Cấu tạo nguyên tử – bảng hệ thống tuần hoàn – liên kết hóa học

. Tìm vị trí các nguyên tố có Z = 19, 31, 32, 35, 36, 25, 29 (không dùng BHTTH)

2. Cho biết trong nguyên tử của các nguyên tố A, B, C các electron có mức năng lượng cao nhất được xếp vào các phân lớp có cấu hình là 2p3 (A), 4s1 (B), 3d1 (C)

a. Viết lại cấu hình electron đầy đủ của các nguyên tố trên.

b. Suy ra vị trí của các nguyên tố trên trong BHTTH.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo nguyên tử – bảng hệ thống tuần hoàn – liên kết hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mang điện là 33 hạt. Tìm số P, N, A của nguyên tử.
13. Nguyên tử của nguyên tố X được tạo bởi 36 hạt, hạt mang điện gấp đôi hạt không mang điện. Tìm A, Z của nguyên tử đó. Cho biết nguyên tố X là kim loại hay phi kim 
14. Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại A và B là 142. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là12. Xác định nguyên tố A, B
15. Nguyên tư của nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7 . Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Xác định A và B.
16. Cho nguyên tố R ( Z = 17 ). Viết cấu hình electron, xác định chu kỳ, phân nhóm, hoá trị dương cao nhất với oxi của nguyên tử R. Viết phương trình phản ứng của R với Na, H2 ( cho biết liên kết tạo thành ).
17. Hãy cho biết loại liên kết trong các hợp chất sau đây: KF, NH3, BrCl, AlBr3,. Biết độ âm điện của : K = 0,82 ; F = 3,98; N= 3,04 ; H =2,2 ; Br =2,96 ; Na = 0,93 ; C = 2,5 ; O = 3,5 ; Al = 1,6.; Ca = 1; Mg = 1,57; B = 2,04 ; Cl= 3,16
18. Hai nguyên tố X (Z =1 ) và Y (Z = 16) có thể tạo thành những hợp chất nào ? Viết công thức electron và công thức cấu tạo của hợp chất này.
19. Một nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4p5 và nguyên tố R’ có cấu hình electron 1s1.
a./ Xác định vị trí của R và R’ trong BHTTH
b./ Viết công thức electron và CTCT của phân tử đơn chất và phân tử hợp chất tạo thành bởi hai nguyên tố trên.
20. Tìm cation M+ có phân lớp electron ngoài cùng là 2p6 và anion X- có phân lớp electron ngoài cùng là 3p6 . Cho biết liên kết hóa học giữa hai nguyên tố trên thuộc loại liên kết gì ?Giải thích.
21. X, Y, Z là các nguyên tố có số điện tích hạt nhân tương ứng là 9, 19, 16. Hãy dự đoán kiểu liên kết hóa học giữa các cặp nguyên tử: X và Y, Y và Z, X và Z. Trong số các hợp chất tạo thành , hợp chất nào dễ tan trong nước, dẫn điện ở trạng thái nóng chảy? 
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Một nguyên tử có 8p , 8n , 8e . Chọn nguyên tử đồng vị của nó 
a) 8p , 8n , 4e	b) 4p , 4n , 4e
c) 8p , 10n , 8e	d) 10p , 8n , 8e
Một nguyên tử có khối lượng 45 và số hiệu nguyên tử 21. Chọn câu đúng về cấu tạo nguyên tử 
	a) Số electron là 24	b) Số proton là 21
	c) Số proton là 24	d) Số electron và số nơtron bằng nhau
	e) Số proton và nơtron không bằng nhau
 Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 2p6 . Câu trả lời nào sau đây là đúng 
	a) R thuộc chu kỳ 2
	b) R có 10e , 10p
	c) R thuộc chu kỳ 3 , phân nhóm chính nhóm I
	d) R thuộc chu kỳ 2 , có cấu hình electeron là 1s2 2s2 2p6 , hợp chất oxit R2O
	e) R thuộc chu kỳ 3 , phân nhóm chính I , có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s1
3 nguyên tố A,M,X có cấu hình electron lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1 , ns2p1 , ns2p5 . Câu trả lời nào sau đây là sai :
	a) A,M,X đều thuộc chu kỳ 3
	b) A thuộc phân nhóm chính I
	c) M thuộc phân nhóm chính III
	d) X thuộc phân nhóm chính VII
	e) Tất cả đều sai	
Nguyên tử X có 3 lớp electron và 6 electron ở lớp ngoài cùng . Viết cấu hình electron của X và tính Z của X
	a) 1s2 2s2 2p6 3s1 3p5 (Z = 16)
	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3d4 (Z = 16)
	c) 1s2 2s2 2p5 3s2 3p4 (Z = 15)
	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 (Z = 16)
Tính Z của nguyên tử X có phân lơùp cuối là 4p3
	a) 33	b) 34
	c) 35	d) 32
Trong các nguyên tử có Z = 22 đến Z = 30 nguyên tử nào có nhiều electron độc thân nhất
	a) Z = 22	b) Z = 24
	c) Z = 25	d) Z = 26
Trong 4 nguyên tử cĩ Z lần lượt bằng 25,26,27,28 nguyên tử nào có ít electron độc thân nhất 
	a) Z = 25 	b) Z = 26
	c) Z = 27 	d) Z = 28
Nguyên tố X có Z = 23 nằm trong hàng nào nhóm nào (chính hay phụ) của bảng hệ thống tuần hoàn
	a) Hàng 4 , nhóm IIIA	b) Hàng 4 , nhóm VB
	c) Hàng 3 , nhóm IIIA 	d) Hàng 3 , nhóm IIIB
Nguyên tử của nguyên tố có số điện tích hạt nhân 13 , số khối 27, có số electron hóa trị là 
	a) 13	b) 5
	c) 3	d) 4
Các nguyên tử của nhóm IA trong bảng tuần hoàn có số nào chung ?
	a) số p	b) số e
	c) số lớp e	d) số e lớp ngoài cùng 
Cation X3+ và anion Y2- đều có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 . Ký hiệu của các nguyên tố X,Y và vị trí của chúng trong hệ thống tuần hoàn là 
	a) Al ở ô 13 , chu kỳ 3 , nhóm IIIA và O ở ô 8 , chu kỳ 2 , nhóm VIA 
	b) Mg ở ô 12 , chu kỳ 3 , nhóm IIA và O ở ô 8 , chu kỳ 2 , nhóm VIA
	c) Al ở ô 13 , chu kỳ 3 , nhóm IIIA và F ở ô 9 , chu kỳ 2 , nhóm VIIA
	d) Mg ở ô 12 , chu kỳ 3 , nhóm IIA và F ở ô 9 , chu kỳ 2 , nhóm VIIA
Sự biến đổi tính chất kim loại của các nguyên tố trong dãy Mg – Ca – Sr – Ba là 
	a) Tăng 	b) Giảm
	c) Không thay đổi	d) Vừa giảm và vừa tăng 
Tính chất bazơ của dãy các hidroxit : NaOH , Mg(OH)2 , Al(OH)3 biến đổi như sau :
	a) Tăng 	b) Giảm
	c) Không thay đổi	d) Vừa giảm và vừa tăng
Tính chất axit của dãy các hidroxit : H2SiO3 , H2SO4 , HClO4 biến đổi như sau 
	a) Tăng 	b) Giảm
	c) Không thay đổi	d) Vừa giảm và vừa tăng
Nguyên tử của một nguyên tố R có lớp ngoài cùng là lớp M , trên lớp M có chứa 2e . Cấu hình e của R là 
	a) 1s2 2s2 2p6 3s2 ; R là kim loại
	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 ; R là phi kim
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 ; R là khí hiếm
	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 ; R là phi kim
Cation M+ có cấu hình e ở lớp vỏ ngoài cùng là 2p6 . Cấu hình của nguyên tử M
	a) 1s2 2s2 2p6 	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1	d) 1s2 2s2 2p6 3s1
Co có Z = 27 cấu hình của Co3+ là 
	a) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4
	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d5
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5
	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6
Cấu hình ion Fe3+ (Z = 26)
	a) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d7 4s0
	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d44s1
	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5 4s0
Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 thì ion tạo ra từ X sẽ có cấu hình 
	a) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s24p6
	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 
Một cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 . Vậy cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của R có thể là 
	a) 3s2 	b) 3s1
	c) 3p1 	d) Tất cả a,b,c đều đúng 
Nguyên tử X có cấu hình electron 1s2 2s2 2p5 . Ion tạo ra từ nguyên tử X sẽ có cấu hình e là :
	a) 1s2 2s2 2p6 	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1 	d) Tất cả đều có thể đúng
Trong một chu kỳ đi từ trái sang phải
	a) Tính kim loại giảm dần, nên tính bazơ của oxit và hidroxit kim loại tăngdần 
	b) Tính kim loại tăng dần, nên tính bazơ của oxit và hidroxit kim loại giảmdần
	c) Tính phi kim tăng dần , nên tính axit của oxit và hidroxit phi kim tăng dần
	d) Tính phi kim giảm dần, nên tính axit của oxit và hidroxit phi kim tăng dần
Xét 3 nguyên tố có cấu hình lần lượt là :
	(X) : 1s2 2s2 2p6 3s1
	(Y) : 1s2 2s2 2p6 3s2 
	(Z) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1
	Hidroxit của X,Y,Z xếp theo thứ tự tính tăng dần tính bazơ là 
	a) XOH < Y(OH)2 < Z(OH)3	b) Y(OH)2 < Z(OH)3 < XOH 
	c) Z(OH)3 < Y(OH)2 < XOH	c) Tất cả đều sai
Tính chất hóa học của các nguyên tố được xác định trước tiên bằng 
	a) Số điện tích hạt nhân nguyên tử
	b) Vị trí của nguyên tố trong hệ thống tuần hoàn 
	c) Khối lượng nguyên tử 
	d) Cấu tạo của lớp e hóa trị 
Một nguyên tố R có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p3 . Công thức với hợp chất hidro và công thức oxit cao nhất là 
	a) RH2 , RO	b) RH3 , R2O5
	c) RH4 , RO2 	d) Kết quả khác 
Trong nguyên tử có :
	a) Điện tích e bằng điện tích proton
	b) Điện tích proton bằng điện tích nơtron
	c) Khối lượng nguyên tử gần bằøng khối lượng hạt nhân 
	d) Khối lượng proton gần bằng khối lượng electron 
Cation X3+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d2 . Cấu hình e của X là 
	a) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s1
Anion X3- có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2 3p6. Số điện tích hạt nhân của X3- là :
	a) 15	b) 18
	c) 21 	d) Tất cả đều sai
Cấu hình e nguyên tử nào là kim loại chuyển tiếp
	a) 1s2 2s2 	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
Tìm cấu hình e của Fe2+ 
	a) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d6
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 4p4
Cấu hình e ở lớp ngoài cùng của một ion là 2p6 . Xác định cấu hình e của nguyên tử tạo ra ion đó 
	a) 1s2 2s2 2p5	b) 1s2 2s2 2p4
	c) 1s2 2s2 2p6 3s1	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 
	e) Tất cả có thể đều đúng 
Một ion Mn- có cấu hình e ở lớp vỏ ngoài cùng là 3p6 . Vậy cấu hình e ở lớp vỏ ngoài cùng của nguyên tử M
	a) 3p5 hay 3p4	b) 4s1 , 4s2 hay 4p1
	c) 4s2 4p3 	d) 3s1 hay 3s2 	
	e) Tất cả đều sai
Biết cấu hình electron của các nguyên tố A,B,C,D,E 	như sau :
	A: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
	B: 1s2 2s2 2p6 3s1
	C: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
	D: 1s2 2s2 2p4
	E: 1s2 2s2 2p5
	Thứ tự tăng dần tính phi kim của các nguyên tố là trường hợp nào sau đây :
	a) A,B,C,D,E b) A,C,D,E	c) B,A,C,D,E	d) Tất cả đều sai
Một kim loại M mất dễ dàng 2e cho ra ion M2+ . Vậy cấu hình e của M sẽ là cấu hình nào trong các cấu hình sau đây
	a) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2	b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
	c) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2	d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
Một nguyên tử R có tổng số hạt mang

File đính kèm:

  • doccau tao nguyen tu.doc
Giáo án liên quan