Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học 12

Bài : 21449

Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về 3 tính trạng trội, lặn hoàn toàn AaBbDd x AaBbDd sẽ có:

Chọn một đáp án dưới đây

A. 4 kiểu hình : 9 kiểu gen;

B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen;

C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen;

D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen;

Đáp án là : (D

Bài : 21448

Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng :

A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối;

B. Các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh;

C. Sự di truyền các gen tồn tại trong nhân tế bào;

D. Các gen quy định tính trạng cùng nằm trên cùng 1 NST;

Đáp án là : (A)

Bài : 21447

Với n cặp tính trạng do n cặp gen chi phối tồn tại trên n cặp NST thì số loại giao tử tối đa ở đời sau là:

Chọn một đáp án dưới đây

 

doc22 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 480 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cháu giống hoàn toàn bố mẹ; 
B. Đồng hợp tử về kiểu gen và biểu hiện cùng một kiểu hình; 
C. Đời con không phân li; 
D. Đời con biểu hiện cả 2 tính trạng của P; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21424 
Khi 2 alen trong một cặp gen giống nhau thì cơ thể mang cặp gen đó gọi là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Thể đồng hợp; 
B. Thể dị hợp; 
C. Cơ thể lai; 
D. Thể tam bội; 
Đáp án là : (A) 
Bài : 21422 
Alen là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Một trạng thái của 1 gen; 
B. Một trạng thái của 1 lôcut; 
C. Hai trạng thái của 1 lôcut; 
D. Hai trạng thái của 2 lôcut; 
Đáp án là : (A) 
Bài : 21421 
Tính trạng tương phản là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Cách biểu hiện khác của 1 tính trạng; 
B. Cách biểu hiện khác nhau của nhiều tính trạng; 
C. Cách biểu hiện giống nhau của 1 tính trạng; 
D. Cách biểu hiện giống nhau của nhiều tính trạng; 
Đáp án là : (A) 
Bài : 21420 
Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ở: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội; 
B. Cơ thể mang kiểu gen dị hợp; 
C. Cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn; 
D. Cả A và B. 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21419 
Tính trạng lặn là tính trạng: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Không được biểu hiện ở các thể lai; 
B. Không được biểu hiện ở cơ thể ; 
C. Không được biểu hiện ở cơ thể dị hợp; 
D. Được biểu hiện ở cơ thể đồng hợp; 
Đáp án là : (C) 
Bài : 21418 
Tính trạng chất lượng là tính trạng: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Định tính được mà không định lượng được; 
B. Ít thay đổi trước điều kiện môi trường; 
C. Định lượng được và phụ thuộc vào điểu kiện môi trường; 
D. A và B; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21417 
Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây:
1. AAAA; 2. AAAa; 3. AAaa; 4. Aaaa; 5. aaaa.
Câu trả lời đúng là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. 1, 2, 3; 
B. 1, 3, 5; 
C. 1, 2, 4; 
D. 2, 4, 5; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21416 
Ở ruồi giấm 2n = 8 NST, có người nói rằng ở thế hệ 3 nhiễm kép số lượng NST của ruồi giấm sẽ là 10. Vậy người đó trả lời đúng không? 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Đúng. 
B. Không đúng vì thể ba nhiễm kép số lượng NST bằng 11; 
C. Không đúng vì thể ba nhiễm kép số lượng NST là 5; 
D. Không đúng vì thể ba nhiễm kép số lượng là 14; 
Đáp án là : (A) 
Bài : 21415 
Thể đơn bội dùng để chỉ cơ thể sinh vật có bộ NST trong nhân tế bào mang đặc điểm: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Mất một chiếc NST trong một cặp; 
B. Mất hẳn một cặp NST; 
C. Mất một chiếc trong cặp NST giới tính; 
D. Mỗi cặp NST chỉ còn lại một chiếc; 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21414 
Bằng phương pháp lai xa kết hợp với phương pháp gây đa bội thể có thể tạo ra dạng đa bội thể nào sau đây: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Thể tam nhiễm; 
B. Thể không nhiễm; 
C. Thể đơn nhiễm; 
D. Thể song nhị bội. 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21413 
Trường hợp cơ thể sinh vật bị mất hẳn một cặp NST tương đồng nào đó, Di truyền học gọi là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Thể khuyết nhiễm; 
B. Thể không nhiễm; 
C. Thể đơn nhiễm; 
D. Thể tứ nhiễm; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21412 
Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp NST tường đồng nào đó, Di truyền học gọi là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Thể dị bội lệch; 
B. Thể đa bội lệch; 
C. Thể tam nhiễm; 
D. Thể đa bội lệch; 
Đáp án là : (C) 
Bài : 21411 
Những nguyên nhân gây ra hiện tượng thể đa bội là: 
1. Rối loạn phân bào I; 2. Rối loạn phân bào 2;
3. Lai khác loài; 4. Tách tâm; 5. Dung hợp tâm.
Câu trả lời: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. 1, 2; 
B. 1, 3; 
C. 1, 2, 3; 
D. 1, 2, 3, 4, 5 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21410 
Đột biến nào dưới đây không làm mất hoặc thêm vật chất di truyền: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Chuyển đoạn tương hỗ và không tương hỗ; 
B. Mất đoạn và lặp đoạn; 
C. Đảo đoạn và chuyển đoạn; 
D. Lặp đoạn và chuyển đoạn; 
Đáp án là : (C)
Bài : 21409 
Đột biến cấu trúc NST làm ảnh hưởng đến thành phần và cấu trúc của vật chất di truyền là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Mất đoạn; 
B. Thêm đoạn; 
C. Đảo đoạn; 
D. Cả A, B, C 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21408 
Chuyển đoạn NST là hiện tượng chuyển đổi các đoạn NST trên: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Một cánh của NST; 
B. Các cánh khác nhau của một NST; 
C. Các cánh khác nhau của cặp NST tương đồng; 
D. Cả A, B, C 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21407 
Cơ chế di truyền học của hiện tượng lặp đoạn là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. NST tái sinh không bình thường ở một số đoạn; 
B. Do trao đổi chéo không đểu giữa các crômatit ở kì đầu của giảm phân I; 
C. Do sự đứt gãy trong quá trình phân li của các NST đơn về các tế bào con; 
D. Do tác đột biến gây đứt rời NST thành từng đoạn và nối lại ngẫu nhiên; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21406 
Mất đoạn NST thường gây ra hậu quả: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Gây chết hoặc giảm sức sống; 
B. Tăng cường sức đề kháng của cơ thể; 
C. Không ảnh hưởng gì tới đời sống của sinh vật; 
D. Cơ thể thường chết ngay khi còn là hợp tử; 
Đáp án là : (A) 
Bài : 21405 
Đột biến cấu trúc NST là quá trình : 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Thay đổi thành phần prôtêin trong NST; 
B. Phá huỷ mối liên kết giữa prôtêin và ADN; 
C. Thay đổi cấu trúc NST trên từng đoạn NST; 
D. Biến đổi ADN tại một điểm nào đó trên NST; 
Đáp án là : (C) 
Bài : 21404 
Cơ chế tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Tác nhân vật lí và hoá học tác động đến NST gây đứt đoạn; 
B. Sự tiếp hợp của các NST trong cặp tương đồng ở kì đầu của giảm phân I; 
C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST trong giảm phân; 
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST kép tương đồng ở kì trước I; 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21403 
Đột biến gen thường gây hại cho cơ thể mang đột biến, điều này được giải thích là do: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Nó làm ngừng trệ quá trình phiên mã, không tổng hợp được prôtêin 
B. Làm sai lệch thông tin di truyền dẫn đến làm rối loạn quá trình sinh tổng hợp prôtêin; 
C. Làm cho ADN không tái bản được dẫn đến không kế tục vật chất giữa các thế hệ được; 
D. Cơ thể sinh vật không kiểm soát được quá trình tái bản của gen; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21402 
Các loại đột biến gen bao gồm: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Thêm một hoặc vài cặp bazơ; 
B. Bớt một hoặc vài cặp bazơ; 
C. Thay thế một hoặc vài cặp bazơ; 
D. Cả A, B, C 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21401 
Đột biến gen chất tế bào có đặc điểm là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Tương tác qua lại với gen trên NST; 
B. Có sự ổn định, bền vững và di truyền cho đời sau theo dòng mẹ; 
C. Có vị trí quan trọng, cũng là nguồn nguyên liệu cho tiến hoá; 
D. Cả A, B, C 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21400 
Để phân ra đột biến sinh dục, đột biến sôma, người ta phải căn cứ vào: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Sự biểu hiện của đột biến; 
B. Mức độ đột biến; 
C. Cơ quan xuất hiện đột biến; 
D. Mức độ biến đổi của vật chất di truyền; 
Đáp án là : (C) 
Bài : 21399 
Những nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự biến đổi vật liệu di truyền: 
1. Những sai sót trong lúc tái bản; 2. Các gen gây đột biến nội tại;
3. Ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến bên trong và bên ngoài tế bào;
4. Các quá trình tái tổ hợp di truyền; 5. Các yếu tố di truyền vận động.
Câu trả lời đúng là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Chỉ có 3 và 4; 
B. Chỉ có 1 và 3; 
C. Chỉ có 4 và 5; 
D. Cả 1, 2, 3, 4 và 5 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21398 
Di truyền học hiện nay phân loại biến dị thành 2 dạng chính là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến; 
B. Biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được. 
C. Biến dị đột biến và biến dị thường biến; 
D. Biến dị kiểu hình và biến dị kiểu gen; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21397 
Để xác định được chất nhiễm sắc giới tính ở người, người ta thường lấy mẫu ở tế bào: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Nước ối; 
B. Tóc; 
C. Niêm mạc miệng; 
D. Hồng cầu; 
Đáp án là : (C) 
Bài : 21396 
Khi làm tiêu bản để quan sát NST ở thực vật người ta thường dùng đối tượng là chóp rễ vì: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Dễ chuẩn bị và xử lí mẫu; 
B. Bộ NST có kích thước lớn, dễ quan sát; 
C. Dễ phân biệt vùng đồng nhiễm sắc và vùng dị nhiễm sắc; 
D. Có nhiều tế bào đang ở thời kì phân chia; 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21395 
Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. 128; 
B. 160; 
C. 256; 
D. 64; 
Đáp án là : (C) 
Bài : 21394 
Quá trình nguyên phân từ một hợp tử của ruồi giấm tạo ra được 8 tế bào mới. Số lượng NST đơn ở kì cuối của đợt nguyên phân tiếp theo là: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. 64; 
B. 128; 
C. 256; 
D. 512; 
Đáp án là : (B) 
Bài : 21393 
Bộ phận nào của NST là nơi tích tụ nhiều rARN (ARN ribôxôm): 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Tâm động; 
B. Eo sơ cấp; 
C. Eo thứ cấp; 
D. Thể kèm; 
Đáp án là : (C) 
Bài : 21392 
Nghiên cứu NST khổng lồ có thể xác định được: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Các đột biến cấu trúc NST; 
B. Trình tự sắp xếp của gen trên NST; 
C. Trạng thái phiên mã của gen; 
D. Cả A, B, C 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21391 
Trong tế bào ADN và prôtêin có những mối quan hệ sau:
1. ADN kết hợp với prôtêin theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản;
2. Các sợi cơ bản lại kết hợp với prôtêin tạo thành sợi nhiễm sắc;
3. Gen(ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong prôtêin;
4. Prôtêin enzim (Poli III) có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN;
5. Prôtêin ( Represson) đóng vai trò chất ức chế hoặc kích thích gen khởi động;
6. Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN. Hãy chỉ ra đâu là những mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. 1, 3, 4, 5; 
B. 2, 3, 4, 6; 
C. 1, 4, 5, 6; 
D. 3, 4, 5, 6; 
Đáp án là : (D) 
Bài : 21390 
Trong NST các phân tử histon liên kết với ADN bằng: 
Chọn một đáp án dưới đây
A. Mối liên kết đồng hoá trị; 
B. Mối liên kết hiđrô; 
C. Mối liên kết phôtphođieste; 
D. Mối liên kết tĩnh điện; 
Đáp án l

File đính kèm:

  • docde_tr_ng_sinh_00.doc