Câu hỏi ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 6

5. Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào? Nêu chức năng của mỗi phần?

6. Mô là gì? Có những loại mô chính nào?

7. Trình bày sự lớn lên và phân chia TB thực vật? TB lớn lên và phân chia có ý nghĩa gì? TB ở bộ phận nào mới có khả năng phân chia?

8. Rễ đươc phân thành mấy loại? Phân biệt các loại rễ đó? Cho ví dụ minh hoạ.

9. Rễ có mấy miền? Nêu chức năng chính của các miền?

10. Nêu cấu tạo miền hút của rễ và chức năng của chúng?

11. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây.

12. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Cho ví dụ

13. Thân cây gồm những bộ phận nào?

14. Sự giống nhau và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?

15. Có mấy loại thân? Kể tên 1 số cây có những loại thân đó.

16. Thân dài ra do đâu? Giải thích các hiện tượng sau:

- Khi trồng đậu, bộng cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn?

- Trồng cây lấy gỗ, lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn?

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 499 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập học kì I môn Sinh học lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP HỌC KÌ I
1. Nêu đặc điểm chung của thưc vật?
2. Cơ thể thực vật gồm mấy loại cơ quan? 
3. Phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa? Cho ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa.
4. Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm. Cho ví dụ.
5. Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào? Nêu chức năng của mỗi phần?
6. Mô là gì? Có những loại mô chính nào?
7. Trình bày sự lớn lên và phân chia TB thực vật? TB lớn lên và phân chia có ý nghĩa gì? TB ở bộ phận nào mới có khả năng phân chia?
8. Rễ đươc phân thành mấy loại? Phân biệt các loại rễ đó? Cho ví dụ minh hoạ.
9. Rễ có mấy miền? Nêu chức năng chính của các miền?
10. Nêu cấu tạo miền hút của rễ và chức năng của chúng?
11. Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây. 
12. Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng. Cho ví dụ
13. Thân cây gồm những bộ phận nào?
14. Sự giống nhau và khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
15. Có mấy loại thân? Kể tên 1 số cây có những loại thân đó.
16. Thân dài ra do đâu? Giải thích các hiện tượng sau:
- Khi trồng đậu, bộng cà phê, trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn?
- Trồng cây lấy gỗ, lấy sợi, người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn?
17. Nêu cấu tạo của thân non và chức năng của từng bộ phận.
18. So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ.
19. Thân gỗ to ra do đâu? Có thể xác định tuổi của cây gỗ bằng cách nào? Tìm sự khác nhau cơ bản giữa dác và ròng.
20. Kể tên 1 số loại thân biến dạng. Cho VD.
21. Nêu đặc điểm bên ngoài của lá. Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành? Cho VD.
22. Nêu cấu tạo trong của phiến lá và chức năng của mỗi phần.
23. Nêu khái niệm về quang hợp. Viết sơ đồ của quá trình quang hợp
24. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.Quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa gì?
25. Hô hấp là gì? Viết sơ đồ của quá trình hô hấp. 
26. Có những loại lá biến dạng nào? Chức năng của mỗi loại. 
27. Nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây. Cho VD.
28. Thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây.
ĐÁP ÁN
1. Cơ thể thực vật có hoa gồm 2 loại cơ quan:
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá chức năng: nuôi dưỡng cây
- Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt chức năng: sinh sản, duy trì, phát triển nòi giống
2. Tế bào thực vật gồm các thành phần:
- Vách TB: làm TB có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất: bao bọc ngoài chất TB
- Chất TB: là chất keo lỏng, chứa các bào quan như: lục lạp...Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của TB
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của TB
- Ngoài ra còn có không bào: chứa dịch TB
3. - Mô là nhóm TB có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực hiện 1 chức năng riêng
- Có các loại mô như: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ.
4. - Sự lớn lên và phân chia TB thực vật: 
 TB được sinh ra rồi lớn lên tới 1 kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 TB con, đó là sự phân bào
Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất TB phân chia, vách TB hình thành ngăn đôi TB cũ thành 2 TB con
- Ý nghĩa: giúp cây sinh trưởng và phát triển
- Các TB ở mô phân sinh có khả năng phân chia
5. Có 2 loại rễ:
- Rễ cọc: có 1 rễ cái to khoẻ đâm sâu xuống đất, các rễ bên mọc xiên
VD: bàng, cam, ổi...
- Rễ chùm: gồm những rễ con mọc từ gốc thân. VD: lúa, ngô...
6. Rễ gồm 4 miền:
- Miền trưởng thành: dẫn truyền
- Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng
- Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
- Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
7. Cấu tạo miến hút của rễ: gồm 2 phần:
- Vỏ: 
+ Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong rễ, trong có lông hút: hút nước và muối khoáng hoà tan
+ Thịt vỏ: chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
- Trụ giữa:
+ Bó mạch: Mạch rây: chuyểnachats hữu cơ đi nuôi cây
 Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
+ Ruột: chứa chất dự trữ
8. Các loại rễ biến dạng:
-Rễ củ: chứa chất dự trữ cho cây ra hoa, tạo quả. VD: củ cải, cà rốt...
- Rễ móc: giúp cây leo lên. VD: trầu không, hồ tiêu...
- Rễ thở: lấy O2 cung cấp cho phần rễ dưới đất. VD: bụt mọc, mắm...
- Rễ giác mút: lấy thức ăn từ cây chủ. VD: tơ hồng, tầm gửi...
9. Thân cây gồm: thân chính, cành, chồi ngọn và chồi nách.
10. So sánh chồi hoa và chồi lá:
- Giống: có mầm lá bao bọc
- Khác: Chồi lá có mô phân sinh ngọn sẽ phát triển thành cành mang lá, chồi hoa có mầm hoa phát triển thành cành mang hoa hoặc hoa.
11. Tuỳ theo cách mọc của thân mà chia làm 3 loại thân:
- Thân đứng: thân gỗ, thân cột, thân cỏ
- Thân leo: thân quấn, tua quấn
- Thân bò
12. Thân cây dài ra do sự phân chia TB ở mô phân sinh ngọn
13. Cấu tạo của thân non:
- Vỏ:
 + Biểu bì: bảo vệ các bộ phận bên trong
+ Thịt vỏ: chứa chất dự trữ và quang hợp
- Trụ giữa:
+ Một vòng bó mạch:
Mạch rây: vận chuyển chất hữu cơ
Mạch gỗ: vận chuyển nước và muồi khoáng
+ Ruột: chứa chất dự trữ
14. - Giống:
+ Đều được cấu tạo bởi TB
+ Gồm các phần: vỏ ( biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa ( mạch rây, mạch gỗ, ruột )
- Khác:
+ Thân non: • Biểu bì không có lông hút
 • Thịt vỏ có diệp lục
 • Mạch rây ở ngoài, mạch gỗ xếp ở trong
+ Miền hút của rễ:
 • Biểu bì có lông hút
 • Thịt vỏ không có diệp lục
 • Mạch gỗ, mạch rây xếp xen kẽ.
15. Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các TB mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. 
Đếm các vòng gỗ sáng ( hoặc sẫm) có thể xác định được tuổi của cây
Dác là lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài, gồm những TB mạch gỗ, chức năng:vận chuyển nước và muối khoáng . Ròng: là lớp gỗ màu thẫm, rắn chắc hơn dác, gồm những TB chết, chức năng: nâng đỡ cây.
16. - Thân biến dạng: thân củ, thân rễ, thân mọng nước.
17. Đặc điểm bên ngoài của lá: 
- Phiến lá: có màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất, chức năng: giúp hứng được nhiều ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ
- Gân lá:có 3 kiểu gân lá: hình mạng song song, hình cung
- Có 2 nhóm lá chính: 
+ Lá đơn: có cuống nằm dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến, cả phiến và cuống cùng rụng 1 lúc. VD: lá mồng tơi, lá dâu...
+ Lá kép: cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang 1 phiến lá ( lá chét), chồi nách chỉ ở phần trên cuống chính không có ở cuống nhỏ, thường lá chét rụng trước cuống chính rụng sau. VD: lá hoa hồng, lá phượng...
Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
18. - Biểu bì: trong suốt, vách ngoài dày có chức năng bảo vệ lá, trên biểu bì có nhiều lỗ khí giúp lá trao đổi khí và thoát hơi nước
- Thịt lá: TB chứa nhiều lục lạp, gồm 2 lớp, chức năng: thu nhận ánh sáng, chứa và trao đổi khí để chế tạo chất hữu cơ.
- Gân lá: xen giữa thịt lá, gồm mạch gỗ và mạch rây, chức năng: vận chuyển các chất
19. Quang hợp là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi
 Ánh sáng
 Nước + Khí cacbonic Tinh bột + Khí oxi
Chất diệp lục
( rễ hút từ đất) ( lá lấy từ không khí) ( trong lá) (lá nhả ra ngoài MT)
20. Hiện tượng cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cây, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước gọi là hiện tượng hô hấp.
- Sơ đồ hô hấp: 
Chất hữu cơ + Khí oxi Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước
21. - Lá biến thành gai:Làm giảm sự thoát hơi nước. VD: cây xương rồng
- Tua cuốn: Giúp cây leo lên cao. 
VD: đậu Hà Lan
- Tay móc: Giúp cây leo lên cao. 
VD: mây
- Lá vảy: Che chở, bảo vệ cho chồi của thân rễ. VD: củ dong ta
- Lá dự trữ chất hữu cơ: Chứa chất dự trữ cho cây. VD: Hành
- Lá bắt mồi: Bắt và tiêu hoá mồi. 
VD: cây bèo đất, cây nắp ấm...
22. - Sinh sản bằng thân bò: rau má
- Sinh sản bằng thân rễ: củ gừng
- Sinh sản bằng rễ củ: khoai lang
- Sinh sản bằng lá: thuốc bỏng.
23. - Giâm cành: là cắt 1 đoạn cành có đủ mắt, chồi, cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới
- Chiết cành: là làm cho canh ra rễ ngay trên cây rồi mới cất đem trông thành cây mới
- Ghép cây: là dùng 1 bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của 1 cây gắn vào 1 cây khác( gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.

File đính kèm:

  • doccau hoi on tap hoc ki I.doc
Giáo án liên quan