Chủ đề chính: Động vật - Chủ đề nhánh: Vật nuôi trong gia đình

CHỦ ĐỀ NHÁNH: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH

 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Khám phá khoa

ĐỀ TÀI : ĐÔI BẠN GÀ VỊT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết được con gà , con vit về (tên gọi, đặc điểm bên ngoài, tiếng kêu) và một số con vật thuộc nhóm gia cầm.

2. Kỷ năng:

- Nhận biết sự giống nhau và phân biệt sự khác nhau giữa gà trống và vịt.

- Tự tin,mạnh dạn phát biểu ý kiến.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, biết sử dụng các trạng thái biểu lộ cảm xúc khi miêu tả các con vật mà trẻ biết.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu thương các con vật nuôi trong gia đình, biết chăm sóc chúng.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh gà, vịt để cung cấp kiến thức.

- Tranh lô tô cho trẻ.

- Bài hát về một số con vật nuôi trong gia đình.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề chính: Động vật - Chủ đề nhánh: Vật nuôi trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhọn. Mỏ vịt dẹp và dài. - - Chân gà có móng nhọn ,có cựa. Chân vịt có màng da.
- Gà trống gáy ò ó o. Vịt kêu cạp cạp cạp.
* Ngoài gà và vịt nhà các con còn có nuôi con vật gì thuộc nhóm gia cầm. Trẻ kể.
* Gà, vịt, ngỗng, ngan là những con vật rất đáng yêu, để chúng mau lớn các con phải làm gì? Cho chúng ăn, cho chúng uống nước. Cô tóm ý
* Trò chơi 1 : Tôi là ai ?
- Cách chơi: Cô tặng cho mổi con 1 rổ trong đó có rất nhiều con vật nuôi trong gia đình.Khi các con nghe câu đố hoặc tiếng kêu, hoặc nói tên con vật. Các con hãy đoán và tìm con vật đó, khi nghe tín hiệu của cô các con giơ tranh lên cô kiểm tra. Nếu bạn nào chọn nhanh, đúng được cô khen..
- Cho cả lớp chơi 4- 5 lần.→ Lớp chơi 4-5 lần.
*Trò chơi 2: Nhà tôi ở đâu ?
- Cách chơi: Cô chuẩn bị hai ngôi nhà 1 ngôi nhà gà và một ngôi nhà vịt, các con vừa đi vừa hát khi nào kết thúc bài hát, ví dụ cô yêu cầu bạn trai về nhà gà bạn gái về nhà vịt, thì các con chạy ngay về nhà cô yêu cầu và ngược lại.
- Luật chơi: Bạn nào về đúng, được cô khen.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần, sau mỗi lần chơi đổi chỗ nhà và đổi số trẻ về nhà.
- Sau mỗi lần chơi nhận xét khen trẻ.
- Cho trẻ hát bài: “Một con vịt” Nghĩ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 14 tháng 02 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Thể dục
 ĐỀ TÀI : ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC	
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết đi trên ghế thể dục đúng tư thế.
2. Kỷ năng: 
- Đi khéo léo nhanh nhẹn trên ghế thể dục, khẻ năng định hướng và giữ thăng bằng khi thực hiện 
3. Thái độ: 
- Manh dạn tự tin khi đi trên ghế thể dục
II. CHUẨN BỊ:
* Không gian tổ chức : Ngoài sân. 
* Đồ dùng phương tiện :
- Ghế thể dục 4 - 6 cái 
- Sân tập thoáng mát. 
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
\
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Hoạt động 3
a. Khởi động:
- Cô làm người dẫn đầu cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân (kiểng gót, đi bằng mũi bàn chân, bàn chân, đi nâng cao đùi, chạy nhanh, chạy chậm). 
b. Trọng động: Bài tập phảt triển chung:
- Tay vai: Tay đưa ra trước, đưa lên cao, đưa sang ngang
- Bụng lườn: Cúi gập người về trước. 
- Chân: Bước khuỵu chân ra trước. 
- Bật: Bật tách chân, khép chân.
+ Bài tập hổ trợ: Làm động tác của các con vật.
c. Vận động cơ bản: Đi trên ghế thể dục.
- Lần 1 cô làm mẫu không phân tích.
- Lần 2 vừa thực hiện vừa phân tích.
- Tư thế bước lên ghế thể dục đi tự nhiên mắt nhìn thẳng, đầu không cúi, hướng về phía trước.
- Lần 3 gọi 2 cháu khá tập cho lớp quan sát. 
- Trẻ thực hiện: 
- Đội hình 2 hàng ngang.
- Mỗi lần thực hiện 1 trẻ lên đi rồi về cuối hàng, khi trẻ đi cô động viên trẻ tự tin mạnh dạn, mắt nhìn thẳng, đầu không cúi.
- Cho 2 đội thi đua thực hiện.
d. Trò chơi: Mèo bắt chuột.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi, sau mỗi lần chơi đổi trẻ.
- Nhận xét khen trẻ.
- Hít thở nhẹ nhàng đội hình 1 vòng tròn
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 14 tháng 02 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Tạo hình
 ĐỀ TÀI : VẼ CON GÀ TRỐNG	
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
- Trẻ vẻ được đầy đủ các bộ phận của con gà và đặc điểm đặc trưng của con gà trống .
2. Kỷ năng: 
- Trẻ biết vẽ , tô màu bố cục tranh cân đối 
3. Thái độ: 
- Thể hiện tình cảm của mình đối với những con vật nuôi trong gia đình qua hình vẽ của trẻ . 
II. CHUẨN BỊ:
* Không gian tổ chức : Trong lớp 
* Đồ dùng phương tiện :
- Máy catset, băng nhạc, 1 số bài hát tích hợp .
- Tranh vẽ con gà trống .
- Vở tạo hình, bút chì, bút màu 
III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
- Hoạt động mở đầu
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Hoạt động 3
- Kết thúc hoạt động
- Cô và trẻ cùng hát bài “Con gà trống”. Trò chuyện về nội dung bài hát 
- Giới thiệu : 
- Con gà trống gáy như thế nào ?
- À đúng rồi! Con gà trống thường gáy để đánh thức mọi người dậy sớm đi làm, đi học... 
- Bạn nào cho cô biết gà trống có những đặc điễm gì nổi bật ?
- Cho trẻ quan sát tranh mẫu của cô.
- Cô vẽ mẫu:
- Bây giờ các con hãy chú ý xem cô vẽ con gà trống nhé ! 
- Cô vừa vẽ vừa đàm thoại cùng trẻ. Đầu gà có hình tròn nhỏ, mình gà là hình tròn lớn. Cô vẽ 2 nét hơi cong làm cổ gà nối đầu gà và mình gà. Vẽ đuôi gà là những đường con trên dài ngắn khác nhau. Cánh gà là 1 hình cong nhỏ. Mắt gà là hình tròn nhỏ. Mào gà là đường gợn sóng. Chân nét cong dưới nhỏ và đường gạch dài, nét xiên trái xiêng phải ngắn .
- Trẻ thực hiện: 
- Trẻ nêu ý định của mình muốn vẽ. 
- Cháu thích vẽ con gà đang làm gì? (khi trẻ trả lời cô có thể gợi ý thêm về cách vẽ và bố cục trên tờ giấy)
- Cô đi quan sát từng bàn, gợi ý và hướng dẫn trẻ vẽ được con gà trống thể hiện được đặc điểm riêng của con gà trống 
Ví dụ : Vẽ mào lớn, đuôi dài và cong.
- Khi trẻ thực hiện cô mở nhạc nhẹ trẻ vừa nghe vừa thực hiện.
- Trưng bày bài vẽ, cô phụ trẻ cùng trưng bày.
- Cho trẻ thể dục chống mõi "Bé vui xinh"
- Nhận xét bài vẽ, cô khen chung cả lớp, sau đó cho trẻ nhận xét trước cô nhận xét lại và khen trẻ vẽ đẹp đúng có sáng tạo.
- Hát vỗ tay theo nhịp “Con gà trống” chuyễn ra ngoài
	KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ tư ngày 15 tháng 02 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Âm nhạc
ĐỀ TÀI: GÀ TRỐNG MÈO CON VÀ CÚN CON
(VẬN ĐỘNG VỖ TAY THEO NHỊP)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết gà, mèo, cún là những con vật sống trong gia đình, chúng đều giúp ích cho con người.
- Vận động minh hoạ vỗ tay theo nhịp, nhịp nhàng.
2. Kỹ năng:
- Hát đúng nhạc, kết hợp vỗ tay theo nhịp, nhịp nhàng, nghe hát, nghe nhạc.
3. Thái độ:
- Chăm chú nghe hát, biết cảm hứng âm nhạc.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Cát sét, băng nhạc.
 - Con vật đồ chơi
 - Mũ mèo, chóp kín, cún.
 - Tranh vẽ cảnh sinh hoạt người dân xá.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Hoạt động 3
- Cho trẻ chơi ”Bắt chước tiếng kêu của các con vật” (Trẻ giả tiếng kêu con mèo, con cún, con lợn, vịt...).
- Hỏi: Thế con biết gà trống gáy như thế nào? (ò ó o..)
- Có bài hát: “Gà trống, mèo con và cún con”. Các con cùng hát với cô nào.
- Trẻ hát cùng cô 2 lần.
a. Dạy vận động:
- Lần 1 cô vừa hát vừa vận động từng câu đến hết bài 1 lần
- Cô hướng dẫn cách vỗ (Trẻ quan sát)
- Tập cho trẻ hát, vỗ tay từng câu đến hết bài. (2-3 lần).
- Từng tổ hát gõ phách.
- Bạn trai, bạn gái, cá nhân.
b. Nghe hát:
- Bài hát “Gà gáy le te”
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ cảnh hoạt động của người dân tộc Xá.
- Hỏi: Các con có nhận xét gì về bức tranh? (Trẻ nêu nhận xét)
- Qua nội dung tranh, cô giới thiệu bài hát: “Gà gáy le te”.
- Cô hát lần 1 (Trẻ lắng nghe)
- Tóm tắt nội dung: Một buổi sáng ở vùng núi, tiếng gà le te đã đánh thức dân làng dậy sớm, lên nương rẫy để vun trồng, sản xuất
- Lần 2: Cô mở máy hát, cô múa minh hoạ theo bài hát.
c. Trò chơi “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cách chơi: Một cháu ra ngoài, đầu đội mũ che mắt; Một cháu trong lớp giấu một đồ dùng ở sau lưng bạn, giấu xong, bạn chơi vào lớp, mở mũ ra và đi tìm đồ dùng vừa giấu, tìm đến gần chỗ giấu đồ dùng thì lớp hát to hơn để trẻ dễ tìm hơn, sau mỗi lần chơi, đổi vai.
- Cho trẻ hát vận động “Gà trống, mèo con, cún con”.
	KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2012
CHỦ ĐỀ NHÁNH: VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
 HOẠT ĐỘNG CHUNG: Làm quen với toán
ĐỀ TÀI: ÔN: NHẬN BIẾT THÊM, BỚT TRONG PHẠM VI 4
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
 Trẻ nhận biết nhanh các số từ 1 đến 4, các nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 4, biết thêm bớt phân chia các nhóm đồ dùng thông qua các trò chơi.
 2. Kỹ năng:
 Nhận biết nhanh đếm số lượng đúng, biết so sánh sự hơn kém, biết chia nhanh nhóm đồ dùng ra làm 2 phần.
 3. Giáo dục: Giờ học tập trung chú ý.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Nhóm bạn trai, bạn gái, hoa qủa, thẻ chữ số 1, 2, 3, 4, các nhóm con vật có số lượng tương ứng với chữ số, một số bài hát. 
 - Bút chì đen, sáp màu.
 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
CẤU TRÚC
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ VÀ TRẺ
- Hoạt động 1
- Hoạt động 2
- Hoạt động 3
- Cô cho trẻ hát bài “Tập đếm” (Trẻ cả lớp hát)
- Cô gợi hỏi trẻ vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát "Tập đếm" đếm đến mấy các con?. 
- Cô gợi hỏi trẻ cô đã dạy trẻ đếm đến mấy? (Trẻ trả lời)
a. Ôn chữ số từ 1- 4. 
- Cô cho trẻ gọi tên các chữ số từ 1 – 4
- Cho trẻ chơi trò chơi thi đếm nhanh.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 3 đội lần lượt từng bạn chạy lên đếm nhanh các chữ số mỗi bạn đếm đúng được tặng 1 con vật. Đội nào tặng được nhiều con vật đội đó chiến thắng.
b. Ôn nhận biết, thêm bớt, phân chia.
- Cho trẻ đếm các nhóm con vật. (Trẻ đếm)
- Cho trẻ chọn chữ số tương ứng gắn vào.
- Cô nhận xét khen trẻ.
- Cho trẻ chọn và xếp trên đồ dùng của trẻ.
- Cho trẻ tạo nhóm thêm bớt trong phạm vi 4.
- Cô mời 1 trẻ lên chia 4 con gà làm 2 phần, nêu số lượng của mỗi nhóm.
- Cho trẻ chơi chia dưới đồ dùng của trẻ nêu kết quả. 
- Trò chơi: “Ai nhanh nhất”
- Cách chơi: Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi có hiệu lệnh của cô ngồi vào ghế thì ngồi vào, mỗi bạn 1 ghế bạn nào không tìm được ghế thì nhảy lò cò.
- Cho cả lớp đếm cất bớt đi một nhóm đồ dùng.
- Cô đem nhóm đồ dùng chia làm 2 phần bằng nhau bằng nhiều cách sau đó cho trẻ chia trên đồ dùng của trẻ.
* Trò chơi: “Ai xếp đúng”.
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi xuống sàn cô yêu cầu trẻ chọn và xếp cho cô 2 nhóm đồ dùng, trẻ chọn và xếp ra 2 nhóm đồ dùng.
- Luật chơi: Cô yêu cầu trẻ so sánh 2 nhóm như thế nào, cho trẻ bớt gợi hỏi trẻ nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn chọn chữ số tương ứng gắn vào thêm vào. Gắn đúng được cô tuyên dương. - Cô nhận xét khen trẻ.
* Trò chơi: “Ai nhanh tay hơn”.
- Cách chơi: Chia trẻ ra làm 2 đội lần lượt từng trẻ mỗi đội bật qua 2 vạch chạy đến chọn một nhóm đồ dùng gắn lên bảng theo đúng với chữ số cho trước của cô ví dụ số 3 trẻ chọn 2 đồ dùng, số 4 chọn 4 đồ dùng.
- Luật chơi: Đội nào gắn được nhiều nhóm đúng với số lượng đội đó sẽ thắng.- Cô nhận xét khen trẻ.
* Trò chơi: Ai khéo tay hơn.
- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi vào bàn dùng bút thực hiện trong vở bài tập toán. - Cô nhận xét khen trẻ.
- Hát: "Gà trống, mèo con và cún con".
KẾ HOẠCH HO

File đính kèm:

  • docchu_de_chinh_dong_vat_chu_de_nhanh_vat_nuoi_trong_gia_dinh.doc