Chuyên đề 4 Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra, thiết lập ma trận đề và kỹ thuật đánh giá trong dạy học

Phần I : KỸ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ

A/ Đặt vấn đề:

Thực hiện Chỉ thị số 3399/CT-BGDĐT, ngày 16/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011; Công văn số 4718/BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010 của Bộ GDĐT về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2010-2011; để thực hiện thống nhất về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra theo ma trận đề trong tất cả các môn học trong trường trung học cơ sở, bộ phân chuyên môn của trường THCS nguyễn Huệ biên soạn chuyên đề BDTX về kĩ thuật biên soạn đề kiểm tra , thiết lập ma trận đề và kỹ thuật kiểm tra đánh giá trong dạy học như sau:

B. Nội Dung:

I. KỸ THUẬT BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA

Để biên soạn một đề kiểm tra, người ra đề cần thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra

 Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học, nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào yêu cầu của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.

Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra

Đề kiểm tra có các hình thức sau:

1) Đề kiểm tra tự luận;

2) Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;

3) Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan. Trong trường hợp này nên ra đề riêng cho phần tự luận và phần trắc nghiệm khách quan độc lập với nhau. Như vậy, xét cho cùng đề kiểm tra có hai hình thức cơ bản tự luận và trắc nghiệm khách quan.

Mỗi hình thức đều có ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.

 

doc11 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 4 Kỹ thuật biên soạn đề kiểm tra, thiết lập ma trận đề và kỹ thuật đánh giá trong dạy học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
            4) Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
            5) Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
            6) Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
            7) Yêu cầu học sinh phải am hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
            8) Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của cán bộ ra đề đến học sinh;
            9) Khi viết câu hỏi nên chú ý các vấn đề: Độ dài của bài làm (câu trả lời); Mục đích bài kiểm tra; Thời gian để viết bài kiểm tra; Các tiêu chí cần đạt.
10) Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
            Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
- Nội dung: khoa học và chính xác;
- Cách trình bày: cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu;
- Phù hợp với ma trận đề kiểm tra, làm nổi bật sự mô tả mỗi tiêu chí trong bảng ma trận mà tốt nhất là mô tả mức độ hoàn thành công việc của học sinh sẽ tương ứng với điểm số mà họ đạt được.
Cách tính điểm
a. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 
Cách 1: Lấy điểm toàn bài là 10 điểm và chia đều cho tổng số câu hỏi.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi thì mỗi câu hỏi được 0,25 điểm.
Lưu ý: cách tính này không phân biệt vị thế câu hỏi ở các bậc tư duy khác nhau.
Cách 2: Tổng số điểm của đề kiểm tra bằng tổng số câu hỏi. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm.
Sau đó qui điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu đề kiểm tra có 40 câu hỏi, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, một học sinh  làm được 32 điểm thì qui về thang điểm 10 là: 10x 38: 40 =  8 điểm.
Lưu ý: cách tính này không phân biệt vị thế câu hỏi ở các bậc tư duy khác nhau. Để khắc phục hạn chế này thì có thể cho điểm theo bậc tư duy: mỗi câu ở bậc nhận biết đạt 0,1 điểm; mỗi câu ở bậc thông hiểu đạt 0,15 điểm; mỗi câu ở bậc vận dụng đạt 0,2 điểm.
b. Đề kiểm tra kết hợp hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan
Cách 1: Điểm toàn bài là 10 điểm. Phân phối điểm cho mỗi phần TL, TNKQ theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ có số điểm bằng nhau.
Ví dụ: Nếu đề dành 30% thời gian cho TNKQ và 70% thời gian dành cho TL thì điểm cho từng phần lần lượt là 3 điểm và 7 điểm. Nếu có 12 câu TNKQ thì mỗi câu trả lời đúng sẽ được điểm.
Cách 2: Điểm toàn bài bằng tổng điểm của hai phần. Phân phối điểm cho mỗi phần theo nguyên tắc: số điểm mỗi phần tỉ lệ thuận với thời gian dự kiến học sinh hoàn thành từng phần và mỗi câu TNKQ trả lời đúng được 1 điểm, sai được 0 điểm.
Khi đó cho điểm của phần TNKQ trước rồi tính điểm của phần TL theo công thức sau:
,  trong đó
+ XTN  là điểm của phần TNKQ;
+ XTL là điểm của phần TL;
+ TTL là số thời gian dành cho việc trả lời phần TL.
+  TTN  là số thời gian dành cho việc trả lời phần TNKQ.
Chuyển đổi điểm của học sinh về thang điểm 10 theo công thức:
, trong đó
+ X là số điểm đạt được của HS;
+ Xmax là tổng số điểm của đề.
Ví dụ: Nếu ma trận đề dành 40% thời gian cho TNKQ và 60% thời gian dành cho TL và có 12 câu TNKQ thì điểm của phần TNKQ là 12; điểm của phần tự luận là:  . Điểm của toàn bài là: 12 + 18 = 30. Nếu một học sinh đạt được 27 điểm thì qui về thang điểm 10 là:  điểm.
c. Đề kiểm tra tự luận
Cách tính điểm tuân thủ chặt chẽ các bước từ B3 đến B5 phần Thiết lập ma trận đề kiểm tra, khuyến khích giáo viên sử dụng kĩ thuật Rubric trong việc tính điểm và chấm bài tự luận.
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
     Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra, gồm các bước sau:
            1) Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những  sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.
            2) Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá không? Số điểm có thích hợp không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
            3) Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện).
            4) Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
PHẦN II: KỸ THUẬT KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
Kiểm tra đánh giá được hiểu là sự theo dõi, tác động của người kiểm tra đối với người học nhằm thu những thông tin cần thiết để đánh giá. “Đánh giá có nghĩa là xem xét mức độ phù hợp của một tập hợp các thông tin thu được với một tập hợp các tiêu chí thích hợp của mục tiêu đã xác định nhằm đưa ra quyết định theo một mục đích nào đó. 
Gắn liền với khái niệm đánh giá, một số tác giả còn đề cập đến các khái niệm “đo” “lượng giá”.
+ Đo, theo định nghĩa của J.P.Guilford, là gắn một đối tượng hoặc một biến cố theo một qui tắc được chấp nhận một cách logíc.
Sự đo liên quan đến dụng cụ đo, một dụng cụ đo có 3 tính chất cơ bản:
- Độ giá trị, đó là khả năng của dụng cụ đo cho giá trị thực của đại lượng được đo.
- Độ trung thực, đó là khả năng luôn luôn cung cấp cùng một giá trị của cùng một đại lượng đo với cùng dụng cụ đó.
- Độ nhậy, đó là khả năng của dụng cụ đo có thể phân biệt hai đại lượng  chỉ khác nhau rất ít.
+ Lượng giá theo tiêu chí là  sự đối chiếu với những tiêu chí đã đề ra.
+ Đánh giá là khâu tiếp theo khâu lượng giá, là việc đưa ra những kết luận nhận định, phát xét về trình độ của học sinh, xét trong mối quan hệ với quyết định cần đưa ra (theo mục đích đã định kiểm tra đánh giá).
Trong thực tế nhiều khi người ta không phân biệt “lượng giá” và “đánh giá” mà chỉ dùng một thuật ngữ chung là đánh giá.
Các bài kiểm tra, bài trắc nghiệm được xem như phương tiện kiểm tra kiến thức, kỹ năng trong dạy học. Vì vậy việc soạn thảo nội dung cụ thể của các bài kiểm tra có tầm quan trọng đặc biệt trong đánh giá kiến thức kỹ năng.  
1. Mục đích của kiểm tra đánh giá
Trong quá trình dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng nhằm xác định thành tích học tập và mức độ chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng, vận dụng của người học. Kiểm tra, đánh giá là hai công việc được tiến hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo sát, xem xét về cả định lượng và định tính kết quả học tập, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội dung học vấn của học sinh. Bởi vậy, cần phải xác định “thước đo” và chuẩn đánh giá một cách khoa học, khách quan.
Đối với học sinh, nhân vật trung tâm của quá trình dạy học, kiểm tra, đánh giá có tác dụng thúc đẩy quá trình học tập phát triển không ngừng. Qua kết quả kiểm tra, học sinh tự đánh giá mức độ đạt được của bản thân, để có phương pháp tự mình ôn tập, củng cố bổ sung nhằm hoàn thiện học vấn bằng phương pháp tự học với hệ thống thao tác tư duy của chính mình.
Đối với giáo viên, kết quả kiểm tra, đánh giá mỗi giáo viên tự đánh giá quá trình giảng dạy của mình. Trên cơ sở đó không ngừng nâng cao và hoàn thiện mình về trình độ học vấn, về phương pháp giảng dạy.
Đối các cấp quản lý, lãnh đạo nhà trường thì kiểm tra, đánh giá là biện pháp để đánh giá kết quả đào tạo về cả định lượng và định tính. Đó là cơ sở để xây dựng đội ngũ giáo viên, về vấn đề đối mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học, v.v
Vì vậy, kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, vận dụng là một khâu quan trọng, không thể tách rời trong hoạt động dạy học ở nhà trường.
Đánh giá chất lượng dạy học là một vấn đề luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm, đặc biệt đánh giá chất lượng dạy học, kết quả học tập của học sinh .
Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành không thể thiếu trong quá trình giáo dục. Nó là  khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình kín tiếp theo với một chất lượng cao hơn.
Nhận thức đúng đắn về vị trí và tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá, có giải pháp khắc phục các nhược điểm của hiện trạng đánh giá nhằm phản ánh chân thực chất lượng và hiệu quả đào tạo.
Đánh giá là một bộ phận của quá trình giáo dục bao gồm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính là mục tiêu, kinh nghiệm học tập và các qui trình đánh giá. Theo Ralph Tyler, nhà giáo dục nổi tiếng của Hoa kỳ “Quá trình đánh giá chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện được các mục tiêu trong chương trình giáo dục” .
Đánh giá chất lượng và hiệu quả dạy học là quá trình thu thập và xử lý thông tin nhằm mục đích tạo cơ sở cho những quyết định về mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học, về các hoạt động khác liên quan đến nhà trường .
Dù sử dụng cho mục đích nào, đo lường thành quả học tập cần được hiểu như đo lường mức độ đạt đến các mục tiêu giảng dạy. Vì vậy nội dung của cấu trúc của một bài trắc nghiệm phải được đặt trên cơ sở các mục tiêu giảng dạy. Cố nhiên một bài trắc nghiệm bằng giấy bút không thể đo lường hết tất cả các mục tiêu. Có những mục tiêu cần được khảo sát bằng các phương tiện khác, ngoài trắc nghiệm. Ở đây ta chỉ nói đến các mục tiêu có thể đo lường được. Nhưng có thể đo lường được, các mục tiêu ấy phải được định nghĩa rõ ràng, và mức độ thành quả đạt được cũng cần phải được xác định .
Một bài trắc nghiệm nhằm đo lường thành quả học tập thì các phát biểu mục tiêu liên quan đến học sinh, đến sự học tập của chúng, chứ không phải đường hướng hoạt động hay phương cách của thầy giáo .
Muốn khảo sát thành quả học tập của học sinh trong một phần nào kiến thức nào đó, ta phải qui định mức độ kiến thức nào mà chúng phải có và có thể có, trên cơ sở đó ta có thể khảo sát chúng được.
Các mục tiêu giảng dạy không thể là nh

File đính kèm:

  • docBDTXMo Dun 24.doc