Câu Hỏi Ôn Tập Môn Lịch Sử Triết Học

Câu 1: Điều kiện ra đời, đặc điểm của triết học Ấn Độ, Trung Quốc, triết học cổ đại Hi Lạp? Sự giống nhau và khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây? Từ những mặt tích cực và hạn chế của các trường phái triết học rút ra bài học kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn?

 I. Điều kiện ra đời, đặc điểm của triết học Ấn Độ, Trung Quốc, Hi Lạp cổ đại:

1. Triết học Ấn Độ:

Ấn Độ cổ là một trong những nền văn minh nhân loại. Triết học là sự phản ánh xã hội Ấn Độ - xã hội rất coi trọng và đề cao tôn giáo. Triết học Ấn Độ có nguồn gốc rất xa xưa và đến khoảng thế kỷ thứ VIII - thế kỷ thứ VI trước công nguyên nó được tập trung trong Upanishad, sau đó phát triển rất mạnh và được phân ra làm nhiều trường phái, khuynh hướng vừa đấu tranh vừa bổ sung cho nhau tạo nên bức tranh nhiều màu sắc rực rỡ.

 Triết học Ấn Độ quan tâm đến nhiều vấn đề, nhưng vấn đề chủ yếu là vấn đề con người, bởi vậy, nó là triết lý nhân sinh. Điểm đặc biệt trong triết học Ấn Độ là nó phân con người thành những yếu tố cấu thành, trong đó cái tâm có ý nghĩa quyết định. Từ đó, hướng chủ yếu của nó là đi nghiên cứu, phân tích cái tâm con người. Điều đó quy định tính chất duy tâm, hướng nội trong triết học Ấn Độ. Triết học Ấn Độ cho rằng muốn hiểu thế giới trước hết phải hiểu mình đã và khi đã hiểu mình thì hiểu tất cả vì bản thể vũ trụ có trong mỗi con người.

 Mục đích của triết học Ấn Độ là đạt đến sự giải thoát. Với mục đích giải thoát nên mỗi hệ thống triết học Ấn Độ là những con đường khác nhau để đi đến giải thoát. Do đó, triết học Ấn Độ là triết lý sống, nó gắn liền với tôn giáo, tâm linh, là triết học của tôn giáo.

 Nhận thức trong triết học Ấn Độ bắt đầu từ luân lý đạo đức, nhận thức gắn liền với đạo đức. Trong nhận thức, triết học Ấn Độ đề cao việc tự nhận thức, tự hiểu. Điều này quy định tính chất trực nhận, trực giác trong triết học Ấn Độ. Từ đó, một lôgíc kéo theo là công cụ, phương tiện nhận thức lại nghiêng về ẩn dụ, hình ảnh.

 Triết học Ấn Độ vừa mang tính thống nhất vừa mang tính đa dạng. Thống nhất ở chỗ dù trực tiếp hay gián tiếp nó đều bị chi phối bởi quan điểm vạn vật đồng nhất thể của Upanishad; hầu hết các trường phái đều hướng đến giải thoát; một số nguyên lý chung có ở nhiều trường phái. Đa dạng ở chỗ triết học Ấn Độ chia thành nhiều khuynh hướng và trong mỗi khuynh hướng lại chia thành nhiều nhánh nhỏ; trừ chủ nghĩa duy vật, mỗi trường phái là những con đường khác nhau để đi đến giải thoát; nhiều vấn đề khác nhau đặt ra ở những trường phái khác nhau.

 

doc25 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 2829 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Câu Hỏi Ôn Tập Môn Lịch Sử Triết Học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được thực hiện thông qua hoạt động lao động. Vì vậy ý thức là cái vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở trong đó.
* Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
- Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức:
Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, là nguồn gốc sinh ra ý thức. Não người là dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ quan phản ánh để hình thành ý thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan.
Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất vào não người, là hình ảnh của thế giới khách quan. Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức quyết định nội dung của ý thức.
- Ý thức có tính độc lập tương đối tác động trở lại vật chất.
Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất có tính năng động sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực tiễn của con người
Ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan, có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo thế giới vật chất.
Ý thức phản ánh ko đúng hiện thực khách quan ở mức độ nhất định có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người.
Con người dựa trên những tri thức của mình về thế giới khách quan, hiểu biết những qui luật khách quan từ đó đề ra mục tiêu phương hướng, biện pháp thực hiện và ý chí thực hiện mục tiêu ấy.
Vai trò tích cực chủ động sáng tạo của ý thức con người trong quá trình cải tạo thế giới hiện thực được phát triển đến mức độ nào chăng nữa vẫn phải dựa trên sự phản ánh thế giới khách quan và các điều kiện khách quan.
* Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ MQH vật chất - ý thức, vận dụng vào thực tiễn:
- Trong hoạt động thực tiễn con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy khách quan làm căn cứ cho hoạt động của mình.
 - Phát huy vai trò của ý thức nhân tố con người trong việc phản ánh đúng đắn thế giới khách quan. Nhận thức được qui luật, xác định được mục tiêu, đề ra phương hướng hoạt động đạt hiệu quả cao nhất. 
- Khắc phục và ngăn ngừa bệnh chủ quan, duy ý chí:
+ Chủ quan, duy ý chí là một căn bệnh khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây, gây tác hại nghiêm trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách sáng tạo trên cơ sở của sự phản ánh. Vì vậy, nếu cường điệu tính sáng tạo của ý thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí. Bệnh chủ quan, duy ý chí là khuynh hướng tuyệt đối hoá vai trò của nhân tố chủ quan, của ý chí, xa dời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình thay cho sự yếu kém về tri thức khoa học.
+ Bệnh chủ quan, duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan. Nó biểu hiện rõ trong khi định ra chủ trương, chính sách xa rời hiện thực khách quan.
+ Để khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết, phải đổi mới tư duy lý luận, nâng cao năng lực trí tuệ, trình độ lý luận của Đảng. Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu.
Chúng ta cần rút ra những bài học kinh nghiệm của thời kỳ trước đây, cần tránh sai lầm, chủ quan, nóng vội trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, kiên định “Thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”; “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Đó chính là con đường đi tới mục tiêu, lý tưởng của Đảng và nhân dân ta.
 Câu 5: Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn? vận dụng vào thực tế?
 1. Thực tiễn: Là phạm trù triết học chỉ toàn bộ hoạt động của vật chất - cảm tính có tính chất lịch sử - xã hội của con người nhằm mục đích biến đổi tự nhiên và xã hội.
* Thực tiễn có những đặc trưng sau:
- Là hoạt động vật chất chứ không phải là hoạt động tinh thần. Hoạt động vật chất là hoạt động mà con người dùng lực lượng vật chất, công cụ vật chất tác động vào đối tượng vật chất để làm biến đổi chúng.
- Thực tiễn mang tính lịch sử - xã hội
- Thực tiễn có tính mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và XH
* Thực tiễn có 3 hình thức cơ bản: Sản xuất vật chất; hoạt động cải tạo (biến đổi) chính trị xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học - kỹ thuật. Trong đó, sản xuất vật chất là có sớm nhất, quan trọng nhất, quyết định hình thức kia. Hai hình thức kia có ảnh hưởng quan trọng tới sản xuất vật chất.
2. Lý luận: Là một hệ thống những tri thức được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn phản ánh những mối quan hệ bản chất, tất nhiên, mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan và được biểu đạt bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, quy luật...
- Cơ sở của lý luận là thực tiễn
- Lý luận có tính khái quát cao, thể hiện phản ánh bản chất sự vật, hiện tượng
- Lý luận có tính hệ thống
3. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn:
- Đây là nguyên tắc cơ bản của triết học Mác-Lênin:
+ Nội dung triết học Mác nó không chỉ giải thích khoa học về TG mà nó còn là công cụ cải tạo TG thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
+ Sự ra đời của triết học Mác là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào công nhân quốc tế vì vậy triết học Mác-Lênin nó là sự thống nhất chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn.
- Lý luận và vai trò của lý luận:
+ Lý luận là sự khái quát kinh nghiệm thực tiễn, là sự tổng hợp các tri thức về tự nhiên, XH đã được tích lũy trong quá trình lịch sử; tiêu chuẩn của 1 lý luận khoa học, nó phải phản ánh đúng bản chất qui luật của đối tượng nhận thức và nó phải được khái quát thành 1 hệ thống bao gồm các khái niệm phạm trù nhất định.
+ Lý luận giữ vai trò định hướng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người để nhằm đạt được kết quả cao nhất.
-Thực tiễn và vai trò của thực tiễn:
+Thực tiễn: là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính chất XH lịch sử của con người nhằm cải tạo tự nhiên và XH.
+ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức: Theo quan điểm của duy vật biện chứng:thực tiễn có vai trò đặc biệt to lớn đối với nhận thức, nó chính là cơ sở mục đích, động lực của nhận thức, là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý. Thực tiễn là cơ sở động lực của nhận thức vì xét đến cùng mọi tri thức của con người đều có nguồn gốc từ thực tiễn do đó mà nói rằng thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Chính thông qua hoạt động thực tiễn nó luôn luôn nảy sinh nhu cầu mới thúc đẩy nhận thức phát triển vì thế mà nói thực tiễn là động lực của nhận thức, chẳng hạn: từ nhu cầu chữa trị các căn bệnh hiểm nghèo mà thúc đểy nhận thức của con người khám phá ra bản đồ gen người..., từ nhu cầu thực tiễn quan sát các vật bé nhỏ mà thúc đẩy nhận thức con người sáng tạo ra các kính hiển vi. 
Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì xét đến cùng nhận thức là nhằm phục vụ hoạt động thực tiễn và nâng cao hiệu quả thực tiễn. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý vì các tri thức của con người được khái quát, tổng kết chưa chắc đã đúng do vậy các tri thức ấy phải được kiểm tra đối chứng trong thực tiễn nếu đó là đúng thì đó là chân lý.
4. Vận dụng vào thực tế:
- Đảng ta xác định: phải coi trọng cả lý luận và thực tiễn.
- Yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: hoạt động thực tiễn phải dựa vào lý luận khoa học đồng thời lý luận khoa học phải bám sát thực tiễn, phải được vận dụng 1 cách sáng tạo vào thực tiễn; đồng thời từ thực tiễn phải không ngừng tổng kết kinh nghiệm phát triển lý luận khoa học như vậy ta phải quán triệt phương trâm lý luận mà không bám sát thực tiễn thì trở thành lý luận suông. Ngược lại thực tiễn mà không có lý luận khoa học soi đường thì trở thành thực tiễn mù quáng.
- Phê phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều:
+ Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng và hành động của con người được biểu hiện trong thực tế đời sống xã hội coi thường lý luận khoa học đề cao kinh nghiệm, tuyệt đối hóa vai trò của kinh nghiệm, không chịu tiếp thu các tri thức khoa học.
+ Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động thực tế của con người tuyệt đối hóa vai trò của khoa học, coi thường kinh nghiệm, xem nhẹ thực tiễn hoặc áp dụng khoa học vào thực tiễn 1 cách máy móc, thiếu sáng tạo, không căn cứ vào điều kiện cụ thể để áp dụng cho phù hợp.
- Cả bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều đều xa rời nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác-Lênin, xét đến cùng nguyên nhân là do thiếu tri thức khoa học, tri thức khoa học còn yếu kém. 
 Câu 6: Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội? Mối quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng? liên hệ thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay?
1. Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội:
* Khái niệm hình thái kinh tế - xã hội:
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử (CNDVLS) dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn nhất định, với những quan hệ sản xuất (QHSX) của nó thích ứng với lực lượng sản xuất (LLSX) ở một trình độ nhất định và với một kiến trúc thượng tầng (KTTT) được xây dựng lên trên những QHSX đó.
* Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội có các đặc trưng: là một chỉnh thể sống, vận động, có cơ cấu phức tạp. Trong đó có 3 mặt cơ bản, phổ biến nhất là: LLSX, QHSX và KTTT. Các mặt đó gắn bó, tác động biện chứng tạo nên những quy luật phổ biến của sự vận động, phát triển xã hội.
+ Trong các yếu tố cơ bản cấu thành hình thái kinh tế - xã hội thì LLSX là nền tảng vật chất kỹ thuật của mọi hình thái kinh tế - xã hội, QHSX là cơ sở kinh tế, cơ sở hạ tầng (CSHT) của xã hội là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt 

File đính kèm:

  • docLịch sử TRIẾT HỌC- CH.doc