Chuẩn kiến thức kỹ năng Hóa học 10
Kiến thức
Hiểu được :
- Nguyên tử gồm hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử mang điện tích dương và vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.
- Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, khối lượng các electron là không đáng kể.
Biết được : Đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử ; Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
Kĩ năng
- Quan sát mô hình thí nghiệm, rút ra nhận xét.
- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.
- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
- Tính được khối lượng và kích thước của nguyên tử.
lưu huỳnh, ứng dụng. Hiểu được : Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, với chất oxi hoá mạnh). Kĩ năng - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học của lưu huỳnh. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh. - Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh. - Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng. 3. Hiđro sunfua. Lưu huỳnh đioxit. Lưu huỳnh trioxit Kiến thức Biết được : - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, ứng dụng của H2S. - Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3. Hiểu được tính chất hoá học của H2S (tính khử mạnh) và SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của H2S, SO2, SO3. - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của H2S, SO2, SO3. - Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết. - Tính thành phần phần trăm về thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp. 4. Axit sunfuric và muối sunfat Kiến thức Biết được : - Tính chất của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4. - Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat. Hiểu được : - H2SO4 là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn...) - H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric. - Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất và điều chế. - Nhận biết ion sunfat. - Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. VII - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 1. Tốc độ phản ứng hoá học Kiến thức Biết được : - Định nghĩa tốc độ phản ứng và nêu thí dụ cụ thể. - Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng : nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng hoá học trong thực tế, rút ra được nhận xét về tốc độ phản ứng. - Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi. 2. Cân bằng hoá học Kiến thức Biết được : - Khái niệm phản ứng thuận nghịch và nêu thí dụ. - Khái niệm về cân bằng hoá học và nêu thí dụ. - Khái niệm về sự chuyển dịch cân bằng hoá học và nêu thí dụ. Nội dung nguyên lí Lơ Sa-tơ-li-ê và cụ thể hoá trong một số trường hợp cụ thể. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học. - Dự đoán chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể. - Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể. Có nội dung đọc thêm về khái niệm hằng số cân bằng Kc (biểu thức và ý nghĩa). VIII - Thực hành hoá học 1. Phản ứng oxi hoá - khử Kiến thức Biết được : Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm : - Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit, dung dịch muối... - Phản ứng oxi hoá - khử trong môi trường axit. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 2. Tính chất hoá học của clo và hợp chất của clo Kiến thức Biết được : Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm : - Điều chế clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm. - Điều chế axit HCl từ H2SO4 đặc và NaCl. - Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch, trong đó có dung dịch chứa ion Cl-. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Tính chất hoá học của brom, iot Kiến thức Biết được : Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm : - So sánh tính oxi hoá của clo và brom. - So sánh tính oxi hoá của brom và iot. - Tác dụng của iot với hồ tinh bột. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 4. Tính chất của oxi và lưu huỳnh Kiến thức Biết được : Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm : - Tính oxi hoá của oxi. - Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ. - Tính oxi hoá của lưu huỳnh. - Tính khử của lưu huỳnh. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 5. Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh Kiến thức Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm : - Tính khử của hiđro sunfua. - Tính khử và tính oxi hoá của lưu huỳnh đioxit. - Tính oxi hoá của axit sunfuric đặc. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 6. Tốc độ phản ứng hoá học Kiến thức Biết được : Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm : - ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. - ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. - ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. III - Chuẩn kiến thức, kĩ năng (nÂng cao) lớp 10 Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú I - Nguyên tử 1. Thành phần nguyên tử Kiến thức Hiểu được : - Nguyên tử gồm hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử mang điện tích dương và vỏ nguyên tử gồm các electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân. Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. - Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân, khối lượng các electron là không đáng kể. Biết được : Đơn vị khối lượng, kích thước của nguyên tử ; Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron. Kĩ năng - Quan sát mô hình thí nghiệm, rút ra nhận xét. - So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. - So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử. - Tính được khối lượng và kích thước của nguyên tử. - Kích thước của nguyên tử được đo bằng nm (A0). - Khối lượng của nguyên tử được đo bằng đơn vị u (hay đvC). 2. Điện tích và số khối của hạt nhân Kiến thức Hiểu được : - Sự liên quan giữa số điện tích hạt nhân, số p và số e, giữa số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân và số nơtron. - Khái niệm nguyên tố hoá học. + Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử. + Kí hiệu nguyên tử X là kí hiệu hoá học của nguyên tố, số khối (A) bằng tổng số hạt proton và số hạt nơtron. Kĩ năng Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử và ngược lại. 3. Đồng vị. Nguyên tử khối trung bình Kiến thức Biết được : Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. Kĩ năng Giải được bài tập : Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị, tính tỉ lệ phần trăm khối lượng của mỗi đồng vị, một số bài tập khác có nội dung liên quan. 4. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử. Lớp và phân lớp electron Kiến thức Biết được : - Mô hình nguyên tử của Bo, Rơ-dơ-pho. - Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử. - Obitan nguyên tử, hình dạng các obitan nguyên tử s, px, py, pz. - Khái niệm lớp, phân lớp electron và số obitan trong mỗi lớp và mỗi phân lớp. Kĩ năng Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số obitan trong mỗi lớp, mỗi phân lớp. 5. Năng lượng của các electron trong nguyên tử. Cấu hình electron nguyên tử Kiến thức Hiểu được : - Mức năng lượng obitan trong nguyên tử và trật tự sắp xếp. - Các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử : Nguyên lí vững bền, nguyên lí Pau-li, quy tắc Hun. - Cấu hình electron và cách viết cấu hình electron trong nguyên tử. - Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn. - Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng. Kĩ năng - Viết được cấu hình electron dạng ô lượng tử của một số nguyên tố hoá học. - Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm. Thêm cấu hình electron dưới dạng ô lượng tử. II - Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học 1. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Kiến thức Hiểu được : - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Cấu tạo của bảng tuần hoàn : Ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B), các nguyên tố họ Lantan, họ Actini. Kĩ năng Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron nguyên tử và ngược lại. Ô nguyên tố gồm : Kí hiệu, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối trung bình, cấu hình electron nguyên tử, độ âm điện, số oxi hoá. 2. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hoá học Kiến thức Hiểu được : - Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A. - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì. - Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố. Biết được : Đặc điểm cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm B. Kĩ năng - Dựa vào c
File đính kèm:
- Chuan kien thuc ky nang hoa 10.doc