Chương trình Phát thanh măng non số 3 tháng 12 năm 2014

Đây là chương trình Phát thanh Măng non - Tiếng nói của Liên đội Trường THCS Lý Tự Trọng.

Măng non cùng đội phát thanh Măng Non truờng THCS Lý tự trọng xin chào tất cả các bạn

 Mời các bạn lắng nghe chương trình phát thanh Măng non số 2 tháng 12 năm học 2014- 2015.

Buổi phát thanh Măng non của chúng mình hôm nay gồm các nội dung sau:

Phần 1: Điểm tin hoạt động tuần 3 tháng 12

Phần 2:Biển Đông là của chúng ta.

PHẦN I. ĐIỂM TIN

Các bạn thân mến!Vậy là tuần học thứ nhất của tháng 12 đã đi qua rồi

Sau đây Măng non xin được nhận xét các mặt ưu nhuợc điểm của tuần 1 tháng 12 như sau:

Mặt tích cực:Đa số các bạn học sinh đều ngoan ngoãn,lễ phép với thầy cô,hoà nhã với bạn bè,chấp hành khá tốt nội quy của nhà trường,lớp đề ra.Các lớp có nhiều giừo học tốt,nhiều bạn đã về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ,hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:

Trong tuần vừa qua có rất nhiều bạn đạt điểm tốt như:

Lớp 6:Chiến;Danh Thái,Bảo Ngọc,My,Nam,Đào Thắng,Ngân,Đồng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình Phát thanh măng non số 3 tháng 12 năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng non số 2 tháng 12 năm học 2014- 2015.
Buổi phát thanh Măng non của chúng mình hôm nay gồm các nội dung sau:
Phần 1: Điểm tin hoạt động tuần 3 tháng 12
Phần 2:Biển Đông là của chúng ta.
PHẦN I. ĐIỂM TIN
Các bạn thân mến!Vậy là tuần học thứ nhất của tháng 12 đã đi qua rồi
Sau đây Măng non xin được nhận xét các mặt ưu nhuợc điểm của tuần 1 tháng 12 như sau:
Mặt tích cực:Đa số các bạn học sinh đều ngoan ngoãn,lễ phép với thầy cô,hoà nhã với bạn bè,chấp hành khá tốt nội quy của nhà trường,lớp đề ra.Các lớp có nhiều giừo học tốt,nhiều bạn đã về nhà học bài và làm bài tập đầy đủ,hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài:
Trong tuần vừa qua có rất nhiều bạn đạt điểm tốt như:
Lớp 6:Chiến;Danh Thái,Bảo Ngọc,My,Nam,Đào Thắng,Ngân,Đồng.
Lớp7:Vương Huyền,Bích,Mai,Lan Anh,Đạt,Trúc,Tân,Vân Anh.
Lớp8:Nga,Nghĩa,Ngọc,Nhi,Hường,Tiến,Nhung,Thảo,Trang,Thu.
Lớp9:Hiền,Diệp.
Măng non xin tuyên dương các bạn và mong các bạn được nhắc ở trên nói riêng và các bạn trong trường nói chung để các bạn tích cực gặt hái thêm nhiều điểm tốt ở các tuần kế tiếp nhé.
Các bạn thân mến!
Mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng nhưng chúng ta phải thẳng thắn giúp đỡ nhau cùng tiến bộ vì trong số chúng ta vẫn còn một số bạn nói tục, nói bậy, ăn quà vặt và chưa có thói quen chào hỏi,một số bạn còn đi chơi điện tử,nói dối giáo viên.Còn các chi đội thì còn trực nhật bẩn và muộn,MTT trong các gìơ truy bài và các tiết học.Mỗi bạn chúng ta hãycố gắng sửa đổi thiếu sót của mình để xứng đáng là con ngoan trò giỏi, Đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ – xứng đáng là ĐV – TN – NĐ của Liên đội trường THCS Lý Tự trọng.
Tiếp theo buổi phát thanh ngày hôm nay Măng non xin được Tổng kết điểm thi đua các chi đội trong tuần qua như sau:
Lớp 
Điểm
Xếp loại
6
95
2
7
87
3
8
96
1
9
96
1
 Phương hướng hoạt động của Liên đội trong thời gian tới:
Duy trì những thành tích đã đạt được như:
- Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có giấy xin phép.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
- Ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, hoà nhã với bạn bè, thực hiện tốt nội quy của nhà trường.
- Thực hiện tốt các kế hoạch do Liên đội đề ra: Mỗi lớp chuẩn bị 3 tiết mục văn nghệ.
-Các bạn đội viên tập trung ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì 1.
Khắc phục những mặt còn hạn chế như:
- Đội viên chưa thực hiện nghiêm túc tư cách người đội viên, ăn quà trong trường, vứt rác không đúng nơi quy định.
- Chuẩn bị bài chưa chu đáo trước khi tới lớp.
- Chưa tự thực hiện tốt yêu cầu đồng phục
Các bạn thân mến!
Vừa rồi Măng non đã cùng các bạn điểm lại một số hoạt động nổi bật đã diễn ra trong tuần vừa qua. Còn bây giờ mời các bạn tìm hiểu về vùng biển Đông của đất nước Việt Nam chúng ta.
a/ Về phát triển kinh tế 
 	Biển Đông là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 thế giới (sau Địa Trung Hải). Hàng ngày có khoảng 200 - 300 tàu từ 5.000 tấn trở lên qua lại (không kể tàu dưới 5.000 tấn) chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế giới.
 Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thủy sản), phi sinh vật (dầu khí, khoáng sản). Biển Đông được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới.
 Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa Châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam  là tiềm năng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc Ngoài sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.
 	Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt. Hiện nay chúng ta đã phát hiện hàng chục mỏ dầu khí có trữ lượng khai thác công nghiệp, trong đó đã đưa vào khai thác gần một chục mỏ, hàng năm cung cấp hàng triệu tấn dầu và hàng tỷm3 khí phục vụ cho phát triển kinh tế và dân sinh. Ngoài ra còn có các khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn như than, sắt, titan, băng cháy, cát thủy tinh, muối và các loại vật liệu xây dựng khác.
 	Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Trữ lượng cá biển ước tính trong khoảng từ 3,1 đến 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác từ 1,4 đến 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 trong các ngành kinh tế của đất nước.
 	Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước, các di tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá Phát Diệm phân bố tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền
b/ Về quốc phòng - an ninh
 	Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc.
 	Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam  và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
 	Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước.
 Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay. Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi. Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển. Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa. Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Các bạn vừa được nghe về tầm của biển đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Khi chung ta nắm sâu kiến thức về biển, đảo nước ta, qua đó chúng ta sẽ có thái độ và hành động rất rõ để thể hiện tình yêu biển, đảo quê hương.Mong các bạn sẽ tích cực tìm hiểu thêm về biển đảo nước ta, từ đó thêm tự hào và 

File đính kèm:

  • docjikmvgkdv.doc
Giáo án liên quan