Câu hỏi ôn thi học sinh giỏi

A/ TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:

I/Các khái niệm cơ bản:

1- Tính trạng: Là các đặc điểm về hình thái, cấu tạo, tính chất của cơ thể sinh vật mà dựa vào đó ta có thể nhận biết được nó và phân biệt nó với các sinh vật khác.

2- Tính trạng trội – tính trạng lặn:

+ Tính trạng trội là tính trạng vốn có của P và được biểu hiện đồng loạt ở thế hệ thứ nhất ( F1=) trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng.

+ Tính trạng lặn là tính trạng vốn có của P nhưng không được biểu hiện ở thế hệ thứ nhất ( F1=) trong phép lai giữa 2 cá thể khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương ứng.

Ví dụ: Lai đậu Hà Lan hạt vàng thuần chủng với đậu Hà Lan hạt xanh thuần chủng , F1 : 100% hạt vàng tính trạng hạt vàng là tính trạng trội, tính trạng hạt xanh là tính trạng lặn.

 3- Cặp tính trạng tương ứng: là cặp tính trạng gồm hai trạng thái khác nhaucủa cùng một tính trạng và do cùng 1 gen qui định.

 Ví dụ: Ở đậu Hà Lan tính trạng hạt vàng với hạt xanh là tính trạng tương ứng.

 4- Kiểu gen: là tổ hợp toàn bộ các của cơ thể sinh vật. Tuy nhiên, do lượng gen trong cơ thể sinh vật rất lớn nên khi nói đến kiểu gen người ta thường chỉ xét đến 1 vài gen đang được nghiên cứu.

 Ví dụ: Kiểu gen của đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng là AA, hạt xanh là aa.

 5- Kiểu hình: là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể sinh vật. Cúngx như kiểu gen trên thực tế khi nói đến kiểu hình người ta chỉ xét đến 1 vài tính trạng đang được nghiên cứu.

 Ví dụ: Kiểu hình của đậu Hà Lan là hạt vàng, hạt xanh

6- Các kí hiệu dùng trong phép lai:

- Thế hệ bố mẹ: P ; Thế hệ con thứ nhất: F1 ; Thế hệ con thứ hai: F2; Giao tử: G (Gp,GF1 )

- Dấu của phép lai: X

 

doc17 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1795 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn thi học sinh giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ai 2 cây bí chưa biết kiểu hình, thế hệ lai F1 có tỉ lệ phân tính về kiểu hình như sau:
	- 56,25% Bí quả tròn, hoa vàng; 18,75% Bí quả tròn, hoa trắng.
- 18,75% Bí quả dài, hoa vàng; 06,25% Bí quả dài, hoa trắng.
a. Xác định tính trạng trội, tính trạng lặn?
b. Phép lai trên di truyền theo qui luật nào?
c. Xác định kiểu gen và kiểu hình của P. Viết sơ đồ lai.
Bài 3: Cho 1 thỏ đực có kiểu hình lông đen, chân cao đem lai với 3 thỏ cái được 3 kết quả như sau: 
- TH1 : F1 : phân li theo tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1; TH2 : F2 : phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1
- TH3 : F3 : đồng loạt có kiểu hình lông đen, chân cao.
Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng và nằm trên 1 NST riêng rẻ. Tính trạng lông đen là trội so với tính trạng lông nâu; tính trạng chân cao là trội so với tính trạng chân thấp.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.
BÀI TẬP LUYỆN TẬP VÀ NÂNG CAO:
Bài 1: Ở đậu Hà Lan gen A qui định hạt vàng, gen a qui định hạt xanh; gen B qui định hạt trơn, gen b qui định hạt nhăn. Hãy xác định kiểu gen có thể có của cây bố mẹ các cây con trong các trường hợp sau:
	a. Cây đậu có kiểu hình hạt vàng, trơn lai với cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn. Thế hệ F1 sinh ra có cây đậu mang kiểu hình hạt xanh nhăn.
	b. Cây đậu có kiểu hình hạt vàng, trơn lai với cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn. Thế hệ F1 sinh ra có cây đậu mang 2 loại kiểu hình hạt vàng trơn và hạt xanh nhăn.
c. Cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn lai với cây đậu có kiểu hình hạt vàng, nhăn. Thế hệ F1 sinh ra có cây đậu mang kiểu hình hạt vàng, nhăn và hạt xanh trơn.
Biết rằng hai cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên nằm tren 2 cặp NST đồng dạng khác nhau.
Bài 2: Ở lợn, gen T qui định lông trắng, gen t qui định lông đen, gen D qui định thân dài, gen d qui định thân ngắn. Biết rằng 2 cặp gen qui định 2 cặp tính trạng trên nằm trên 2 cặp NST đồng dạng khác nhau.
a. Xác định sự phân tính về kiểu gen và kiểu hình ở F2 khi lai giống lợn thuần chủngâmù lông trắng, thân dài với lợn lông đen, thân ngắn.
b. Nêu phương pháp xác định lông trắng, thân dài thuần chủng ở F2.
Bài 3: Ở lúa, gen A qui định cây cao, gen a qui định cây thấp, gen B qui định hạt tròn, gen b qui định hạt dài. Cho lai 2 giống lúa với nhau, đời con F1 thu được 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ : 
	 37,5% Cây cao, Hạt tròn; 37,5% Cây cao, Hạt dài; 
 12,5% Cây thấp, Hạt tròn; 12,5% Cây thấp, Hạt dài.
Hãy xác định:
Qui luật di truyền chi phối phép lai?
Kiểu gen và kiểu hình của P
Viết sơ đồ lai từ P à F1.
BÀI 4: Ở Người, ta có:
	Gen A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng.
	Gen B qui định tầm vóc thấp, gen a qui định tầm vóc cao.
	Hai cặp gen này di truyền phân li độc lập.
	a. Nếu bố tóc xoăn, tầm vóc cao ; mẹ tóc thẳng, tầm vóc thấp, các con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
b. Nếu bố mẹ đều có kiểu hình tóc xoăn, tầm vóc thấp, mà sinh ra con tóc thẳng, tầm vóc cao thì kiểu gen của bố mẹ như thế nào?
Bài 5: Ở một loài thực vật, màu xanh của hoa được qui định bởi gen trội B, màu vàng của hoa được qui định bởi gen lặn b. Gen L qui định hoa to, gen l qui định hoa nhỏ.
	Khi cho lai cây hoa màu vàng, hoa to với cây hoa màu xanh, hoa nhỏ, người ta thu được kết quả như sau:
	48 cây hoa vàng, to ; cây hoa vàng, nhỏ; cây hoa xanh, to ; cây hoaẫnh, nhỏ
	Xác định kiểu gen của cây bố mẹ như thế nào?
Bài 6: Ở bò tính trạng không sừng do gen trội hoàn toàn P, gen lặn tương ứng p thì qui định tính trạng có sừng. Gen R qui định màu lông nâu trội không hoàn toàn so với gen r qui định lông trắng, vì vậy bò lai có kiểu gen Rr mang kiểu hình màu lông vàng: Hai cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập. Xác định tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình ở đời con trong phép lai sau:
	a. PpRR X ppRr
	b. PpRr X pprr
Bài 7: Ở cà chua F1 đồng loạt giống nhau:
	_ TH1 : F1 lai với cây cà chua thứ nhất được thế hệ lai gồm:
	+ 59 cây thân cao, quả đỏ; 60 cây thân cao, quả vàng
+ 20 cây thân thấp , quả đỏ ; 18 cây thân thấp, quả vàng
	_ TH2: F1 lai với cây cà chua thứ hai được thế hệ lai gồm:
+ 62 cây thân cao, quả đỏ; 58 cây thân thấp, quả đỏ
+ 19 cây thân cao, quả vàng; 20 cây thân thấp, quả vàng
Biết rằng mỗi gen qui định 1 tính trạng. Biện luận và viết sơ đồ lai cho từng trường hợp.
Bài 8: Một thỏ đực có 2 tính trạng lông đen và lông xù đã cho 4 loại tinh trùng chứa các tổ hợp khác nhau.
a. Cho thỏ đực giao phối với thỏ cái thứ nhất có lông trắng, lông trơn được thỏ con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
b. Cho thỏ đực giao phối với thỏ cái thứ hai có lông trắng, lông xù được thỏ con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
c. Cho thỏ đực giao phối với thỏ cái thứ bacó lông trắng, lông xù được thỏ con có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
Biết rằng tính trạng trên di truyền phân li độc lập
Bài 9: Ở cừu xét tính trạng màu lông gồm lông đen và lông trắng, tính trạng kích thước lông gồm lông dài và lông ngắn. Cho cừu Fâumng hai tính trạng trên lai với nhau, F2 thu được kết quả như sau:
- 94 cừu lông đen, ngắn; 32 cừu lông đen, dài; 31 cừu lông trắng, ngắn; - 11 cừu lông trắng, dài.
Biết rằng tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Phép lai trên tuân theo qui luật di truyền nào?
Xác định kiểu gen và kiểu hình của F1 và viết sơ đồ lai.
PHẦN III: PHÂN BÀO NGUYÊN NHIỄM
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC:
I/ Đặc điểm của phân bào nguyên nhiễm:
	a- Khái niệm: là hình thức phân chia tế bào mà trong đó từ 1 tế bào mẹ chia thành 2 tế bào con có bộ NST giống như tế bào mẹ.
	- Sơ đồ:
1 tế bào mẹ 2n 1 tế bào 2n (kép) 2 tế bào con 2n (đơn)
b- Cơ chế: Gồm 5 kì: kì trung gian (giai đoạn chuẩn bị), kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
Cụ thể là:
+ Kì trung gian: Các NST ở dạng sợi mảnh (do tháo xoắn tối đa), rất khó quan sát chúng. Mỗi NSt đơn tự nhân đôi thành 1 NST kép gồm 2 cromatit giống hệt nhau và dính nhau ở tâm động. Trung thể tự nhân đôi.
+ Kì giữa: Các NST kép đóng xoắn tối đa, có hình dạng và kích thước đặc trưng, dễ quan sát. Lúc này các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và dính với sợi tơ vô sắc qua tâm động. Thoi vô sắc được hình thành, trung thể tách ra làm 2 và tiến về 2 cực. Màng nhân và nhân con tiêu biến.
+ Kì sau: Mỗi NST kép tách làm hai NST đơn và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
+ Kì cuối: Tại mỗi cực của tế bào, các NSt đơn tháo xoắn trở lại dạng sợi mảnh như ban đầu, rất khó quan sát chúng . Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại. Tế bào chất phân chia và hình thành vách ngăn ngang chia tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Mỗi tế bào con đều có bộ NST 2n.
Trong phân bào nguyên nhiễm thì sự phân chia của các NST từ tế bào mẹ về các tế bào con là đồng đều cả về số lượng và nguồn gốc.
Sự phân bào nguyên nhiễm có thể xảy ra liên tiếp k lần (các tế bào con sinh ra tiếp tục nguyên phân như tế nào mẹ).
Hình thức phân bào nguyên nhiễm chỉ xảy ra đối với các loại tế bào: tế bào sinh dưỡng (còn gọi là té bào Xôma), tế bào sinh dục sơ khai và tế bào hợp tử.
II/ Các công thức cơ bản:
	1- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
	- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2k 
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
2- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1)
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
3- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n . 2k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2k 
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
4- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n . 2k 
- Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n . 2k 
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
5- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2n (2k – 1) Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . 2n (2k – 1)
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
6- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần : 2n (2k – 1)
- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 1)
7- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho:
- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần : 2n (2k – 2 )
- x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần: x.2n (2k – 2)
8- Tổng số lần NST tự nhân đôi trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: k ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x . k
9- Tổng số thoi dây tơ vô sắc xuất hiện trong k lần nguyên phân:
- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu: 2k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu: x (2k – 1)
( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)
B/ CÁC DẠNG BÀI TẬP:
DẠNG 1: Tính số tế bào con được tạo ra và số lần nguyên phân
Bài 1: Có 10 tế bào sinh dưỡng thuộc cùng 1 loài phân bào nguyên nhiễm.
	a. Nếu mỗi tế bào đều nguyên phân ba lần liên tiếp thì tổng số tế bào con được tạo ra từ 10 tế bào trên là bao nhiêu?
	b. Nếu 

File đính kèm:

  • docDe Thi HSG Sinh Kho.doc