Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 - Ứng dụng di truyền học trong chọn giống

Câu 1: Hoocmôn Insulin được sử dụng để điều trị bệnh:

A. Bệnh đái tháo đường B. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em

C. Rối loạn hoocmôn nội tiết D. Bệnh nhiễm trùng

Câu 2: Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là:

A. sản xuất với số lượng lớn các sản phẩm sinh học.

B. tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.

C. tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.

D. hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây về kỹ thuật ADN tái tổ hợp là không đúng.

A. Các đoạn ADN được cẳt ra từ 2 phân tử ADN cho và nhận sẽ nối với nhau nhờ xúc tác của enzim ADN – ligaza.

B. Có hàng trăm loài enzim ADN- restrictaza khác nhau có khả năng nhận biết và cắt các phân tử ADN thích hợp ở các vị trí đặc hiệu, các enzim này chỉ được phân lặp từ tế bào động vật bật cao.

C. ADN tái tổ hợp tạo ra do kết hợp các đoạn ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài, có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại.

D. ADN dùng trong kỹ thuật tái tổ hợp được phân lặp từ các nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.

Câu 4: Mục đích của kỹ thuật di truyền.

A. Gây ra đột biến gen.

B. Tạo biến dị tổ hợp.

C. Gây ra đột biến nhiễm sắc thể.

D. Điều chỉnh, sửa chữa gen, tạo ra gen mới, gen “ lai ”.

Câu 5: Có 4 dòng được ký hiệu A, B, C, D - Người ta thực hiện phép lai

 Dòng A x Dòng B -> Dòng E

 Dòng C x Dòng D -> Dòng F

 Dòng E x Dòng F -> Dòng H

 Sơ đồ trên thể hiện phép lai nào ?

A. Lai cải tiến B. Lai khác thứ

C. Lai khác dòng đơn D. Lai khác dòng kép

Câu 6: Nguyên tắc để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa về mặt di truyền là

A. làm thay đổi số lượng NST

B. làm thay đổi cấu trúc NST

C. làm cho mỗi NST đều có 1 NST tương đồng

D. làm thay đổi cách sắp xếp gen trên NST.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 638 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 - Ứng dụng di truyền học trong chọn giống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành cặp G - X để tạo ra đột biến gen là :
A. EMS	B. Cônsixin	C. NMU	D. 5 BU
Câu 25: Để xác định một tính trạng nào đó do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người ta sử dụng phương pháp:
A. Lai xa.	B. Lai gần.
C. Lai phân tích.	D. Lai thuận nghịch.
Câu 26: Ứng dụng kỹ thuật cấy gen trong việc:
A. Tất cả đều đúng
B. Sử dụng trong công nghệ sinh học chống ô nhiễm môi trường.
C. Khả năng cho ADN tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại
D. Sản xuất một số loại sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp
Câu 27: Trong kỹ thuật cấy gen thao tác đầu tiên là:
A. tạo ADN tái tổ hợp.	B. chuyển ADN tế bào cho vào Plasmit.
C. phân lập ADN.	D. cắt ADN của tế bào cho và mở vòng Plasmit.
Câu 28: Tác nhân làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể để tự bảo vệ không khởi động kịp, gây chấn thương trong bộ máy di truyền:
A. Phóng xạ.	B. Côsixin.	C. Sốc nhiệt.	D. Tia tử ngoại.
Câu 29: Tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là....
A. gây rối loạn quá trình phân li của nhiễm sắc thể.
B. kích thích và ion hoá nguyên tử khi xuyên qua mô sống.
C. kìm hãm sự hình thành thoi vô sắc.
D. làm xuất hiện các dạng đột biến đa bội.
Câu 30: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi trong vòng 4 đời là:
A. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp.
B. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra những bất thường về kiểu hình.
C. Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường về trí tuệ.
D. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai.
Câu 31: Điều nào dưới đây KHÔNG phải là điều khó khăn gặp phải khi giao phối ở động vật khác loài
A. bộ NST hai loài khác nhau gây trở ngại quá trình phát sinh giao tử
B. bộ máy sinh dục không phù hợp
C. hệ thống phản xạ sinh dục khác nhau
D. tinh trùng khác loài thường bị chết trong đường sinh dục con cái
Câu 32: Trong lai kinh tế, con lai F1:
A. Giao phối trở lại với bố hoặc mẹ.	B. Đưa vào sản xuất.
C. Cho giao phối với nhau.	D. Giao phối với một cá thể bất kỳ.
Câu 33: Côsixin khi thấm vào mô đa phân bào có tác dụng (I) dẫn đến tạo ra đột biến(II).
A. (I) : mất cặp nuclêôtit; (II) : gen.
B. (I) : làm đứt nhiễm sắc thể; (II) : cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. (I) : làm đứt ADN; (II) : gen.
D. (I) : ngăn cản hình thành thoi vô sắc; (II) : đa bội thể.
Câu 34: Hoá chất 5 - BU khi thấm vào tế bào có tác dụng....
A. thay cặp A - T thành cặp G - X.
B. mất cặp nuclêôtit đầu tiên.
C. thay cặp nuclêôtit ở giữa đoạn gen.
D. đảo vị trí cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.
Câu 35: Cônsixin là hoá chất có hiệu quả rất cao trong việc :
A. Gây đột biến dị bội thể	B. Gây đột biến gen .
C. Gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể .	D. Gây đột biến đa bội thể
Câu 36: Trong kỹ thuật cấy gen thông qua sử dụng plasmit làm thể truyền, tế bào nhận được sử dụng phổ biến là:
A. Thể thực khuẩn	B. Vi khuẩn E. Coli	C. Virut	D. Plasmit
Câu 37: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn lặp lại nhiều lần sẽ dấn đến hiện tượng thoái hoá giống do:
A. Các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. Các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.
C. Dẫn đến hiện tượng đột biến gen.
D. Tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 38: Kết quả dẫn đến về mặt di truyền khi cho giao phối cận huyết hay tự thụ phấn là:
A. Giảm tỉ lệ thể dị hợp trong quần thể.
B. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
C. Tăng tần số đột biến gen.
D. Sự đa dạng về kiểu gen.
Câu 39: Để kích thích tế bào lai phát triển thành cây lai trong phương pháp lai tế bào người ta sử dụng.
A. xung điện cao áp	B. virut Xenđê đã làm giảm hoạt tính
C. keo hữu cơ polietylen glycol	D. hoocmôn thích hợp
Câu 40: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là :
A. Tạo các giống có khả năng sinh sản tốt .
B. Tạo các giống tăng trọng nhanh .
C. Tạo các đột biến có lợi .
D. Tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống .
Câu 41: Trong kỹ thuật cấy gen, các khâu được tiến hành theo trình tự:
A. Tạo ADN tái tổ hợp → phân lập ADN → chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
B. Phân lập ADN → cắt ADN tế bào cho→ chuyển đoạn ADN cho vào tế bào nhận.
C. Cắt ADN tế bào cho → chuyển đoạn ADN cho vào tế bào nhận → phân lập ADN.
D. Phân lập ADN → tạo ADN tái tổ hợp→ chuyển ADN tái tổ hợp và tế bào nhận.
Câu 42: ADN tái kết hợp được tạo ra do:
A. Đột biến gen dạng thêm cặp nuclêôtit.
B. Kết hợp các đoạn ADN của tế bào loài này vào ADN của loài khác có thể rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng lặp đoạn.
D. Hiện tượng hoán vị gen.
Câu 43: Phương pháp lai kinh tế có ý nghĩa..
A. tạo ra các dòng thuần để làm giống	B. củng cố một tính trạng nào đó.
C. tận dụng ưu thế lai trong sản xuất	D. cải tiến một giống nào đó.
Câu 44: Phương pháp nào dưới đây không được sử dụng trong chọn giống cây trồng?
A. Tạo ưu thế lai.
B. Lai giữa loài cây trồng và loài hoang dại.
C. Thụ tinh nhân tạo cá thể đực giống đầu dòng quý.
D. Lai hữu tính kết hợp với đột biến thực nghiệm.
Câu 45: Enzim được sử dụng để nối ADN tế bào cho vào Plasmit là:
A. ligaza.	B. restrictaza.	C. ADN pôlimeraz.	D. pôlimeraza.
Câu 46: Sự tương tác giữa hai alen khác nhau về mặt chức phận của cùng một lôcut dẫn đến hiệu quả bổ trợ mở rộng phạm vi biểu hiện kiểu hình là nội dung giải thích của..
A. giả thuyết về trạng thái dị hợp
B. giả thuyết siêu trội
C. giả thuyết về tương tác át chế các gen không alen
D. giả thuyết về tác dụng cộng gộp các gen trội có lợi
Câu 47: Phương pháp nhân giống thuần chủng ở vật nuôi sử dụng trong trường hợp:
A. Hạn chế hiện tượng thoái hóa giống.
B. Cần được phát hiện gen xâu để loại bỏ.
C. Cần giữ lại phẩm chất quý của giống, tạo ra độ đồng đều về kiểu gen của phẩm giống.
D. Tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao, sử dụng ưu thế lai.
Câu 48: Cho thông tin sau:
1. Chọn các đối tượng thích hợp
2. Kiểm tra đực giống đời sau
3. Chọn lọc 1 lần hay nhiều lần
4. Đánh giá các dòng
5. Thu hoạch chung
6. Dựa vào kiểu hình
7. Hiệu quả chọn lọc thấp
8. Sử dụng ở các tính trạng có hệ số di truyền thấp
Chọn lọc hàng loạt là:
A. 1, 3, 4, 6, 7	B. 1, 3, 5, 6, 7	C. 1, 2, 4, 6, 8	D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu 49: Điều nào sau đây là KHÔNG phù hợp. Khi chọn giống người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc để..
A. kiểm tra đánh giá kiểu gen từng dòng thuần
B. tạo ra các biến dị làm nguyên liệu cho chọn giống
C. tạo ra dòng thuần để tạo ưu thế lai
D. củng cố một tính trạng quý
Câu 50: Phép lai nào sau đây được xem là giao phối cận huyết ?
A. tự thụ phấn bắt buộc ở cây trồng
B. lai ngẫu nhiên các cây trồng khác nhau
C. lai ngẫu nhiên các vật nuôi khác nhau
D. lai giữa các vật nuôi cùng bố mẹ
Câu 51: Ưu thế nỗi bật của kỹ thuật di truyền là:
A. sản xuất một loại protein nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
B. gắn được các đoạn ADN với ADN của các thể ăn khuẩn.
C. khả năng cho tạo tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
D. gắn được các đoạn ADN với các ARN tương ứng.
Câu 52: Phương pháp chọn giống chủ yếu đối với vi sinh vật là:
A. Lai hữu tính.	B. Gây đột biến nhân tạo và chọn lọc.
C. Lai giống.	D. Tạp giao.
Câu 53: Kết quả có thể mang lại từ kỹ thuật cấy gen là:
A. Tăng sản lượng trong sản xuất Insulin
B. Làm tăng các sản phẩm như enzim, hoocmôn, vitamin
C. Sản xuất kháng sinh trên quy mô công nghiệp
D. Tất cả đều đúng
Câu 54: Giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc dẫn đến hiện tượng thoái hoá là do
A. xảy ra hiện tượng đột biến gen
B. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau
C. các gen lặn gây hại bị gen trội lấn át trong kiểu gen dị hợp
D. các thể đồng hợp tăng, trong đó các gen lặn gây hại biểu hiện thành kiểu hình
Câu 55: Kỹ thuật di truyền là kỹ thuật:
A. thao tác trên kiểu gen của tế bào.	B. thao tác trên vật liệu di truyền ở mức phân tử.
C. thao tác trên các sợi crômatit.	D. thao tác trên nhiễm sắc thể.
Câu 56: Dùng thể thực khuẩn Lambda làm thể truyền tải trong kỹ thuật cấy gen vì:
A. Có mang một số gen kháng thuốc kháng sinh 
B. Có hệ gen phụ tái bản độc lập với hệ gen chính NST
C. Có hệ gen chứa một số gen không qua trọng và không liên quan đến sự tái của nó
D. Tất cả đều đúng
Câu 57: Phép lai nào sau đây biểu hiện ưu thế lai cao nhất?
A. AABBDD x AaBBDD	B. AaBbDd x aabbdd
C. aaBBDd x aaBBDd	D. AAbbdd	 x aaBBDD
Câu 58: Trong phương pháp lai cải tiến giống vật nuôi ở nước ta người ta thường sử dụng
A. lai giữa giống cái tốt nhất nhập nội với giống đực tốt nhất địa phương.
B. lai giữa các giống đực, cái tốt nhất ở các địa phương khác nhau
C. lai giữa các giống đực, cái tốt nhất của địa phương.
D. lai giữa giống đực tốt nhất nhập nội với giống cái tốt nhất địa phương.
Câu 59: Việc chuyển gen tổng hợp kháng sinh từ xạ khuẩn sang vi khuẩn để sản xuất kháng 	sinh trên quy mô công nghiệp là do:
A. Vi khuẩn dể nuôi và sinh sản nhanh
B. Vi khuẩn dể nuôi và mang một số gen kháng thuốc kháng sinh
C. Vi khuẩn dể nuôi và mang các gen cần thiết cho việc truyền ADN trong tiếp hợp
D. Vi khuẩn dể nuôi và có bộ gen đơn giản
Câu 60: Trong kỹ thuật cấy gen, thể truyền tải đoạn gen của tế bào cho vào tế bào nhận là:
A. Plasmit và thể thực khuẩn	B. Vi khuẩn E. Coli
C. Plasmit	D. Plasmit và E. Coli	
Câu 61: Tác nhân vật lí được sử dụng trong chọn giống vi sinh vật là....
A. tia phóng xạ.	B. tia tử ngoại.	C. tia X.	D. sốc nhiệt.
Câu 62: Để khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa ở động vật người ta sử dụng phương pháp:
A. Gây đột biến gen.	B. Gây đột biến đa bội.
C. Tự giao.	 D. Không có phương pháp khắc phục.
Câu 63: Chọn lọc cá thể một lần được áp dụng cho:
A. Cây giao phấn.	B. Cây tự thụ phấn.
C. Cây nhân giống vô tính và cây tự thụ phấn.	D. Cả A và B.
Câu 64: Gây đột biến nhân tạo bằng tia tử ngoại thích hợp trên bộ phận nào của thực vật ?
A. Hạt khô.	B. Hạt phấn.
C. Cơ quan sinh dưỡng.	D. Bầu nhuỵ
Câu 65: Theo g

File đính kèm:

  • docung dung dth sinh 12.doc