Chủ đề Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
CHỦ ĐỀ
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN.
BƯỚC 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt.
Kiến thức:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật
- Kể được các loại vi phạm pháp luật
- Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí?
- Kể được các loại trách nhiệm pháp lí.
Kỹ năng:
Biết phân loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.
Thái độ
- Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước.
- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.
BƯỚC 2: Xác định năng lực.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực nhận thức đánh giá và điều chỉnh hành vi.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI CHỦ ĐỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN. BƯỚC 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt. Kiến thức: - Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật - Kể được các loại vi phạm pháp luật - Nêu được thế nào là trách nhiệm pháp lí? - Kể được các loại trách nhiệm pháp lí. Kỹ năng: Biết phân loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí. Thái độ Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước. Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật. BƯỚC 2: Xác định năng lực. - Năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực nhận thức đánh giá và điều chỉnh hành vi. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. BƯỚC 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt. Nội dung ( Chuẩn KT,KN,TĐ) Nhận biết ( Mô tả yêu cầu cần đạt) Thông hiểu ( Mô tả yêu cầu cần đạt) VD thấp ( Mô tả yêu cầu cần đạt) VD cao ( Mô tả yêu cầu cần đạt) 1. Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật. Trình bày được các loại VPPL và kể tên được các loại VPPL 2. Xác định được hành vi VPPL Lựa chọn được các hành vi VPPL. 3. Xác định được thế nào là trách nhiệm pháp lí Biết được trách nhiệm pháp lí là gì . 4. Biết phân biệt các loại TNPL Xác định được các đối tượng chịu trách nhiệm pháp lí 5. Xác định được hành vi VPPL và vận dụng kiến thức làm rõ nội dung Lựa chọn được hành vi VPPL Vận dụng kiến thức làm rõ ND. 6. Biết xử lí tình huống liên quan Hiểu được các hành vi VPPL. Nhận thức được hành vi VPPL và có ứng xử đúng. BƯỚC 4: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo các mức miêu tả Câu 1: Thế nào là vi phạm pháp luật? Kể tên các loại vi phạm pháp luật. Câu 2: Hãy xác định các hành vi sau thuộc VPPL nào? Các loại VPPL Hành vi 1.VPPL Hình sự A. Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà 2.VPPL Hành chính B. Chạy xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe 3.VPPL Dân sự C. Trộm cắp tài sản của công dân 4.VPPL Kỉ luật D. Giở tài liệu trong giờ kiểm tra. Đ. Câu 3: Về hình thức, trách nhiệm pháp lí là gì? Là sự bắt buộc phải thực hiện các quy định của pháp luật. Là biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Là để giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của mỗi người dân. Câu 4: Đối tượng nào sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi vi phạm của mình? Người từ 10 tuổi đến dưới 14 tuổi. Người từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Người từ 18 tuổi trở lên Cả B và C đúng. Câu 5: Trong các hành vi sau, hành vi nào vi phạm pháp luật dân sự? Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng và giải thích lí do. A. Đi xe phân khối lớn khi chưa đủ 17 tuổi B. Vay tiền quá hạn, dây dưa không trả. C. Cất dùm người quen một gói nhỏ Hêrôin D. Lấn chiếm vĩa hè làm nơi kinh doanh. Câu 6: Tình huống: N gần 14 tuổi đã nhận vận chuyển một gói hàng để lấy tiền. Trên đường đi đưa hàng, N bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma túy. Các chú công an đã giữ N lại. a/ Theo em, N có vi phạm pháp luật không? b/ Nếu em là N, em sẽ ứng xử như thế nào về hành vi đó? BƯỚC 5: Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi bài tập đánh giá theo các mức đã miêu tả. BƯỚC 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống câu hỏi/bài tập. BƯỚC 7: Xác định một số phương pháp và hình thức giảng dạy cơ bản cho chủ đề * Sử dụng các phương pháp Động não Xử lý tình huống Liên hệ và tự liên hệ Tranh luận * Về hình thức tổ chức hoạt động Học chung toàn lớp, nhóm, cá nhân
File đính kèm:
- VPPL- TNPL_L9 (NGUYỄN TRÃI).doc