Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử

1/ Phong trào Cần Vương đã nổ ra và phát triển như thế nào?

- 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thần, sĩ phu và các tầng lớp nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.-> Phong trào Cần Vương bắt đầu

- Phong trào Cần Vương được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: từ 1885-1888: phong trào nổ ra khắp cả nước

+ Giai đoạn 2: từ 1888-1896: phong trào quy củ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn

2/ Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP
1/ Phong trào Cần Vương đã nổ ra và phát triển như thế nào?
13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thần, sĩ phu và các tầng lớp nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.-> Phong trào Cần Vương bắt đầu
Phong trào Cần Vương được chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: từ 1885-1888: phong trào nổ ra khắp cả nước
+ Giai đoạn 2: từ 1888-1896: phong trào quy củ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn
2/ Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương
Tên
Thời gian
Địa bàn
Lãnh đạo
Diễn biến chính
KN Ba Đình
12/1886 – 1/1887
Thuộc 3 làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn, Thanh Hóa)
Phạm Bành, Đinh Công Tráng
Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt bắt đầu từ 12/1886 đên 1/1887 , nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của địch, cuối cùng, do lực lượng suy giảm, khởi nghĩa dần tan rã
KN Bãi Sậy
1883-1892
Vùng đầm lầy tỉnh Hưng Yên và lan ra ngoài
Nguyễn Thiện Thuật
1885-1889, cuộc chiến đấu giữa nghĩa quân và Pháp diễn ra quyết liệt, sau 1889, nghĩa quân bị suy giảm lực lượng, khởi nghĩa đi vào tan rã.
KN Hương Khê
1885-1896
2 huyện Hương Khê, Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó lan ra các tỉnh khác (Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình
Phan Đình Phùng, Cao Thắng
Chia làm 2 giai đoạn:
-Giai Đoạn 1: 1885- 1889 đây là giai đoạn xây dựng lực lượng rèn đúc vũ khí, Luyện tập quân đội
-Giai Đoạn 2 : Cuộc chiến diễn ra quyết liệt đẩy lùi nhiều đợt càn quét của địch. Sau khi Phan Đình Phùng hy sinh, khởi nghĩa dần tan rã
3/ Trình bày về KN Yên Thế:
Nguyên nhân
Diễn biến chính
Kết quả 
Ý nghĩa
-Thế kỷ 19, kinh tế sa sút, nông dân Bắc Bộ phải phiêu tán lên Yên Thế lập nghiệp
-Khi Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng đã đe dọa đến cuộc sống của nhân dân Yên Thế. Vì vậy, họ nổi lên khởi nghĩa chống Pháp
3 Giai đoạn:
-Giai đoạn 1 (1884-1892): đây là giai đoạn nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa có sự thống nhất, uy tín nhất là Đề Nắm
-Giai đoạn 2( 1893-1908): đây là giai đoạn nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở dưới sự chỉ huy của Đề Thắm( Hoàng Hoa Thám). Trong giai đoạn này, nghĩa quân đã 2 lần giảng hòa với Pháp
-Giai đoạn 3( 1909-1913): Phong trào ngày càng suy giảm trước những đợt tấn công của Pháp. 2/1913: Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa dần tan rã
Khởi nghĩa tan rã do các tướng bị quân Pháp sát hại
-Góp phần làm chậm quá trình bình định
-Thể hiện tinh thần yêu nước, sức mạnh của giai cấp nông dân
4/Vì sao nói KN Hương Khê là tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Hương Khê la tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:
-Có Phan Đình Phùng, Cao Thắng và nhiều thủ lĩnh uy tín, tài ba khác lãnh đạp
-Hoạt động khắp 4 tỉnh trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình
-Tồn tại đến 10 năm, lâu nhất trong phong trào Cần Vương
-Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ: lực lượng nghĩa quân chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100-500 người, phân bố đều trên địa bàn hoạt động
-Lực lượng tham gia đều là những người dũng cảm, đoàn kết, được huấn luyện chuyên nghiệp
-Trang thiết bị quân sự: cùng kiểu trang phục,được xây dựng công sự, rèn – đúc-chế tạo vũ khí (đặc biệt là súng trường, tích trữ Lương Thảo,...)
-Có lối đánh du kích và vận động chiến, có sự chỉ huy phối hợp thống nhất và tương đối chặt chẽ nhờ dựa vào vùng núi hiểm trở, biết dùng các phương thức tác chiến linh hoạt, phong phú, biết phát huy tính chất chủ động, sáng tạo khi giáp trận
5/So sánh KN Yên Thế với các cuộc cách mạng lớn ở PT Cần Vương
Giống nhau: 
+ Đều bị tan rã do tướng chết hoặc lực lượng suy yếu
+ Tất cả đều diễn ra quyết liệt
+ Đều thể hiện tinh thần yêu nước, sức mạnh của giai cấp nông dâm
Khác nhau:
Phong trào Cần Vương
Khởi nghĩa Yên thế
+ Có tướng rõ ràng cho từng cuộc khởi nghĩa
+ Đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp
+ Chia làm 2 Giai đoạn
+ Nổi lên nhờ sự kêu gọi của vua (Hàm Nghi)
+ Lúc đầu thì đã nổ ra khắp cả nước
+ Chỉ gồm Đề Nắm, Đề Thám và các nông dân
+ Phải giảng hòa với Pháp đến 2 lần
+ Chia làm 3 Giai đoạn
+ Nổi lên vì Pháp chiếm đất làm ăn của mình
+ Lúc đầu thì chỉ hoạt động riêng lẻ
6/ Trình bày những nội dung chính của trào lưu cải cách Duy Tân\
Thời gian
Người cải cách
Nội dung cải cách
Năm 1868
Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế
Xin mở cửa biển Trà Lí
Năm 1868
Đinh Văn Điền
Xin đẩy mạnh việc khai khẩn ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng
Năm 1872
Viên Thương Bạc
Xin mở 3 cửa biển ở miền Bắc, Trung để thông thương với bên ngoài
1863-1871
Nguyễn Trường Tộ
Gửi lên triều đình 36 bản triều Trần, Đề cao việc chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục
1877,1882
Nguyễn Lộ Trạch
Dâng lên 2 bản thời vụ sách, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước
7/ Trình bày những biến chuyển của xã hội Việt Nam cuối TK19, đầu TK20
Giai cấp, tầng lớp
Nghề nghiệp
Thái độ đối với độc lập dân tộc
Địa chủ
Là chủ ruộng đất, bóc lột nông dân, địa tô
Làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp, Tuy nhiên có 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước
Nông dân
Canh tác ruộng đất, nộp tô thuế
Số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, một phần nhỏ bị mất rộng đất thì vào đồn điền, mỏ làm việc
Tư sản
Kinh doanh buôn bán
Đã xuất hiệ, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp,xưởng thủ công, chủ hàng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép
Tiểu tư sản
Buôn bán nhỏ, học sinh, sinh viên, công chức
Là những người có ý thức dân tộc, đặc biệt là các nhà giáo, thanh niên, học sinh, nên tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nước
Công nhân
Làm công ăn lương ở các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền
Phần lớn xuất thân từ nông dân, làm trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống

File đính kèm:

  • doccauhoiontaplichsu.doc