Câu hỏi tình huống sư phạm

Bình được điều dạy thay đồng nghiệp đang nằm viện (cô An). Giờ dạy khá hấp dẫn, HS chăm chú lắng nghe và tham gia phát biểu. Hết giờ, cả lớp vỗ tay hân hoan. Bỗng có một HS nói to “Dạy thế mới là dạy chứ. Như cô An, chán chết!”. Nếu là Bình, bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?

A. Coi như không nghe thấy và lẳng lặng ra khỏi lớp.

B. Hỏi tên em học sinh và phê bình vì nói năng bừa bãi.

C. “Cảm ơn vì cả lớp đã hợp tác với cô trong bài giảng. Hôm nay cô mới dạy các em có 1 tiết. Mỗi thầy cô có một phương pháp dạy học riêng. Nếu có sự hợp tác, các em sẽ thấy hào hứng. Các em đã vào viện thăm cô An chưa? Chúc các em tiến bộ”.

→ Nên chọn cách ứng xử C, vì: - Cô đã lắng nghe tất cả các ý kiến phản hồi của HS một cách thân thiện.

- Giữ được uy tín cho đồng nghiệp bằng cách giải thích để học sinh hiểu.

- Nhắc các em biết hợp tác trong học tập, biết quan tâm chia sẻ, nhất là biết lễ phép hỏi thăm thầy cô lúc ốm đau.

2. Bạn bước vào lớp, cả lớp đứng nghiêm chào GV. Bạn phát hiện một HS cuối lớp không đứng dậy chào như nghi lễ. Bạn chọn cách xử lí nào trong các tình huống sau đây, vì sao?

A. Coi như không biết, chào và cho cả lớp ngồi xuống rồi tiến hành bài giảng bình thường.

B. Trang trọng hướng về cả lớp, bằng giọng vui vẻ: “Vào lớp rồi, cô chào các em. Chúc các em một giờ học vui vẻ” và chờ học sinh đứng lên chào rồi cho cả lớp ngồi xuống. Cuối giờ cô có thể gặp riêng học sinh không đứng lên chào để trò chuyện, tìm hiểu.

C. Nghiêm nét mặt, gọi HS còn đang ngồi và hỏi sao không đứng lên chào cô giáo.

→ Nên chọn phương án B vì: - Không tạo không khí căng thẳng giữa cô và trò.

- Lời chào cũng là lời nhắc khéo (nếu HS đó đang mải mê điều gì mà không biết cô giáo đã vào lớp).

- Tìm hiểu nguyên nhân một cách tế nhị (nếu HS đó biết cô vào lớp mà không chào) từ đó có cách khuyên bảo học sinh biết cư xử đúng đạo lí truyền thống.

 

docx4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2862 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi tình huống sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bừa bãi.
C. “Cảm ơn vì cả lớp đã hợp tác với cô trong bài giảng. Hôm nay cô mới dạy các em có 1 tiết. Mỗi thầy cô có một phương pháp dạy học riêng. Nếu có sự hợp tác, các em sẽ thấy hào hứng. Các em đã vào viện thăm cô An chưa? Chúc các em tiến bộ”.
→ Nên chọn cách ứng xử C, vì: - Cô đã lắng nghe tất cả các ý kiến phản hồi của HS một cách thân thiện.
Giữ được uy tín cho đồng nghiệp bằng cách giải thích để học sinh hiểu.
Nhắc các em biết hợp tác trong học tập, biết quan tâm chia sẻ, nhất là biết lễ phép hỏi thăm thầy cô lúc ốm đau.
2. Bạn bước vào lớp, cả lớp đứng nghiêm chào GV. Bạn phát hiện một HS cuối lớp không đứng dậy chào như nghi lễ. Bạn chọn cách xử lí nào trong các tình huống sau đây, vì sao?
A. Coi như không biết, chào và cho cả lớp ngồi xuống rồi tiến hành bài giảng bình thường.
B. Trang trọng hướng về cả lớp, bằng giọng vui vẻ: “Vào lớp rồi, cô chào các em. Chúc các em một giờ học vui vẻ” và chờ học sinh đứng lên chào rồi cho cả lớp ngồi xuống. Cuối giờ cô có thể gặp riêng học sinh không đứng lên chào để trò chuyện, tìm hiểu.
C. Nghiêm nét mặt, gọi HS còn đang ngồi và hỏi sao không đứng lên chào cô giáo.
→ Nên chọn phương án B vì: - Không tạo không khí căng thẳng giữa cô và trò.
Lời chào cũng là lời nhắc khéo (nếu HS đó đang mải mê điều gì mà không biết cô giáo đã vào lớp).
Tìm hiểu nguyên nhân một cách tế nhị (nếu HS đó biết cô vào lớp mà không chào) từ đó có cách khuyên bảo học sinh biết cư xử đúng đạo lí truyền thống.
3. Trong giờ dạy môn GDCD, bạn đang say sưa giảng bài thì bỗng phát hiện một HS đang làm bài tập môn học khác. Bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Ngừng giảng bài, bước xuống chỗ HS đang làm toán yêu cầu đứng dậy, phê bình HS làm việc riêng, tuyên bố ghi sổ đầu bài, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm kiểm điểm.
B. Ngừng giảng bài, xuống chỗ HS hỏi: “Cô có thể xem em đang học gì không?” Nói với cả lớp: “Say mê học tập môn mình thích là rất tốt. Nhưng các em cũng cần tuân thủ nội quy. Cả lớp có đồng ý không?”
C. Vờ như không biết và giảng bài như bình thường.
→ Nên chọn đáp án B vì: - Không làm tổn thương HS, không gây không khí căng thẳng với lớp.
Vẫn khuyến khích được sự say mê học tập môn sở trường của HS đồng thời nhắc nhở được yêu cầu tuân thủ nội quy.
4. Đến giờ, bạn bước vào lớp thì thấy lớp chưa trực nhật, bảng chưa xóa, bàn ghế không ngay ngắn, giấy vụn,… Bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Phê bình tổ trực nhật. Yêu cầu giờ ra chơi tổ trực nhật phải làm để tiết sau không bị ảnh hưởng. Dành 5′ để tổ trực nhật và cả lớp lau bảng, tự kê lại bàn ghế của mình cho ngay ngắn để tiết học vẫn tiến hành bình thường.
B. Truy hỏi tổ nào (ai) trực nhật và yêu cầu lớp ra ngoài để tổ trực nhật làm xong nhiệm vụ mới vào lớp dạy.
C. Không nói gì, vẫn dạy bình thường để đảm bảo tiến trình bài dạy.
→ Nên chọn phương án A, vì: - Chuyện đã xảy ra rồi, không nên gây không khí căng thẳng cho HS.
Cả lớp cùng tham gia trực nhật để không làm mất thời gian.
Vẫn phê bình và nhắc nhở được học sinh.
5. Giáo viên có tật nói “ngọng”, phát âm không chuẩn “l” và “n”. Khi giảng bài, học sinh cười. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Không nói gì, vẫn giảng bài tiếp.
B. Dừng giảng bài, yêu cầu học sinh không được mất trật tự trong giờ.
C. “Cô quê ở Hải Dương. Chắc các em cười vì cô nói ngọng. Cô biết mình có tật này và vẫn luôn luôn cố gắng để phát âm chuẩn.Cô thấy lớp mình có bạn cũng như vậy. Cô trò mình cùng cố gắng sửa cho nhau nhé!”
→ Nên chọn cách ứng xử C, vì: - Cô khéo léo ngầm nói: “Nhiều người Hải Dương có tật nói ngọng”, thẳng thắn, chân thành nhận hạn chế của bản thân trước học sinh.
Thể hiện quyết tâm khắc phục đồng thời lôi cuốn được HS cùng sửa lỗi với mình.
6. Trong cuộc họp phụ huynh, một học sinh giả chữ kí của cha mẹ xin phép nghỉ họp. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách xử lí nào dưới đây? Vì sao?
A. Coi như không biết.
B. Nêu luôn trong cuộc họp phụ huynh là VD để nhấn mạnh HS đó là HS cá biệt và ngầm nhắc nhở PH khác.
C. Gặp riêng HS đó trai đổi tâm tình, tìm nguyên nhân, phân tích đúng sai để HS hiểu hứa không tái phạm. Sau đó bí mật liên hệ với cha mẹ HS để trao đổi cùng phối hợp giáo dục học sinh.
→ Nên chọn cách xử lí C, vì: - Không làm học sinh mất mặt với bạn bè.
Chỉ khi hiểu rõ nguyên nhân mới có cách tư vấn, phân tích cho học sinh hiểu sai lầm của bản thân để tự nguyện sửa chữa.
Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS để giáo dục.
7. Trong giờ sinh hoạt, bạn nhận được đơn của học sinh lớp chủ nhiệm đề nghị đổi cô giáo dạy môn “ngữ văn”. Bạn sẽ chọn cách xử lí nào dưới đây? Vì sao?
A. Nhận đơn, hứa sẽ chuyển lên Ban giám hiệu để giải quyết.
B. Gạt đi và giải thích với HS là “Thầy cô dạy lớp nào là do sự phân công, HS không được quyền chọn đổi GV”.
C. Báo cáo với Ban giám hiệu.
Tạo không khí cởi mở để trao đổi với HS, xác định nguyên nhân từ 2 phía: về phía GV (nội dung bài giảng, phương pháp dạy học, cách đối xử của GV với HS,…); tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ. Đề nghị HS hợp tác với GV bộ môn trong một thời gian nhất định (1 tháng hoặc hết học kì).
Trao đổi với GV môn Ngữ văn về những ý kiến của HS để GV khắc phục những hạn chế của mình.
→ Nên chọn cách ứng xử C, vì: - Đảm bảo nguyên tắc phải báo cáo.
Phải hiểu rõ nguyên nhân từ hai phía.
Tư vấn cho đồng nghiệp, tư vấn, phân tích để HS hiểu.
Đảm bảo GVCN là cầu nối giữa GV bộ môn và HS. 
8. Trên đường từ trường về, bạn nghe thấy hai học sinh đang nói xấu thầy cô giáo. Bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Vượt lên, hỏi HS: “Các em có chuyện gì mà vui thế? Cô có thể tham gia được không?”. Sau đó định hướng cho HS cách trao đổi góp ý với người khác, nhất là thầy cô giáo.
B. Vượt lên mắng HS sao lại nói xấu thầy cô. Đó là hành vi vô lễ.
C. Tránh đi, vờ như không nghe thấy.
→ Nên chọn cách ứng xử A, vì: - Không tạo áp lực cho học sinh.
Tư vấn, phân tích cho học sinh một cách thân thiện.
9. Trong giờ giảng bài, bạn thấy một học sinh nhại lại lời thầy “Đúng không nào?”. Bạn sẽ có cách ứng xử nào? Vì sao?
A. Dừng bài giảng, hỏi nhẹ nhàng: “Bạn nào vừa nói, giống thầy quá. Thầy biết đây là thói quen không hay lắm, thầy sẽ cố gắng sửa. Nhưng nhại lại người khác có nên không các em?”
B. Gọi học sinh đó đứng lên, mắng học sinh là vô lễ.
C. Coi như không nghe thấy.
→ Nên chọn cách ứng xử A, vì: - Không gây không khí căng thẳng, áp lực cho học sinh và lớp học.
Thái độ chân thành, cởi mở. Vừa có ý phê bình nhắc nhở nhẹ nhàng vừa định hướng được hành vi HS.
10. Nhận lại quyển sách HS trả, bạn thấy trong quyển sách kẹp một lá thư “Em yêu thầy”. Bạn nhận ra chữ của em HS mượn sách của mình. Bạn sẽ xử trí như thế nào? Vì sao?
A. Vờ như không biết.
B. Gặp riêng HS trò chuyện về dự kiến chọn nghề. Kể chuyện bản thân và dự định trong tương lai. Khéo léo nhắc nhở chuyện học hành nhất là HS lớp 12, nhiệm vụ số 1 là học tập, chuẩn bị cho hai kì thi quan trọng, tốt nghiệp và thi đại học.
C. Gặp học sinh trả lại lá thư.
→ Nên chọn cách ứng xử B, vì: - Không tạo áp lực cho học sinh.
Nói chuyện mình, dự định tương lai để ngầm nói thầy chỉ coi em như những HS khác.
Định hướng, nhắc nhở HS về nhiệm vụ quan trọng trước mắt.
11. Đầu giờ học, sau khi thầy giáo trả bài kiểm tra, một HS thắc mắc là thầy chấm sai bài của em. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Để không ảnh hưởng đến tiến trình bài học, cuối giờ thầy trò mình cùng xem lại nhé.
B. Gạt đi và khẳng định tôi đã chấm chính xác rồi.
C. Cho học sinh trình bày bài tập lại tại lớp để xem sai ở chỗ nào.
→ Nên chọn cách ứng xử A, vì: - Không làm ảnh hưởng đến thời gian của tiết học.
Cùng học trò rà soát lại từng phần. Xác nhận chỗ nhầm (nếu có).
12. Trong giờ luyện tập, sau khi thầy giáo đã chữa xong bài toán, một HS đứng lên nói: “Em có cách giải hay hơn thầy”. Nếu là bạn, bạn chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Thời gian trên lớp không còn, bạn nào quan tâm thì hỏi bạn.
B. Mỗi bài toán đều có rất nhiều cách. Mời em lên bảng giải cho cả lớp cùng tham khảo. GV theo dõi, nếu đúng là cách giải hay thì có thể cho điểm thưởng , nhắc HS hãy tìm tòi những lời giải khác nhau.
C. Khẳng định có thể có cách giải khác nhưng không thể hay hơn cách của thầy.
→ Nên chọn cách ứng xử B, vì: Không những không làm HS cụt hứng mà còn khuyến khích HS tìm tòi những cách làm hay.
13. Trong giờ học môn Công nghệ, cô giáo nhắc nhở nhóm HS mất trật tự trong lớp. Một HS nói: “Môn phụ ấy mà cô ơi!”. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì sao?
A. Cô mắng át đi: “Môn phụ cũng phải học nghiêm túc.”
B. Ghi tên các em mất trật tự vào sổ đàu bài, yêu cầu lớp kiểm điểm.
C. Dành thời gian nhất định để cho HS trong lớp bày tỏ quan niệm môn chính, môn phụ trong trường học. Trên cơ sở đó định hướng cho HS thấy sự cần thiết của việc học tập toàn diện. Nhắc nhở HS về việc chấp hành nội quy học tập.
→ Nên chọn cách ứng xử C, vì: - Không gây không khí căng thẳng trong lớp học.
Đây là dịp để phân tích giáo dục HS ý thức học tập toàn diện cũng như ý thức học tập bộ môn và chấp hành nội quy trong giờ học.
14. Sau khi trả bài kiểm tra cho HS, đang chuẩn bị giảng bài mới, cô giáo phát hiện một HS ngang nhiên xé bài kiểm tra trước lớp. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Xuống chỗ em HS, hỏi: “Bài em được bao nhiêu điểm, cô chấm chính xác chưa? Cuối giờ cô và em cùng xem lại nhé!”. Nhắc cả lớp ổn định để giảng bài mới.
B. Vờ như không nghe thấy, nhìn thấy và giảng bài bình thường.
C. Gọi HS nhặt bài KT đã xé lên. Phê bình trước lớp, ghi sổ đầu bài, yêu cầu hạ HK vì thiếu tôn trọng GV.
→ Nên chọn cách ứng xử A, vì:
Không tạo nên không khí căng thẳng cho cả lớp, để thực hiện đúng tiến trình lên lớp.
Gặp riêng để tìm nguyên nhân, phân tích để HS hiểu hành vi của mình là không phù hợp với lễ nghi.
15. Trong giờ KT 45 phút, giáo viên phát hiện một HS (là lớp phó học tập) mở vở dưới ngăn bàn và đang chép bài. Nếu là bạn, bạn sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây? Vì sao?
A. Thu quyển vở dưới ngăn bàn, đánh dấu bài làm của học sinh để trừ điểm.
B. Thu tài liệu

File đính kèm:

  • docxTinh huong su pham Danh cho thi VC cho GV trung hoc.docx
Giáo án liên quan