Câu hỏi và bài tập kiểm tra hóa học 9

1. Oxit

Là hợp chất gồm 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

* Công thức tổng quát : RxOy.

* Tên gọi : Tên của R + hoá trị của R (nếu R có nhiều hoá trị) + "oxit".

* Oxit bazơ là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước, là oxit của kim loại.

* Oxit axit là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, thường là oxit của phi kim.

* Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.

* Oxit không tạo muối là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.

Thí dụ : – Oxit bazơ : CaO, canxi oxit

 – Oxit axit : SO2, lưu huỳnh(IV) oxit

– Oxit lưỡng tính : Al2O3, nhôm oxit

– Oxit không tạo muối : CO, cacbon(II) oxit

 

doc42 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi và bài tập kiểm tra hóa học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CuSO4.5H2O ; NaAlO2 ; KH2PO3 ; Mg(HCO3)2 ; KAl(SO4)2.12H2O.
Hãy phân loại các muối trên theo các đề mục sau :
a) Muối trung tính.
b) Mụối axit.
c) Muối kép.
d) Muối ngậm nước.
19.	Có 4 dung dịch bị mất nhãn : H2SO4 ; NaOH ; MgCl2 ; NaNO3. Chỉ dùng thêm dung dịch phenolphtalein, hãy nhận biết mỗi dung dịch (viết các phương trình hoá học xảy ra, nếu có.
20.	Khử hoàn toàn 0,8 g oxit kim loại X cần dùng 336 ml khí H2 (đktc). Cho lượng kim loại thu được phản ứng với dung dịch axit HCl lấy dư thu được 224 ml khí H2 (đktc). Xác định công thức oxit của kim loại X.
21.	Từ Cu kim loại viết 3 phương trình hoá học điều chế trực tiếp CuSO4.
22.	Cho các dung dịch : Na2SO4 ; HCl ; Na2CO3 ; BaCl2. Có thể dùng các cách sau để nhận ra từng dung dịch :
a) Một kim loại ;
b) Một muối ;
c) Không dùng thêm thuốc thử.
Nêu cách nhận biết và viết phương trình hoá học của phản ứng.
23.	Viết 6 phương trình hoá học khác nhau đều tạo thành một trong các sản phẩm là CaCO3.
24.	Hãy lấy thí dụ bằng phương trình hoá học cho các trường hợp sau :
a) 	muối 	+ 	muối 	 	 muối 	+ 	khí
b) 	muối 	+ 	kim loại 	 	 muối 	+ 	kim loại
c) 	muối 	+ 	kim loại 	 2 muối 
d) 	muối 	+ 	kiềm 	 2 muối +......
e) muối 	+	axit 	 muối 	+ 	khí 	+.....
25.	Thuốc nổ đen có thành phần : muối kali nitrat (diêm tiêu), lưu huỳnh (diêm sinh) và cacbon (than). Khi thuốc nổ đen nổ xảy ra phản ứng :
a) Hoàn thành phương trình hoá học của phản ứng ;
b) Tính tỉ lệ % khối lượng các nguyên liệu tạo nên thuốc nổ đen.
26.	Tính khối lượng tinh bột (gluxit) mà cây xanh tổng hợp được bằng quá trình quang hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4 m3 khí oxi (đktc). Biết trong quá trình tổng hợp, tỉ lệ giữa số mol CO2 và số mol H2O là 6 : 5. Hiệu suất quá trình tổng hợp đạt 80%.
27.	Có ba mẫu phân bón bị mất nhãn là : (NH4)2SO4 ; Ca(H2PO4)2 ; KCl.
Chỉ dùng thêm một thuốc thử, nêu cách nhận ra từng loại phân bón.
28.	Để một mẩu vôi sống (CaO) trong không khí, sau một thời gian mẩu vôi sống chuyển thành chất bột màu trắng xám. Cho biết thành phần hoá học của chất bột màu trắng xám, giải thích, viết các phương trình hoá học.
29.	Cho sơ đồ phản ứng
Viết các phương trình hoá học của phản ứng theo sơ đồ trên.
30.	Cho các oxit : Na2O, CO2, CaO, Fe2O3, SO3. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có) của mỗi oxit này lần lượt tác dụng với nước, 
axit clohiđric, dung dịch natri hiđroxit.
31.	Nêu tính chất hoá học chung của axit. Mỗi tính chất, viết hai phương trình phản ứng để minh họa.
32.	Trình bày tính chất hoá học của bazơ.
33. Hãy gọi tên các chất dưới đây và chỉ ra trong số các chất này, chất nào là oxit axit, oxit bazơ, bazơ kiềm, bazơ không tan, muối, axit :
CuSO4, CO2, NaOH, KCl, CaCO3, Mg(OH)2, Al2O3, Fe(OH)3, NaCl, SO2, SO3, P2O5, Fe2O3, Fe3O4, FeSO4, FeCl3, Al(NO3)3, HNO3 và H3PO4.
34.	Có hai chất (dạng bột) là canxi oxit và anhiđrit photphoric được chứa trong hai ống nghiệm riêng biệt. Hãy trình bày phương pháp hoá học để phân biệt hai chất này (nêu rõ cách làm, hiện tượng xảy ra và viết phương trình hoá học).
35.	Nêu tính chất hoá học của muối, viết các phương trình hoá học để minh họa.
36.	Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng ghi dưới đây :
a) 	H3PO4 + Ca(NO3)2	 
b) 	HNO3 + CaCO3 	 
c) 	Al(NO3)3 + Na3PO4 	 
d) 	MgSO4 + KOH 	 
đ) 	FeCl3 + NaOH 	 
e) 	AgNO3 + NaCl 	 
37.	 Điền công thức các chất vào chỗ có dấu chấm hỏi và hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) 	BaCl2 	 + 	? NaCl + ?
b) 	Na2CO3 + 	? NaNO3 + ?
c) 	FeCl2 + 	? NaCl + ?
d) 	AgNO3 + 	? Fe(NO3)3 + ?
38.	a) Tìm số phân tử H2O để có khối lượng bằng khối lượng của 0,25 mol Mg.
b) Xác định hoá trị của N trong các hợp chất sau : NH3 ; NO2 ; NxOy.
39.	Sau một thời gian nung đá vôi, thấy khối lượng chất rắn ban đầu giảm 22%. Biết khối lượng đá vôi ban đầu là 50 g, tính khối lượng đá vôi đã bị phân huỷ.
40.	Trên 2 đĩa cân để 2 cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 cân ở vị trí thăng bằng.
– Cho 25 g CaCO3 vào cốc đựng dung dịch HCl .
– Cho a g Al vào cốc đựng dung dịch H2SO4 .
Cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính a.
41.	Cho các chất : Cu, CuO, MgCO3, Mg, MgO. Chất nào tác dụng với dung dịch HCl sinh ra :
1. Chất khí cháy được trong không khí.
2. Chất khí làm đục nước vôi trong.
3. Dung dịch có màu xanh lam.
4. Dung dịch không màu và nước.
Viết các phương trình hoá học của phản ứng.
42.	Viết các phương trình phản ứng thực hiện những chuyển hoá hoá học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện nếu có) : 
a) CaCO3 CaO Ca(OH)2 CaCl2 Ca(NO3)2
b) FeS2 SO2 SO3 H2SO4 MgSO4
43.	Cho các chất : Đồng(II) oxit, axit clohiđric, dung dịch natri hiđroxit, bari sunfat, magie sunfat. Những cặp chất nào tác dụng được với nhau ? Viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có).
44.	Có ba ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch chất sau đây : H2SO4, Na2SO4, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết mỗi dung dịch, viết phương trình hoá học của phản ứng (nếu có) để giải thích.
III. ĐỀ KIỂM TRA
1. Đề 15 phút
Đề 1
Câu 1. Điền vào chỗ trống công thức hoá học và hệ số thích hợp để hoàn thành các phương trình hoá học sau :
a) Al2(SO4)3 	+....... 	® 	2Al(NO3)3 + 3BaSO4
b) CaCO3 	+..... 	® 	CaCl2 	+ H2O + CO2 (k) 
c) CuO 	+ 2HCl	®	...... 	+ H2O	 
d) ...... 	+ 3HCl	® 	FeCl3 	+ 3H2O
e) Mg 	+.......	®	MgCl2 	+ H2 (k)	 
Câu 2. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau :
Cặp chất nào cho dưới đây phản ứng được với nhau chỉ tạo muối và nước ?
A. Sắt và axit sunfuric.
B. Natri cacbonat và axit sunfuric.
C. Bạc nitrat và axit clohiđric.
D. Kali hiđroxit và axit nitric.
Câu 3. 3,10 gam Na2O được hoà tan trong nước để được 100 ml dung dịch. Nồng độ của dung dịch là :
A. 0,05 M B. 0,005 M C. 0,10 M D. 0,01 M
Chọn đáp số đúng.
Đề 2
Câu 1. Cho các chất: NaCl, H2SO4, CaO, SO2, H2O, Mg.
Số cặp chất có thể phản ứng được với nhau là :
A. 3 	B. 5 	C. 4 	D. 6
Chọn đáp số đúng.
Câu 2.	Hoàn thành các phương trình hoá học của phản ứng sau bằng cách điền vào chỗ trống .... công thức hoá học và hệ số thích hợp :
a)	FeO	+	.......	 FeCl2 	+ .......
b)	.......	+	NaOH	 Na2CO3 	+ .......
c)	BaCO3	+ 	....... 	 BaCl2 	+ ....... + H2O
d)	Cu 	+ ....... 	 CuSO4 	+ .......
Câu 3. 1. Nêu điều kiện để phản ứng giữa hai muối xảy ra.
2. Có các chất sau đây : Ca(OH)2, HCl, Fe, CO2, Na2CO3.
Cho các chất trên tác dụng với nhau từng đôi một. Viết các phương trình hoá học xảy ra (nếu có). 
2. Đề 45 phút
Đề 1
Phần I. Trắc nghiệm khách quan 
Chọn đáp án đúng trong các câu sau :
Câu 1. Đơn chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra chất khí :
A. Cacbon	B. Sắt	 C. Đồng	 	D. Bạc
Câu 2. Chất có thể tác dụng với nước cho một dung dịch làm cho phenolphtalein không màu chuyển thành màu hồng :
A. CO2 	B. K2O	C. P2O5 	D. SO2
Câu 3. Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ : 
A. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH.
B. 1 mol HCl và 1 mol KOH.
C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl.
D. 1 mol H2SO4 và 1,7 mol NaOH.
Phần II. Tự luận 
Câu 4. Cho những chất sau : CuO, MgO, H2O, SO2, CO2. Hãy chọn những chất thích hợp để điền vào chỗ trống và hoàn thành các phương trình hoá học của sơ đồ phản ứng sau :
A. 	HCl 	+ 	... 	®	CuCl2 	 + ...
B. 	H2SO4 + Na2SO3	®	Na2SO4 + H2O + ...
C. 	Mg(OH)2	®	... 	 + H2O
D. 	2HCl 	+ CaCO3	®	CaCl2 	 + ... + H2O
Câu 5. Có 2 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn Na2CO3 và Na2SO4. Hãy chọn một thuốc thử để nhận biết mỗi chất trên. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
Câu 6. Một dung dịch chứa 10 gam NaOH tác dụng với một dung dịch chứa 10 gam HNO3. Thử dung dịch sau khi phản ứng bằng giấy quỳ. Hãy cho biết màu quỳ tím biến đổi như thế nào ? Giải thích và viết phương trình hoá học.
(Na = 23. O = 16, H = 1, N = 14)
Đề 2
Phần I. Trắc nghiệm khác quan 
Câu 1. Chọn đáp án đúng trong các câu sau : 
Cho các chất có công thức : NaCl, CO2, NaOH, CaCO3, Mg(OH)2, Mg(NO3)2, Al2O3, Fe(OH)3, Fe2O3, CO, CuSO4, P2O5, Al(NO3)3, HNO3, H3PO4, SiO2, SO2, SO3. Dãy chất thuộc loại : 
1. Oxit axit là
A. CO2, P2O5, CO, SiO2, SO2, SO3
B. CO, CO2, P2O5, SO2, SO3
C. CO2, SiO2, P2O5, SO2, SO3
D. CO2, P2O5, SO2, SO3, Fe2O3
2. Bazơ kiềm là
A. NaCl, NaOH, Mg(OH)2, Mg(NO3)2, Fe(OH)3, Fe2O3 
B. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3
C. NaOH, Mg(OH)2
D. NaOH
3. Bazơ không tan là
A. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Fe2O3. 
B. Mg(OH)2, Fe(OH)3, H3PO4.
C. NaOH, Mg(OH)2, Fe(OH)3.
D. Mg(OH)2, Fe(OH)3.
Câu 2. Hãy chọn đáp án đúng :
1. Có 3 kim loại : sắt, bạc, nhôm. Có thể phân biệt 3 kim loại này bằng :
A. Dung dịch CuSO4 	B. Dung dịch NaOH và HCl
C. Dung dịch NaOH 	D. Dung dịch HCl 
2. Cặp chất nào dưới đây không phản ứng được với nhau : 
A. Dung dịch kali cacbonat và dung dịch canxi nitrat
B. Dung dịch kali cacbonat và axit clohiđric
C. Khí CO2 và dung dịch canxi clorua. 
D. Dung dịch kali hiđroxit và axit nitric
Phần II. Tự luận 
Câu 3. Viết phương trình hoá học hoàn thành dãy biến hoá sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có). 
Na Na2O NaOH NaCl NaNO3
Câu 4. Hoà tan 4 gam NaOH vào 200 ml H2O tạo thành dung dịch A.
1. Tính C% dung dịch A.
2. Trung hoà hoàn toàn dung dịch A bằng 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ x (M). Tính x.
C. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP KIỂM TRA 
I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
1.	A – 5 ; 	B – 3, 4 ; 	C – 1 ; D – 2
2.	2a) Câu C.
2b) Câu B.
2c) Câu A.
3. 
TT
Nội dung thí nghiệm
Hiện tượng, viết PTHH
1
Cho một mẩu vôi sống vào ống nghiệm chứa nước rồi lắc kĩ, để yên ống nghiệm một thời gian.
Mẩu vôi sống tan một phần, phần còn lại không tan lắng xuống đáy ống nghiệm, ống nghiệm nóng lên :
CaO + H2O Ca(OH)2 + Q
2
Cho một ít bột P2O5 vào nước. 
 Bột P2O5 tan, toả nhiệt :
 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 + Q
3
Cho một ít bột CuO màu đen vào ống nghiệm, thêm dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm, lắc kĩ.
Bột CuO tan ra, dung dịch có màu xanh :
 CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
4.	Câu D.
5.	Câu B.
6.	Câu D.
7.	Câu B.
8.	Câu C.
9.	Câu A.
10.	Câu B.
11.	Câu C.
12.	
STT
Thí nghiệm
Hiện tượng
1
Nhỏ vài giọt dung dịch KOH lên mẩu giấy quỳ tím.
Giấy quỳ tím chuyển màu xanh.
2
Nhỏ vài giọt phenolphtalein vào ống nghiệm

File đính kèm:

  • docChuong I.doc
Giáo án liên quan