Chuyên đề 1: Este – lipit (tiết 9)

Kiến thức trọng tâm:

 + Đặc điểm cấu tạo & cách gọi tên Gốc_Chức ; Phản ứng thủy phân Este trong môi trường axít, kiềm.

 + Khái niệm & cấu tạo chất béo; TCHH cơ bản của chất béo là pư thủy phân.

@ Luyện tập:

 + Viết CTCT các đồng phân và gọi tên ; Xác định cấu tạo este dựa vào phản ứng thủy phân; Viết CTCT một số CB & đồng phân có gốc axit khác nhau.

 + Viết PTHH cho phản ứng thủy phân CB (trong môi trường axit hoặc kiềm); áp dụng tính chỉ số axit và chỉ số xà phòng hóa của CB.

 

doc86 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề 1: Este – lipit (tiết 9), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 13: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào kim loại bị ăn mòn điện hoá?
 A. Cho kim loại Zn vào dung dịch HCl	B. Thép cacbon để trong không khí ẩm
 C. Đốt dây Fe trong khí O2	D. Cho kim loại cu vào dung dịch HNO3 loãng
Câu 14: Một sợi dây Cu nối với một sợi dây Fe để ngoài không khí ẩm, một thời gian có hiện tượng gì?
 A. Dây Fe và dây Cu bị đứt	B. Ở chỗ nối dây Fe bị mủn và đứt
 C. Ở chỗ nối dây Cu bị mủn và đứt	D. Không có hiện tượng gì
Câu 15: Kim loại M được tác dụng với các dung dịch HCl, Cu (NO3)2, HNO3 đặc nguội, M là kim loại nào?
 A. Al	B. Ag	C. Zn	D. Fe	
Câu 16: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ chậm nhất?
 A. Sắt tráng kẽm	B. Sắt tráng thiếc	 C. Sắt tráng niken	D. Sắt tráng đồng
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
 A. Ăn mòn kim loại là sự huỷ hoại kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh
 B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.
 C. Trong quá trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó
 D. Ăn mòn kim loại được chia làm hai dạng: ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá 
Câu 18: Phát biểu sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?
 A. Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện
 B. Ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều
 C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học
 D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá
Câu 19: Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là gì?
 A. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn
 B. Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện li
 C. Các điện cực phải khác nhau về bản chất
 D. Cả ba điều kiện trên
Câu 20: Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu - Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ:
 A. Bị ăn mòn hoá học B. Bị ăn mòn điện hoá
 C. Khôn bị ăn mòn D. Ăn mòn điện hoá hoặc hoá học tuỳ theo lượng Cu-Fe có trong chìa khoá đó
Câu 21: Trên cửa của các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
 A. Dùng hợp kim chống gỉ B. Phương pháp hủ
 C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt D. Phương pháp điện hoá
Câu 22: Trong các chất sau: Mg, Al, hợp kim Al - Ag, hợp kim Al - Cu, chất nào khi tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng bọt khí H2 nhiều nhất?
 A. Al B. Mg và Al C. Hợp kim Al - Ag	 D. Hợp kim Al-Cu
Câu 23: Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng gì?
 A. Thanh Al tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Zn 
 B. Thanh Zn tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al
 C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.
 D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al
Câu 24: Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào?
 A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al 
 C. Electron di chuyển từ Al sang Zn D. Electron di chuyển từ Zn sang Al
Câu 25: Giữ cho bề mặt kim loại luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây?
 A. Cách li kim loại với môi trường B. Dùng phương pháp điện hoá
 C. Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt D. Dùng phương pháp phủ-
Câu 26: Sự ăn mòn hóa học là quá trình?
 A. Khử 	B. Oxi hóa 	C. Điện phân 	D. Oxi hóa - khử
Câu 27: Phản ứng Al3+ +3e"Al biểu thị quá trình nào sau đây?
 A. Oxi hóa 	B. Khử 	C. Hòa tan 	D. Phân hủy
Câu 28: Trong ăn mòn hóa học, loại phản ứng hóa học xảy ra là?
 A. Thế 	B. Oxi hóa khử 	C. Phân hủy 	D. Hóa hớp
Câu 29: Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường là?
 A. Sự ăn mòn 	B. Sự ăn mòn kim loại 	C. Sự ăn mòn điện hóa 	D. Sự ăn mòn hóa học
Câu 30: Trong ăn mòn điện hóa, câu nào sau đây diễn tả đúng?
Ở cực âm có quả trình khử
Ở cực dương có quá trình oxi hóa, kim loại bị ăn mòn
Ở cực âm có quá trình oxi hóa, kim loại bị ăn mòn
Cực dương quá trình khử, kim loại bị ăn mòn
Câu 31: Quá trình oxi hóa khử, các e kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường là sự
 A. Ăn mòn 	B. Ăn mòn hóa học 	C. Ăn mòn điện hóa 	D. Ăn mòn kim loại
Câu 32: Trong ăn mòn điện hóa thì điện cực là?
Hai cắp kim loại khác nhau 	C. Cặp kim loại – phi kim
Cặp kim loại – hợp chất hóa học 	D. Cả A,B,C
Câu 33: Phát biểu nào đúng khi nói về ăn mòn hóa học
Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện một chiều
Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hóa học
Ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện
Ăn mòn hóa học phải có hai đienj cực khác chất nhau
Câu 34: Kim loại càng nguyên chất thì sự ăn mòn điện hóa?
 A. Càng dễ xảy ra 	B. Càng khó xảy ra 	C. Không xảy ra 	D. Không xác định được
Câu 35: Trong ăn mòn điện hóa thì, điện cực nào bị ăn mòn
 A. Cực âm 	B. Cực dương 	C. Không điện cực nào 	D. Không xác định được
Câu 36: Trong ăn mòn điện hóa, các điện cực phải?
Tiếp xúc với nhau 	C. Tiếp xúc gián tiếp với nhau
Không cần tiếp xúc 	D. Cả A,B,C
Câu 37: Trong ăn mòn điện hóa, các điện cực phải?
Cùng tiếp xúc với dung dịch 	C. Tiếp xúc với 2 dung dịch chất điện li khác nhau
Không cần tiếp xúc với dung dịch 	D. Cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
Câu 38: Để bảo vệ kim loại chống ăn mòn thì dùng phương pháp?
 A. Bảo vệ bề mặt 	B. Bảo vệ hóa học 	C. Bảo vệ điện hóa 	D. A và C
Câu 39: Phương pháp bảo vệ bề mặt kim loại là phủ lên bề mặt kim loại
 A. Sơn, dầu mở 	B. Chất dẻo 	C. Tráng, mạ 	D. A,B,C đều đúng
Câu 40: Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, ta có thể gắn kim loại nào sau đây vào phía vỏ tàu?
Cu 	B. Mg 	C. Fe 	D. Ni
Câu 41: Tôn là sắt tráng khi bị xây xát thì nhanh bị han gỉ là do chổ xây xát
 A. Bị thủng 	B. Bị ăn mòn 	C. Bị ăn mòn hóa học 	D. Bị ăn mòn điện hóa
 ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI
I. NGUYÊN TẮC
Khử ion kim loại thành kim loại: Mn+ + ne → M (kim loại)
 II. PHƯƠNG PHÁP. (3 phương pháp chính)
Nhiệt luyện: 
Nguyên tắc: Dùng chất khử mạnh (C,CO, H2, Al) để khử kim loại trong oxit
Ứng dụng: Điều chế kim loại hoạt động trung bình (Từ Zn →Cu)
Thủy luyện:
Nguyên tắc: Dùng kim loại có tính khử mạnh khử ion của kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Ứng dụng: Điều chế kim loại hoạt động trung bình và yếu
Điện phân:
Khử ion kim loại bằng dòng điện một chiều
Catot = cực âm = quá trình khử = khử cation = thu được kim loại
Anot = cực dương= quá trình oxi hóa = thu được chất khí
 Điện phân nóng chảy: Điều chế kim loại mạnh (IA, IIA, Al)
Điện phân dung dịch: Điều chế kim loại hoạt động trung bình hoặc yếu
 Kiến thức cần nhớ: 
*. Sơ đồ điện phân dung dịch
 Catôt (-) 	 Chất Anôt (+)
 Ion dương Ion dương, ion âm Ion âm
 H2O	H2O H2O
Quá trình khử:	Quá trình oxi hóa
Li+Al3+..Mn+ S2-I-Br-Cl-OH- .H2O
 Chỉ có ion kim loại sau Al3+ mới bị khử trong dung dịch Anion SO42-, NO3- không bị oxi hóa
 Mn+ + ne → M S2- → S + 2e
 Hết Mn+ thì H2O bị khử 2X- → X2 + 2e ( X=Cl, Br, I)
 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (pH >7) 4OH- + 4e → O2 +2 H2O
 2H2O + 4e → O2 + 4H+ (pH<7)
 *. Nhớ định luật Faraday tính khối lượng các chất thoát ra ở các điện cực. 
 m = A.I.t / 96500.n 
 → n chất thoát ra = I.t/96500.n 
 → n e cho hoặc nhận = I.t/96500 
Trong đó:
 + m: khối lượng chất thoát ra ở điện cực
 + A: Khối lượng mol nguyên tử 
 + n: Số e cho hoặc nhận
 	 + I: Cường độ dòng điện (Ampe)
 	 + t: Thời gian điện phân (Giây)
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. bị khử. 	B. nhận proton. 	C. bị oxi hoá. 	 D. cho proton.
Câu 2: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dung dịch
A. AgNO3. 	B. HNO3. 	C. Cu(NO3)2. 	D. Fe(NO3)2.
Câu 3: Chất không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Cu. 	B. Al. 	C. CO. 	D. H2.
Câu 4: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Ca và Fe. 	B. Mg và Zn. 	C. Na và Cu. 	D. Fe và Cu.
Câu 5: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Ca từ CaCl2 là
A. nhiệt phân CaCl2. 	B. điện phân CaCl2 nóng chảy.
C. dùng Na khử Ca2+ trong dung dịch CaCl2. 	D. điện phân dung dịch CaCl2.
Câu 6: Oxit dễ bị H2 khử ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại là
A. Na2O. 	B. CaO. 	C. CuO. 	D. K2O.
Câu 7: Phương trình hoá học nào sau đây thể hiện cách điều chế Cu theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. Zn + CuSO4 → Cu + ZnSO4	B. H2 + CuO → Cu + H2O
C. CuCl2 → Cu + Cl2	D. 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
Câu 8: Phương trình hóa học nào biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2	B. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2
C. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2	D. Ag2O + CO → 2Ag + CO2.
Câu 9: Trong pp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử?	A. K.	B. Ca.	C. Zn.	D. Ag.
Câu 10: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm 
A. Cu, Al, Mg.	B. Cu, Al, MgO.	C. Cu, Al2O3, Mg.	D. Cu, Al2O3, MgO.
Câu 11: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:
A. Cu, FeO, ZnO, MgO. 	B. Cu, Fe, Zn, Mg.	C. Cu, Fe, Zn, MgO. 	D. Cu, Fe, ZnO, MgO.
Câu 12: Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg. 	B. Na và Fe. 	C. Cu và Ag. 	D. Mg và Zn.
Câu 13: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá

File đính kèm:

  • docon thi hoa _12 nam 2011.doc