Chủ đề dạy học Sinh học 8: Hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên

I/ Mục tiêu:

 1/ Kiến thức:

 - Trình bày những khái niệm thụ tinh, thụ thai ,điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát triển thành thai.

 - Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.

 - Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.

 - Phân tích được ý nghĩa của cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch và cơ sở khoa học của Luật hôn nhân – gia đình.

 - Phân tích được những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên.

 - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.

 2/ Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích hình.

 - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

 - Vận dụng kiến thức vào thực tế.

 Kĩ năng sống:

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm.

- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh để tìm hiểu đặc điểm quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai.

- Kĩ năng giao tiếp: tự tin nói với các bạn trong nhóm tên gọi các bộ phận của cơ quan sinh dục và chức năng của chúng.

 - Kĩ năng ra quyết định: tự xác định cho mình một phương pháp tránh thai thích hợp.

 - Kĩ năng từ chối: từ chối lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn.

3/ Thái độ:

 - Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.

 - Giáo dục ý thức giữ gìn, vệ sinh cơ thể bảo vệ sức khỏe.

 

4. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề

a. Các năng lực chung

 a.1. NL tự học (Là NL quan trọng nhất)

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là góp phần hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.

- HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề:

 Kế hoạch học tập chủ đề

 

doc11 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 533 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề dạy học Sinh học 8: Hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai.
- Kĩ năng giao tiếp: tự tin nói với các bạn trong nhóm tên gọi các bộ phận của cơ quan sinh dục và chức năng của chúng.
 - Kĩ năng ra quyết định: tự xác định cho mình một phương pháp tránh thai thích hợp.
 - Kĩ năng từ chối: từ chối lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn. 
3/ Thái độ:
 - Giáo dục nhận thức đúng đắn về cơ quan sinh sản của cơ thể.
 - Giáo dục ý thức giữ gìn, vệ sinh cơ thể bảo vệ sức khỏe.
4. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
a. Các năng lực chung 
	a.1. NL tự học (Là NL quan trọng nhất)
HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là góp phần hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.
HS lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề:
 Kế hoạch học tập chủ đề
THÔNG TIN
Nhiệm vụ
Thời gian
Người thực hiện 
Phương pháp thực hiện
Sản phẩm
1
Thu thập tài liệu liên quan đến việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN tại xã, huyện trong 3 năm gần đây
1 buổi
Cá nhân và hợp tác nhóm.
Cơ sở y tế ở địa phương hay các cở dịch vụ y tế.
Các file tài liệu 
	a.2. NL giải quyết vấn đề 
- HS ý thức được tình huống học tập và tiếp nhận để có phản ứng tích cực để trả lời: Làm thế nào để hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.
Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau: Internet, sách giáo khoa sinh 8, GDCD 9, các thông tin khác,
HS phân tích được các giải pháp thực hiện có phù hợp hay không: HS phân tích và lựa chọn các giải pháp như: tổ chức thảo luận trên lớp, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tạo trang web/diễn đàn đưa ra các giải pháp hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên để trao đổi với bạn bè về tình trạng đó.
	a.3. NL tư duy sáng tạo
- HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập: Thụ tinh, thụ thai, sự phát triển của thai, dấu hiệu của tuổi dậy thì – hoạt động của các tuyến nội tiết, cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai, hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên, biện pháp hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.
Đề xuất được ý tưởng: về cách tổ chức, về cách trình bày,...
a.4. NL tự quản lý
Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân để tránh mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề
Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập
a.5. NL giao tiếp
Xác định đúng các hình thức giao tiếp: Ngôn ngữ nói, viết, ngôn ngữ cơ thể
Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức giao tiếp
a.6. NL hợp tác
Làm việc cùng nhau, chia sẻ kinh nghiệm
a.7. NL sử dụng CNTT và truyền thông (ICT)
Sử dụng các phần mềm học tập (cụ thể) trong chủ đề
Khai thác có hiệu quả các nguồn thông tin từ Internet về vấn đề SKSS.
a.8. NL sử dụng ngôn ngữ
NL sử dụng Tiếng Việt:...
Sử dụng các thuật ngữ khoa học trong chủ đề.
b. Các năng lực chuyên biệt (đặc thù của môn Sinh học); 
b.1. NL quan sát: mô tả, liệt kê, xác định vị trí
 	b.2. NL phân loại: phân loại các phương pháp tránh thai, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất.
b.3. NL tiên đoán: hậu quả nếu không áp dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục khác giới.
II. Xác định mạch kiến thức của chủ đề 
Các bài liên quan của chủ đề
Sinh học 8
+ Bài 62: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
+ Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Dấu hiệu của tuổi dậy thì – hoạt động của các tuyến nội tiết ( tuyến yên, tuyến sinh dục).
2.1.2. Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai.
2.1.3. Hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. 
2.1.4. Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. 	
2.1.5. Biện pháp hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.
	2.2. Vận dụng thực tiễn
2.2.1. Tìm hiểu thực trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên ở địa phương em.
2.2.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
2.2.3. Hậu quả của thực trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN ở địa phương em.
2.2.4. Tự đưa ra những biện pháp phòng tránh cho bản thân về vấn đề mang thai ngoài ý muốn và tránh vi phạm luật hôn nhân gia đình; cũng như tuyên truyền đến bạn bè xung quanh.
Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập/thực hành thí nghiệm đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề
Nội dung 
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
(sử dụng các động từ trong bảng phần phụ lục)
Các NL hướng tới trong chủ đề
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO 
Nội dung 1:
Thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai
- Nêu được khái niệm thụ tinh, thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt. (1.1.1), (1.2.1)
- Trình bày được các quá trình thụ tinh, thụ thai và sự phát triển của thai qua các giai đoạn. (1.1.2)
- Xác định đúng được vị trí xảy ra việc thụ tinh, thụ thai. (1.1.3)
-Phân biệt hiện tượng thụ tinh với thụ thai. (1.1.4)
- Thực hiện được một số biện pháp vệ sinh cơ thể trong những ngày có kinh nguyệt. (1.2.2)
- Xác định được những việc nên làm và không nên làm trong khi mang thai để thai có thể phát triển khỏe mạnh. (1.3.1), (1.3.2)
- Tính được thời điểm rụng trứng, thời điểm có khả năng thụ thai trong chu kì kinh nguyệt của bản thân. (1.2.3)
NL tự học
NL quan sát
NL tiên đoán
NL giải quyết vấn đề
NL hợp tác
Nội dung 2:
Hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên
-Trình bày được những hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn ở lứa tuổi HS. (2.1.1)
- Phân tích được những nguy cơ có thể xảy ra khi có thai ở tuổi VTN. (2.1.2)
- Hình dung được những khó khăn về vật chất và tinh thần mà mình phải đối mặt nếu rơi vào tình trạng có thai ngoài ý muốn. (2.1.3)
- Thực hiện được một số hình thức tuyên truyền cho bạn bè về hậu quả của việc có thai ngoài ý muốn (tâm sự, khuyên nhủ, vận động, sinh hoạt ngoại khóa) (2.1.4)
Năng lực tự học
KN tiên đoán + nhận định.
NL quan sát
NL hợp tác
Nội dung 3:
Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.Biện pháp hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.
- Liệt kê được một số cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. (3.1.1)
- Liệt kê được các biện pháp phòng tránh thai ngoài ý muốn. (3.1.2)
- Kể tên được một số dụng cụ tránh thai và chức năng của chúng. (3.2.1)
- Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai. (3.1.1)
-Lựa chọn được biện pháp phù hợp nhất đối với lứa tuổi HS. (3.1.2)
- Phân tích được ý nghĩa của việc tránh thai. (3.1.4)
- Đánh giá được biện pháp tối ưu trong việc phòng tránh thai. (3.1.5)
- Xác định được các biện pháp, dụng cụ tránh thai phù hợp đối với nam hoặc nữ. (3.4)
- Có ý thức chủ động trong việc phòng tránh thai ngoài ý muốn. (3.1.3)
-Tự quản lí bản thân tốt trong cuộc sống. (3.3)
-Tăng cường tham gia các hoạt động ngoại khóa về giáo dục SKSS VTN. (2.1.4)
Năng lực tự học 
NL quan sát
 NL phân loại
NL tiên đoán
 NL tự quản lí
NL GQVĐ
IV. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả
Bài 1: Xem video về quá trình thụ tinh và thụ thai, phát triển của thai, chu kì kinh nguyệt.
	1.1. NL quan sát
 1.1.1. Xác định khái niệm thụ tinh, thụ thai, hiện tượng kinh nguyệt.
 1.1.2. Xác định được các giai đoạn phát triển của thai trong tử cung.
	1.1.3. Trình bày vị trí xảy ra sự thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai.
	1.1.4. Phân biệt hiện tượng thụ tinh, thụ thai.
	1.2. NL dự đoán
	1.2.1. Hãy xác định nếu không xảy ra hiện tượng thụ tinh thì điều gì xảy ra tiếp theo ở bạn nữ ?
	1.2.2. Để giữ vệ sinh cơ thể trong thời kì kinh nguyệt em cần chú ý điều gì?
 1.2.3. Lập được biểu đồ chu kì kinh nguyệt của bản thân.
1.3. NL giải quyết vấn đề. 
Một phụ nữ mang thai đến tuần thứ 6 của thai kỳ bị mắc bệnh cảm cúm sau đó người này đã tự uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh của mình.
1.3.1. Sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của thai nhi?
1.3.2. Người mẹ cần làm gì khi mang thai để thai nhi phát triển khỏe mạnh?
 Bài tập 2: Một bé gái 14 tuổi đang học lớp 8 trường THCS B, sau khi quan hệ với một bạn khác giới, thấy kinh nguyệt của mình không có 2 tháng nay. Khi đến khám ở 1 cơ sở y tế , bác sĩ khám và kết luật bé gái này có thai.
2.1. NL tiên đoán + nhận định:
 2.1.1. Em hãy chỉ ra hậu quả của việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên?
 2.1.2. Em hãy trình bày một số nguy cơ có thể xảy ra khi có thai ở tuổi VTN là gì?
 2.1.3. Em hãy dự đoán bạn HS này sẽ gặp những khó khăn gì trong học tập và đời sống?
 2.1.4. Em hãy lập một kế hoạch để tuyên truyền vấn đề mang thai ngoài ý muốn đến bạn bè xung quanh ?
Bài tập 3: Sau khi thấy hậu quả của thực trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Giáo viên giới thiệu một số tranh ảnh, dụng cụ có thể giúp tránh thai.
	3.1. NL GQVĐ
 3.1.1. Em hãy liệt kê và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai?
	 3.1.2. Em hãy trình bày các biện pháp hạn chế tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN?
 3.1.3. Để tránh việc mang thai ngoài ý muốn cho bản thân em phải làm gì?
 3.1.4 Em hãy giải thích ý nghĩa của việc tránh thai.
 3.1.5. Hãy chứng tỏ dụng cụ nào tối ưu nhất vừa tránh thai vừa tránh được bệnh lây qua đường tình dục?
 3.2 NL quan sát: 
 	3.2.1. Em hãy chú thích tên của các dụng cụ trên hình ảnh và nêu tác dụng của từng dụng cụ đó?
 3.3. NL tiên đoán: 
 Theo em nếu một bạn nữ nào đó ở tuổi VTN có quan hệ tình dục với bạn khác giới mà không áp dụng một trong các biện pháp tránh thì có thể xảy ra những hậu quả sẽ như thế nào? Nếu hậu quả đó xảy ra theo em hãy xử lý như thế nào? 
 3.4. NL phân loại: Em hãy xếp các dụng cụ tránh thai trên hình theo các nhóm tác dụng:
	- Ngăn không cho trứng rụng
	- Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng 
	- Ngăn không cho trứng làm tổ
Phụ lục: Bổ sung thêm bảng động từ
BIẾT: Nhớ lại những kiến thức đã học một cách máy móc và nhắc lại.
Các động từ tương ứng với mức độ Biết: xác định, phân loại, mô tả, phác thảo, lấy ví dụ, liệt k

File đính kèm:

  • docChu de day hoc phat trien nang luc hoc sinh.doc