Chủ đề: trang trí cơ bản khởi nguồn của nghệ thuật trang trí

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỂ:

Kiến thức:

- Hs nhận biết đặc điểm của họa tiết trang trí dân tộc.

- Hs biết kiến thức cơ bản về màu sắc.

 - Hs biết được cách tiến hành của trang trí cơ bản.

Kỹ năng:

- Học sinh biết cách chép được một số họa tiết trang trí dân tộc

- Hs biến vận dung kiến thức về màu sắc vào trong các bài trang trí.

- Hs thể hiện được một bài trang trí hình cơ bản theo ý thích.

Thái độ:

- Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các bài vẽ trang trí cơ bản thông qua bố cục, họa tiết, màu sắc.

Năng lực hình thành:

 Năng lực quan sát, cảm thụ, ước lượng tư duy, thực hành, nhận biết, sáng tạo, vấn đáp, thích ứng môi trường, tư duy logic, phân tích tổng hợp

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: trang trí cơ bản khởi nguồn của nghệ thuật trang trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRANG TRÍ CƠ BẢN 
KHỞI NGUỒN CỦA NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ
(Mỹ thuật 6)
Những bài tích hợp
Bài 1: Chép họa tiết trang trí dân tộc
Bài 8: Cách sắp xếp bố cục trong trang trí
Bài 11: Màu sắc
Bài 12: Màu sắc trong trang trí
Bài 15: Trang trí hình vuông
Bài 18: Trang trí đường diềm
MỤC TIÊU CHỦ ĐỂ:
Kiến thức:
- Hs nhận biết đặc điểm của họa tiết trang trí dân tộc.
- Hs biết kiến thức cơ bản về màu sắc.
	- Hs biết được cách tiến hành của trang trí cơ bản.
Kỹ năng: 
Học sinh biết cách chép được một số họa tiết trang trí dân tộc
Hs biến vận dung kiến thức về màu sắc vào trong các bài trang trí.
Hs thể hiện được một bài trang trí hình cơ bản theo ý thích.
Thái độ: 
Học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của các bài vẽ trang trí cơ bản thông qua bố cục, họa tiết, màu sắc.
Năng lực hình thành:
	Năng lực quan sát, cảm thụ, ước lượng tư duy, thực hành, nhận biết, sáng tạo, vấn đáp, thích ứng môi trường, tư duy logic, phân tích tổng hợp
NỘI DUNG/ HOẠT ĐỘNG ( thời gian 6 tiết)
HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT NHẬN XÉT (2 tiết).
Đi học tập thực tế tại tại bảo tàng, Văn Miếu Quốc Tử Giám hoặc đến các di tích lịch sử tại địa phương.
- Quan sát các đồ vật, hiện vật… (Trống đồng, bát, đĩa cổ…)
- Quan sát họa tiết, màu sắc có trên trang phục của các dân tộc.
- Liên hệ họa tiết trang trí với những hình ảnh thực tế trong cuộc sống.
- Lựa chọn họa tiết phù hợp với bài trang trí.
- Chép lại họa tiết trang trí. ( hoặc sưu tầm)
HOẠT ĐỘNG 2: CÁCH VẼ (1 tiết)
- Hướng dẫn học sinh các cách sắp xếp trong trang trí
- Hướng dẫn học sinh các bước trang trí cơ bản
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng màu trong trang trí (Giáo viên và học sinh thực hành).
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH (2 tiết)
- Học sinh quan sát và nhận xét các bài vẽ trang trí hình cơ bản của học sinh năm trước.
	- Giáo viên nhận xét 
	- Nêu yêu cầu bài vẽ (học sinh có thể lựa chọn vẽ cá nhân hoặc vẽ theo nhóm)
	- Học sinh thực hành 
HOẠT ĐỘNG 4: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ (1 tiết)
- Học sinh trưng bày sản phẩm theo nhóm (Tổ chức triển lãm nhỏ tại lớp học, phòng chức năng)
- Học sinh các nhóm nhận xét bài của nhau
- Giáo viên tổng hợp kiến thức .
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
Nội dung
Câu hỏi/ bài tập
Nhận biết
(1)
Thông hiểu
(2)
Vận dụng thấp
(3)
Vận dụng cao
(4)
Năng lực vận dụng hình thành
Chép họa tiết dân tộc
Quan sát đánh giá
-Năng lực quan sát
- Năng lực cảm thụ
- Năng lực ước lượng tư duy
- Năng lực thực hành
- Sưu tầm họa tiết (chụp ảnh, in, scan…)
Chép lại họa tiết trang trí dân tộc
Chép được hình dáng, đặc điểm, tỷ lệ họa tiết tương đối giống với họa tiết mẫu
Cách sắp xếp trong trang trí
Tự luận
Em đã biết cách sắp xếp họa tiết nào dưới đây?
-Năng lực nhận biết
- Năng lực sáng tạo
Đối xứng
Xen kẽ 
Đảo chiều 
Nhắc lại 
Cách khác…………………….
Sử dụng 1 hoặc 2 cách sắp xếp trong bài trang trí
Với mỗi dạng bài trang trí chọn được cách sắp xếp phù hợp.
Nội dung
Câu hỏi/ bài tập
Nhận biết
(1)
Thông hiểu
(2)
Vận dụng thấp
(3)
Vận dụng cao
(4)
Năng lực vận dụng hình thành
Màu sắc
Tự luận
Giáo viên quan sát học sinh vẽ màu sắc
- Năng lực tư duy
- Kỹ năng thực hành
Chỉ ra và vẽ được màu 3 màu cơ bản
Nêu ra và vẽ được màu cơ bản, màu nhị hợp
Chọn và vẽ được màu cơ bản, màu nhị hợp, màu nóng lạnh
Chọn và vẽ được màu cơ bản, màu nhị hợp, gam màu nóng lạnh và màu bổ túc
Trong bài trang trí em thường tô màu tô màu như thế nào?
-Năng lực vấn đáp
- Năng lực sáng tạo, tư duy
Có màu nào dùng màu đấy 
Vẽ màu theo gam nóng hoặc lạnh
Vẽ màu theo gam màu, họa tiết chính, phụ
Vẽ được bài theo gam màu, họa tiết và có 3 sắc độ
Mùa hè em thường mặc những trang phục có màu sắc như thế nào?
-Năng lực tư duy
- Năng lực sáng tạo
- Khả năng thích ứng môi trường
Chọn trang phục có màu sắc phù hợp với thực tế cuộc sống 
Lựa chọn những trang phục theo gam màu lạnh, sáng để tạo cảm giác mát mẻ, dễ chịu
Nội dung
Câu hỏi/ bài tập
Nhận biết
(1)
Thông hiểu
(2)
Vận dụng thấp
(3)
Vận dụng cao
(4)
Năng lực vận dụng hình thành
Trang trí hình cơ bản
Quan sát đánh giá
-Năng lực thực hành
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tư duy logic
Hoàn thành bài vẽ
Hoàn thành bài, họa tiết phù hợp với chủ đề bài vẽ
Họa tiết phù hợp cân đối, màu sắc tự do
Họa tiết cân đối, màu sắc hài hòa
Đánh giá kết quả học tập.
Quan sát đánh giá
-Năng lực tư duy.
-Năng lực phân tích tổng hợp.
- Năng lực cảm thụ.
Chỉ ra được những kiến thức cơ bản về màu sắc, cách sắp xếp trong trang trí.
Chọn được bài vẽ đẹp và chưa đẹp
Chọn được bài vẽ đẹp và chưa đẹp, nêu được lý do. 
.

File đính kèm:

  • docChu de trang tri co ban.doc