Chuẩn kiến thức và kỹ năng chương trình chuẩn môn Hóa học

Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

 

doc28 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuẩn kiến thức và kỹ năng chương trình chuẩn môn Hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 :
- Phản ứng tráng gương (HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3).
- Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na2CO3, etanol.
Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học.
- Viết tường trình thí nghiệm.
Chuần kiến thức và kỹ năng Chương trình nâng cao
I. sự điện ly
Chủ đề
Mức độ cần đạt
1. Sự điện li 
Kiến thức
Biết được khái niệm về sự điện li, chất điện li.
Hiểu được nguyên nhân tính dẫn điện của dung dịch chất điện li và cơ chế của quá trình điện li.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li.
2.Phân loại chất điện li
Kiến thức
Hiểu được :
- Khái niệm về độ điện li, hằng số điện li.
- Chất điện li mạnh, chất điện li yếu và cân bằng điện li, ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm để phân biệt được chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Giải được một số bài tập có nội dung liên quan.
3. Axit, bazơ và muối
Kiến thức
Biết được : 
- Định nghĩa : Axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.
- Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấc.
- Định nghĩa : Axit, bazơ theo thuyết Bron-stêt, hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ
Kĩ năng
- Phân tích một số thí dụ axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa, lấy thí dụ minh hoạ.
- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính.
 - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.
- Viết biểu thức hằng số phân li axit và hằng số phân li bazơ cho một số trường hợp cụ thể.
- Giải được bài tập : Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh và chất điện li yếu ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
4. Sự điện ly của nước. pH.
Chất chỉ thị axit – bazơ
Kiến thức
 Hiểu được : 
- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm.
Biết được : Chất chỉ thị axit - bazơ : Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng.
Kĩ năng
- Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. 
- Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị axit - bazơ, giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.
5. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Kiến thức
 Hiểu được :
- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện : + Tạo thành chất kết tủa.
+ Tạo thành chất điện li yếu.
+ Tạo thành chất khí.
- Khái niệm sự thuỷ phân của muối, phản ứng thuỷ phân của muối.
Kĩ năng
- Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra.
- Dự đoán được kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn.
- Giải được bài tập : Tính khối lượng chất kết tủa hoặc thể tích chất khí trong phản ứng ; Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
II - Nhóm nitơ 
1. Khái quát về nhóm nitơ
Kiến thức
Hiểu được : 
- Vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
- Sự biến đổi tính chất của các đơn chất (tính oxi hoá - khử, tính phi kim).
Biết được sự biến đổi tính chất các hợp chất với hiđro, hợp chất oxit và hiđroxit.
Kĩ năng
- Viết cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về sự biến đổi tính chất hoá học của các đơn chất trong nhóm.
- Viết các phương trình hoá học minh họa quy luật biến đổi tính chất của đơn chất và hợp chất.
2. Nitơ
Kiến thức
Hiểu được :
- Vị trí của nitơ trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron dạng ô lượng tử của nguyên tử nitơ.
- Cấu tạo phân tử, trạng thái tự nhiên của nitơ.
- Nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. 
- Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ : Tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi). 
Biết được : Tính chất vật lí, ứng dụng chính, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất, kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ.
- Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thể tích khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn tham gia trong phản ứng hoá học ; Tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí và một số bài tập khác có nội dung liên quan.
3. Amoniac 
Kiến thức
Biết được : Tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
Hiểu được : Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của amoniac : Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi, clo, với một số oxit kim loại), khả năng tạo phức.
Kĩ năng 
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac.
- Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hoá học của NH3.
- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn.
- Phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng ; Một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
4. Muối amoni
Kiến thức
Biết được :
- Tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học : Phản ứng trao đổi ion, phản ứng nhiệt phân (muối amoni tạo bởi axit không có tính oxi hoá, muối amoni tạo bởi axit có tính oxi hoá).
- ứng dụng của muối amoni.
Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni.
- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. 
- Phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp phản ứng và một số bài tập khác có nội dung liên quan.
5. Axit nitric 
Kiến thức
Biết được :
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).
- Hỗn hợp gồm 1 thể tích HNO3 đặc và 3 thể tích HCl đặc (cường thuỷ) có tính oxi hoá 
rất mạnh.
Hiểu được :
- HNO3 là một trong những axit mạnh nhất.
- HNO3 là axit có tính oxi hoá mạnh (tuỳ thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất khử) : Oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ vàng và platin), một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. 
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và kết luận.
- Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3. 
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng. 
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3 ; Khối lượng dung dịch HNO3 có nồng độ xác định điều chế được theo hiệu suất phản ứng và bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
6. Muối nitrat 
Kiến thức
Biết được : 
- Tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học : Là chất oxi hoá ở nhiệt độ cao do bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxi và sản phẩm khác nhau (tuỳ thuộc là muối nitrat của kim loại hoạt động, hoạt động trung bình, hoạt động kém) ; Phản ứng đặc trưng của ion với Cu trong môi trường axit. 
- Cách nhận biết ion .
- Chu trình của nitơ trong tự nhiên.
Kĩ năng
- Tiến hành hoặc quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat.
- Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn minh hoạ cho tính chất hoá học.
- Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp ; Nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ; Một số bài tập tổng hợp có nội dung liên quan.
7. Photpho 
Kiến thức
Biết được : Các dạng thù hình, tính chất vật lí, ứng dụng, trạng thái tự nhiên và phương pháp điều chế photpho trong công nghiệp.
Hiểu được : 
- Vị trí của photpho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, cấu hình electron nguyên tử.
- Tính chất hoá học : Photpho vừa có tính oxi hoá (tác dụng với một số kim loại K, Na, Ca,...) vừa có tính khử (khử O2, Cl2, một số hợp chất).
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất của photpho.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ.
- Sử dụng được photpho một cách hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế.
- Giải được bài tập : Tính khối lượng sản phẩm tạo thành qua nhiều phản ứng, bài tập khác có nội dung liên quan.
8. Axit photphoric và muối photphat
Kiến thức
Biết được : 
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (phương pháp chiết, phương pháp nhiệt).
- H3PO4 không có tính oxi hoá, bị tác dụng bởi nhiệt, là axit trung bình ba lần axit.
- Tính chất của muối photphat (tính tan, phản ứng thuỷ phân), cách nhận biết ion photphat.
Kĩ năng
- Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat.
- Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.
- Giải được bài tập : Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, thành phần phần trăm khối lượng muối photphat trong hỗn hợp phản ứng ; Một số bài tập khác có nội dung liên quan.
9. Phân bón hoá học
Kiến thức
Biết được : 
- Khái niệm phân bón hoá học và phân loại. 
- Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali và một số loại phân bón khác (phức hợp và vi lượng).
Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hoá học. 
- Biết cách sử dụng an toàn, hiệu quả

File đính kèm:

  • docPhan 1.doc