sự tôn trọng và yêu thương con người, góp phần cho sự phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là bồi dưỡng nâng cao đời sống tinh thần, tư tưởng, tình cảm phong phú, cao đẹp của con người. Đây chính là sứ mệnh, là chức năng chủ yếu của văn hóa. Trong quan niệm của mình về văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh một chức năng có vị trí đặc biệt của văn hóa là bám sát và thấu hiểu cuộc sống, miêu tả và khám phá con người, bảo vệ và khẳng định, góp phần trực tiếp xây dựng con người mới đang hình thành trong cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ và vĩ đại vì sự ra đời và chiến thắng của xã hội mới. Thấu hiểu đặc trưng và sức mạnh riêng của văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn có niềm tin sâu sắc về khả năng của văn hóa có thể và cần phải nuôi dưỡng, xây đắp cho con người nhữg lý tưởng cao quý, những tư tưởng và tình cảm lớn, những phẩm chất tốt đẹp cho con người để giúp con người vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ và từ đó con người có năng lực và khát vọng không ngừng hoàn thiện bản thân. Quá trình tự hoàn thiện ấy chính là quá trình con người vươn lên cái tốt đẹp, cái tiến bộ và đấu tranh với cái xấu xa, đen tối, lạc hậu. Vai trò cao quý của văn hóa, với tư cách là động lực của sự phát triển, trước hết là thông qua chức năng chủ yếu và đặc trưng này của văn hóa. Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh: Phải làm thế nào cho văn hóa vào sâu trong tâm lý của quốc dân, nghĩa là văn hóa phải sửa đổi được tham nhũng, được lười biếng, phù hoa, xa xỉ... văn hóa phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do... làm thề nào cho mỗi người dân Việt Nam từ trẻ đến già, cả đàn ông và đàn bà ai cũng hiểu nhiệm vụ của mình và biết hưởng hạnh phúc của mình đáng được hưởng.
Nói đến văn hóa là nói đến phẩm chất, đến giá trị, đồng thời cũng là nói đến trình độ của con người. Nuôi dưỡng các phẩm chất, xây đắp các giá trị tinh thần, tư tưởng, tình cảm và nâng cao trình độ dân trí là những chức năng không thể tách rời của văn hóa. Theo yêu cầu của từng thời kỳ của cuộc đấu tranh cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên nhấn mạnh các nhiệm vụ lớn lao trên của văn hóa. “Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc”(1). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định như vậy ngay khi đất nước ta kết thúc cuộc chếin tranh chống thực dân Pháp và miền Bắc bắt đầu bước vào thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính từ quan điểm đó mà Người luôn đòi hỏi rất cao đối với chất lượng của hoạt động văn hóa, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của con người - nhận thức, tiếp nhận, hưởng thụ văn hóa và nâng cao trình độ hiểu biết toàn diện của mình thông qua văn hóa, bằng văn hóa. Người nhắc nhở: Phong trào văn hóa có bề rộng, chưa có bề sâu, nặng về mặt giải trí mà còn nhẹ về mặt nâng cao tri thức của quần chúng. Sự nhắc nhở đó cách đây đã gần 40 năm, nhưng chúng ta thấy đó như là sự phê bình trực tiếp những thiếu sót, khuyết điểm của công tác văn hóa nước ta trong những tháng ngày gần đây nhất.
Chính do tính chất, đặc trưng và chức năng đặc biệt trên của văn hóa, theo lời dạy và chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải làm mọi cách để phát huy tối đa sức mạnh của văn hóa làm cho 

File đính kèm:

  • docChuyen de tu tuong Ho Chi Minh CD 7.doc
Giáo án liên quan