Chủ đề: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân

Chủ đề: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:

 * Kiến thức:

- Hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.

- Hiểu được ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo.

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.

 *Kĩ năng:

- Phân biệt được những hành vi đúng và không đúng quyến khiếu nại, tố cáo.

- Biết cách ứng xử đúng và phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.

* Thái độ:

- Thận trọng khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 844 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm: NGÔ GIA TỰ - LTK - MHH
Chủ đề: QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN
Bước 1: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành:
 * Kiến thức: 
- Hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
- Hiểu được ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
 *Kĩ năng:
- Phân biệt được những hành vi đúng và không đúng quyến khiếu nại, tố cáo.
- Biết cách ứng xử đúng và phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
* Thái độ:
- Thận trọng khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo.
Bước 2: Xác định những năng lực có thể đánh giá và hướng tới trong quá trình dạy học chủ đề này:
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy phê phán
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, 
- Năng lực sáng tạo.
- Năng lực nhận thức đánh giá và điều chỉnh hành vi
Bước 3: Bảng mô tả các bước yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/ bài tập trong chủ đề:
Nội dung
(Chuẩn KT, KN, TĐ)
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp ( Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
 ( Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Hiểu được thế nào là quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nhận biết quyền khiếu nại của công dân.
2. Phân biệt được các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
Biết được tình huống cần khiếu nại hay tố cáo.
Biết cách ứng xử đúng và phù hợp với các tình huống cần khiếu nại và tố cáo.
3. Hiểu được ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo.
Nhận thức được tầm quan trọng của quyền khiếu nại, tố cáo.
4. Nêu được trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
Biết trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo.
Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nai, tố cáo.
Bước 4: Biên soạn hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo các bước đã mô tả:
Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Ý kiến nào nêu dưới đây là đúng về quyền khiếu nại của công dân?
A. Công dân được quyền sử dụng quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho lợi ích công cộng.
B. Công dân có quyền khiếu nại những hành vi gây hại cho nhà nước.
C. Công dân được quyền khiếu nại khi thấy có hành vi gây hại cho tài sản của người khác.
D. Công dân được khiếu nại khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
2. Công dân có quyền khiếu nại trong những trường hợp nào sau đây?
Điểm bài thi của bạn mình thấp hơn của.
Bị nhà trường kỉ luật oan.
Phát hiện người khác có hành vi tham ô tài sản của nhà nước.
Bị bạn cùng lớp đánh gây thương tích.	
3. Công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo cần:
tích cực, năng động, sáng tạo.
trung thực, khách quan, thận trọng.
nắm vững quy định pháp luật.
nắm được điểm yếu của đối phương.
Câu 2: Nhà anh Thành ở gần cơ sở giữ trẻ. Anh thường xuyên chứng kiến cảnh bảo mẫu có những hành vi bạo hành đối với các cháu bé được trông giữ tại cơ sở đó. Anh Thành đang phân vân không biết nên sử dụng quyền khiếu nại hay quyền tố cáo để ngăn chặn hành vi bạo hành của bảo mẫu đối với các cháu nhỏ. 
 Theo em, anh Thành nên sử dụng quyền nào và thực hiện ra sao? 
Câu 3:Vì sao nhà nước xây dựng và ban hành Luật khiếu nại, tố cáo?
Câu 4: Pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào sau đây?
Cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại.
Tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo.
Có các biện pháp để bảo vệ người khiếu nại, tố cáo.
Bao che cho người bị khiếu nại, tố cáo.
Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để xuyên tạc, vu khống, gây rối trật tự.
Trình bày trung thực sự việc.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại.
Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Bước 6: Chỉnh sửa và hoàn thiện hệ thống câu hỏi/ bài tập.
Bước 7: Xác định một số phương pháp và hình thức dạy học cơ bản cho chủ đề:
- Về các phương pháp/ kĩ thuật dạy học:
 + Đàm thoại.
 + Nêu và giải quyết vấn đề
 + Thảo luận nhóm
- Về hình thức tổ chức hoạt động dạy học: GV tổ chức cho HS học tập chung cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

File đính kèm:

  • docQUYEN KHIEU NAI TO CAO - L8( NGT).doc