Chuyên đề 3 bài tập hiđrocacbon không no

Câu 1: Anken X có công thức cấu tạo: CH3–CH¬2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là

A. isohexan. B. 3-metylpent-3-en. C. 3-metylpent-2-en. D. 2-etylbut-2-en.

Cách đọc tên anken “SGK 11 nc – 156” Tên vị trí – Tên nhánh tên mạch chính – số vị trí - en

Đánh số thứ tự gần nối đôi nhất.

 5 4 3 2 1

CH3 – CH¬2 – C(CH3) = CH – CH3.

 

doc25 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1175 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề 3 bài tập hiđrocacbon không no, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.	C. 4,48.	D. 1,12.
Xem bài 71 => C 
Câu 76: Dẫn 1,68 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng và còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2. Công thức phân tử của hai hiđrocacbon là (biết các thể tích khí đều đo ở đktc)
A. CH4 và C2H4.	B. CH4 và C3H4.	C. CH4 và C3H6.	D. C2H6 và C3H6.
Đáp án => Hỗn hợp X chứa ankan => còn lại 1,12 lít = Vankan “Vì ankan ko pứ” => nAnkan = 0,05 mol
Vchất còn lại “X” = V hỗn hợp – Vankan = 1,68 – 1,12 = 0,56 lít => n X = 0,025 mol
Ta có nX = nBr2 = 0,025 mol => X có k = 1 hay có CT : CnH2n ; Y là ankan : CmH2m+2
Dựa vào ý còn lại 1,68 lít => 2,8 lít => m.nAnkan + n.nanken = 0,125 ó m.0,05 + n.0,025 = 0,125
2m + n = 5 => m = 1 và n = 3 hoặc m = 2 ; n =1 “Loại n = 1 vì không có CnH2n nào có n =1 ; n ≥2”
=> m = 1 ; n = 3 => CH4 và C3H6 => C 
Câu 77: Hỗn hợp X gồm C3H8 và C3H6 có tỉ khối so với hiđro là 21,8. Đốt cháy hết 5,6 lít X (đktc) thì thu được bao nhiêu gam CO2 và bao nhiêu gam H2O ?
A. 33 gam và 17,1 gam.	B. 22 gam và 9,9 gam.	C. 13,2 gam và 7,2 gam.D. 33 gam và 21,6 gam.
Gọi x , y là mol C3H8 và C3H6 => nhỗn hợp = nC3H8 + nC3H6 = x + y = 5,6/22,4 = 0,25 mol
m hỗn hợp = mC3H8 + mC3H6 = 44x + 42y = M hỗn hợp . nhỗn hợp = 21,8.2.0,25
GIải hệ => x = 0,2 ; y = 0,05 
BTNT C => 3nC3H8 + 3nC3H6 = nCO2 = 3.0,2 + 3.0,05 = 0,75 mol => mCO2 = 33 g
BTNT H => 8nC3H8 + 6nC3H6 = 2nH2O => . => mH2O = 17,1 g => A 
Câu 78: Hiện nay PVC được điều chế theo sơ đồ sau: 
C2H4 CH2Cl–CH2Cl C2H3Cl PVC.
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 80% thì lượng C2H4 cần dùng để sản xuất 5000 kg PVC là:
A. 280 kg.	B. 1792 kg.	C. 2800 kg.	D. 179,2 kg.
PVC : C2H3Cl “SGK 11 nc – 163” BT NT C => 2nC2H4 = 2nC2H3Cl ó nC2H4 = nC2H3Cl = 80mol
mC2H4 theo PT = 80.28 = 2240 mol
H% pứ = mPT . 100% / mTT ó 80% = 2240.100% / m TT => mTT = 2800 “m Thực tết” => C 
“Xem lại H% ở bài 35”
Câu 79: Thổi 0,25 mol khí etilen qua 125 ml dung dịch KMnO4 1M trong môi trường trung tính (hiệu suất 100%) khối lượng etylen glicol thu được bằng
A. 11,625 gam.	B. 23,25 gam.	C. 15,5 gam.	D. 31 gam.
PT: SGK11 nc – 162 
3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O => 3C2H4(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH
	0,25 	 0,125 	
=> nC2H4 dư tính theo nKMnO4 “vì 0,25.2 > 0,125.3” => nC2H4(OH)2 = 3nKMnO4 /2 = 0,1875 mol
=> m = 0,1875.62 = 11,625 g => A
Câu 80: Để khử hoàn toàn 200 ml dung dịch KMnO4 0,2M tạo thành chất rắn màu nâu đen cần V lít khí C2H4 (ở đktc). Giá trị tối thiểu của V là: 
A. 2,240.	B. 2,688.	C. 4,480.	D. 1,344.
Thêm chất rắn màu nâu đen “MnO2”
PT bài 79 => nC2H4 = 3nKMnO4 /2 = 0,4.3/2 = 0,6 mol => V = 1,344 lít => D 
Câu 81: Ba hiđrocacbon X, Y, Z kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, trong đó khối lượng phân tử Z gấp đôi khối lượng phân tử X. Đốt cháy 0,1 mol chất Z, sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được số gam kết tủa là: 
A. 20.	B. 40.	C. 30.	D. 10.
X,Y , Z kế tiếp nhau + MZ = 2MX => X,Y,Z có công thức : CnH2n và n = 2;3;4 “Duy nhất”
=> Z là C4H8 ; Đôits 0,1 mol C4H8 => 0,4 mol CO2 “ BTNT C” => nCaCO3 “kết tủa” = nCO2 = 0,4 mol
=> m = 40 g => B 
Câu 82: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 18,60 gam.	B. 18,96 gam.	C. 20,40 gam.	D. 16,80 gam.
Propan “C3H8” propen “C3H6” ; Propin “C3H4” => Nhận thấy cùng số C => CT : C3Hy
Ta có MY = 21,2.2 = 12.3 + y ó y = 6,4
PT : C3H6,4 + O2 => 3CO2 + 3,2H2O => nCO2 = 0,3 mol ; nH2O = 0,32 mol
=> Tổng khối lượng = mCO2 + mH2O = 0,3.44 + 0,32.18 = 18,96g 
Câu 83: X là hỗn hợp C4H8 và O2 (tỉ lệ mol tương ứng 1:10). Đốt cháy hoàn toàn X được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua bình H2SO4 đặc dư được hỗn Z. Tỉ khối của Z so với hiđro là 
A.18.	B. 19.	C. 20.	D. 21.
“Ngược lại bài 74” : Tỉ lệ 1 : 10 => chọn nC4H8 = 1 mol => nO2 = 10 mol
nO2 pứ = (4 + 8/4) . nC4H8 = 6 mol => nO2 dư = 4 mol 
nCO2 tạo thành = 4nC4H8 = 4mol => M sau khi hấp thụ = (mCO2 + mO2 dư) / (nCO2 + nO2 dư) = 38
Tỉ khối với H2 = 19 => B
Câu 84: Hỗn hợp X gồm 2 anken khí phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 48 gam brom. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X dùng hết 24,64 lít O2 (đktc). Công thức phân tử của 2 anken là:
A. C2H4 và C3H6.	B. C2H4 và C4H8.	C. C3H6 và C4H8.	D. A và B đều đúng.
Anken pứ với Br2 => nhỗn hợp Anken = nBr2 = 0,3 mol “k=1 – Xem lại CT: nBr2 = k.nX với k = số pi”
Gọi công thức trung của hỗn hợp 2 anken là CH2 
nO2 = ( + /4) . nCH2 “nO2 = (x +y).nCxHy” ó 1,1 = 3.0,3/ 2 ó = 2,44 => A và B đúng
“ nằm giữa 2 số C của 2 chất” => D
Câu 85: Đốt cháy một số mol như nhau của 3 hiđrocacbon K, L, M ta thu được lượng CO2 như nhau và tỉ lệ số mol nước và CO2 đối với số mol của K, L, M tương ứng là 0,5 ; 1 ; 1,5. CTPT của K, L, M (viết theo thứ tự tương ứng) là:
A. C2H4, C2H6, C3H4.	B. C3H8, C3H4, C2H4.	C. C3H4, C3H6, C3H8.	D. C2H2, C2H4, C2H6.
“Xem lại bài 99 chuyên đề 2”
BÀI TẬP VỀ ANKAĐIEN -TECPEN - ANKIN 
Câu 1: Số đồng phân thuộc loại ankađien ứng với công thức phân tử C5H8 là
A. 4.	B. 5.	C. 6.	D. 7.
Ankandien => Chú ý đồng phân hình học; “
C5H8 có k = 2 “Ankandien => có 2 liên kết đôi hay 2 pi” Ankandien liên hợp và không liên hợp SGK 11 nc – 166”
Đồng phân: 
CH2 = C = CH – CH2 –CH3 ; => ko có đp hình học => 1
CH2 = CH – CH = CH –CH3 ; => có đp hình học ở nối đôi thứ 2=> 2
CH2 = CH – CH2 – CH =CH2 ; => ko có đp hh => 1
CH3 – CH=C=CH –CH3 ; 	=> ko có đp hh => 1
CH2 = C =C(CH3)-CH3	=> ko có đp hh => 1
CH2=C(CH3)-CH=CH2 	=> ko có đp hh => 1
=> Tổng có 7 => D 
Câu 2: C5H8 có bao nhiêu đồng phân ankađien liên hợp ?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Liên hợp => 2 nối đôi gần nhau . 
Câu 1 => CH2 = C = CH – CH2 –CH3 ; => ko có đp hình học => 1
CH3 – CH=C=CH –CH3 ; 	=> ko có đp hh => 1
CH2 = C =C(CH3)-CH3	=> ko có đp hh => 1
=> 3 đp => B 
Câu 3: Trong các hiđrocacbon sau: propen, but-1-en, but-2-en, penta-1,4- đien, penta-1,3- đien hiđrocacbon cho được hiện tượng đồng phân cis - trans ?
A. propen, but-1-en.	B. penta-1,4-dien, but-1-en.
C. propen, but-2-en.	D. but-2-en, penta-1,3- đien.
But – 1 – en “CH2=CH-CH2-CH3” ko có đp hình học => Loại A và B 
Propen không có đồng phân hình học : CH2 = CH – CH3 “ko có” => Loại C => D
But – 2n : CH3 – CH=CH –CH3 ; Penta – 1,3 – đien : CH2 = CH – CH = CH – CH3 ” đp hình học ở liên kết pi thứ 2”
=> D 
Câu 4: Công thức phân tử của buta-1,3-đien (đivinyl) và isopren (2-metylbuta-1,3-đien) lần lượt là
A. C4H6 và C5H10.	B. C4H4 và C5H8.	C. C4H6 và C5H8.	D. C4H8 và C5H10.
Thấy cả 2 chất đều có đuôi đien => k = 2 “2 liên kết pi” => CnH2n – 2 => C thỏa mãn
Buta – 1,3 – đien : CH2 = CH – CH = CH2 ; 2 – metylbuta – 1,3 – đien => C4H6
CH2 = C(CH3) – CH = CH2 => C5H8
Câu 5: Hợp chất nào trong số các chất sau có 9 liên kết xích ma và 2 liên kết π ?
A. Buta-1,3-đien.	B. Penta-1,3- đien.	C. Stiren.	D. Vinyl axetilen.
Xem lại câu 7 phần anken => Công thức tính liên kết xích ma ; 
2 liên kết pi => CT : CnH2n-2 “Xem lại phần tìm CT 2 cách” chuyên đề 1
Liên kết xích ma = số C + số H – 1 = 9 ó số C + số H = 8 = n + 2n – 2 = 10 ó n = 4 => C4H6 => A
D có 3 liên kết pi :CH2=CH-C=*CH “Chỗ =* là nối 3”
“Vinyl : CH2=CH –”
Câu 6: Hợp chất nào trong số các chất sau có 7 liên kết xích ma và 3 liên kết π ?
A. Buta-1,3-đien.	B. Tuloen.	C. Stiren.	D. Vinyl axetilen.
Tương tự bài 5: 3 liên kết pi => CT : CnH2n – 4 ;
=> Số liên kết xích ma = n + 2n – 4 - 1 = 7 ó n = 4 => D:C4H4
Câu 7: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở -80oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.	B. CH3CH=CHCH2Br.	C. CH2BrCH2CH=CH2.D. CH3CH=CBrCH3.
ở nhiệt độ -80 oC => Br ở C bậc cao ; và sản phẩm cộng ở vị trí 1,2 “SGK 11nc – 167”
1(I) 2(III)
CH2=CH – CH=CH2 + HBr => CH3-CHBr – CH=CH2 	=> A 
	 1 2 3 4
Chú ý cách cộng : R – C = CR’ – CR’’ = C – R’’’ => cộng vào vị trí 1,2 hoặc 1 ,4 
“ và chất đó phải có dạng như zậy” “R có thể là H hoặc hidrocabon ; halogen ”
VD: CH3 – C=C(CH3) – C(C2H5)=C-C3H7 ; CH2=CH – CH =CH2 ; . 
“Mình hiểu là cộng vào vị trí 1,2 ở nối đôi 1 hoăc 1,4 ở nối đôi 1 và nối đôi 4 đưa liên kết đôi vào trong”
1,2,3,4 là vị trí C chứa liên kết đôi “Chứ không phải đánh số thứ tự C
Câu 8: Cho phản ứng giữa buta-1,3-đien và HBr ở 40oC (tỉ lệ mol 1:1), sản phẩm chính của phản ứng là
A. CH3CHBrCH=CH2.	B. CH3CH=CHCH2Br.	C. CH2BrCH2CH=CH2.D. CH3CH=CBrCH3.
Ở nhiệt độ 40 oC => Br ở C bậc cao và sản phẩm ộng ở vị trí 1,4 và chuyển nối đôi vào trong“SGK 11nc – 167”
CH2=CH – CH=CH2 + HBr => CH3-CH=CH-CH2Br => B 
	 1 2 3 4	
“Chú ý để có pứ cộng 1,4 => Chất đó có dạng R – C =C – C =C – R’ “2 liên kết đôi cách nhau 1 vị trí”
Câu 9: 1 mol buta-1,3-đien có thể phản ứng tối đa với bao nhiêu mol brom ?
A. 1 mol.	B. 1,5 mol.	C. 2 mol.	D. 0,5 mol.
Buta – 1,3 – đien => 2 liên kết pi => ADCT : nBr2 = k.nX => nBr2 = 2nX = 2mol “ k là tổng số pi” =>C
Câu 10: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm ?
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Isopren : CH2 =C(CH3)-CH=CH2 “SGK 11nc – 168”
Vì đề cho là tối đa => Br2 cộng vào nối đôi 1 => 1 
Br2 cộng vào nối đôi 2 => 1
Br2 cộng vào cả 2 nối đôi => 1
Br2 cộng vào vị trí 1,4 =>1 “CH2Br – C(CH3)=CH-CH2Br” => 4 sản phẩm
“Bài này mình đang thắc mắc => có trường hợp phẳn ứng thế với gốc CH3 không nhỉ - đề không bảo là phản ứng cộng chỉ có tỉ lệ 1 : 1”
Câu 11: Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng ? 
A. 8.	B. 5.	C. 7.	D. 6.
Phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ 1 :1 => sản phẩm cộng => Chỉ cộng 1 HBr
CH2 =C(CH3)-CH=CH2 => 1 nối đôi => 2 sản phẩm “chính và phụ” => 2 nối đôi c

File đính kèm:

  • docCHUYÊN ĐỀ 3 BÀI TẬP HIĐROCACBON KHÔNG NO.doc
Giáo án liên quan