Cảm thụ Văn học lớp 5

I. Thế nào là cảm thụ văn học?

 Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện, bài văn, bài thơ.) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn , đoạn thơ.thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)

Như vậy, cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một câu chuyện, một bài thơ. ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc.

 Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sư say mê, hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học; nắm vững kiến thức cơ bản về tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học.

II. Cách viết một đoạn bài cảm thụ văn học:

a. Đọc kỹ đề bài, nắm chắc yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì? Cần nêu bật được ý gì?.)

b. Đọc và tìm hiểu về câu thơ (câu văn ) hay đoạn trích được nêu trong bài (Dựa vào yêu cầu cụ thê của bài tập để tìm hiểu, ví dụ: cách dùng từ đặt câu; cách dùng hình ảnh, chi tiết; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật quen thuộc như so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.đã giúp em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ, sâu sắc).

c. Viết đoạn văn về cảm thụ văn học (khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài. (Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính; tiếp đó, cầnnêu rõ các ý theo yêu cầu của đề bài; cuối cùng, có htể “kết đoạn” bằng một câu ngắn gọn để “gói” lại nội dung cảm thụ)

 Nắm vững yêu cầu về cảm thụ văn học ở tiẻu học, kiên trì tập luyện từng bước (từ dễ đến khó), nhất định học sinh sẽ viết được những đoạn văn hay về cảm thụ văn học, sẽ có được năng lực cảm thụ văn học tốt để phát hiện biết bao điều đáng quý trong văn học và cuộc sống của chúng ta.

 

doc25 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Cảm thụ Văn học lớp 5, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(“Râu bằng than, mọc lên bằng thích”), tính tình ai cũng hồn nhiên, vui nhộn (“Nghịch ở đây già trẻ như nhau”). Cho nên “nụ cười” luôn nở trên môi những người thợ rèn (“Nên nụ cười nào có tắt đâu”), khiến họ thêm đẹp đẽ, đáng yêu.
Câu 32: Nói về nhân vật chị Sứ (người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ), trong tác phẩm Hòn đất của nhà văn Anh Đức có đoạn viết:
Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…
Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vì sao chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương?
Gợi ý
Đọc đoạn văn, ta thấy chị Sứ rất yêu quý và gắn bó với quê hương bởi vì: quê hương là nơi chị sinh ra “nơi chị oa oa cất tiếng khóc chào đời”, được nuôi dưỡng để trưởng thành và có vẻ đẹp quý giá “nơi quả ngọt, trái sai đã thắm hồng da dẻ chị”. Cũng chính tại mảnh đất của que hương, chị được ngủ ngon và lớn lên trong tiếng ru của người mẹ thân yêu; đến khi làm mẹ, “chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa”, lại nuôi con lớn khôn bằng cả tình yêu thương sâu nặng của người mẹ.
Câu 33: Trong bài Sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết:
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã tuổi ấu thơ:
Gợi ý
Qua đoạn thơ, người cha muốn nói với con: khi lớn lênvà từ giã thời thơ ấu, con sẽ bước vào cuộc đời thực có nhiều thử thách nhưng cũng đáng tự hào. Để có được hạnh phúc, con phải rất vất vả, khó khăn vì phải giành lấy hạnh phúc bằng lao động, bằng đôi tay và khối óc của chính bản thân mình (không giống như hạnh phúc tìm thấy dễ dàng trong các truyện đời xưa, nhờ sự giúp đỡ của Ông Bụt, Bà Tiên…). Nhưng hạnh phúc mà con tìm được trong đời thực sẽ thật sự là của con (do chính bàn tay và khối óc của con làm ra), sẽ đem đến cho con niềm tự hào kiêu hãnh.
Câu 34: Trong bài Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên viết về lời ru của người mẹ như sau:
Mai khôn lớn con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì?
Con làm thi sĩ.
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên.
Gợi ý
-Hình ảnh con cò thân thương luôn gắn bó với tuổi học trò ngây thơ, trong sáng của con (“Mai khôn lớn con theo cò đi học/ Cánh trắng cò bay theo gót chân”).
-Khi con lớn lên trở thành thi sĩ, hình ảnh con cò vẫn luôn gần gũi bên con (“I”), hiện ra ngay trước hiên nhà và “trong hơi mát câu văn”(ý nói câu văn có chất thơ đẹp đẽ, bay bổng như cánh cò trắng thân thương).
Câu 35: Đọc những khổ thơ sau trong bài Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần Phương:
Nơi này ai cũng quen
Ngay từ thời tấm bé
Khi tay bà, tay mẹ
Còn dắt vòng đi men.
Nơi bố mẹ ngày đêm
Lúc nào qua cũng vội,
Nơi bạn bè chạy tới
Thường lúc nào cũng vui.
Nơi này đã đưa tôi
Buổi đầu tiên đến lớp
Nay con đường xa tắp,
Vẫn đang chờ tôi đi.
Hình ảnh ngưỡng cửa của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?
Gợi ý
Hình ảnh ngưỡng cửa qua mỗi khổ thơ gợi những điều đẹp đẽ và sâu sắc:
-Khổ thơ 1: Ngưỡng cửa thân quen với em ngay từ thời ấu thơ, chập chững bước đi trong tay bà, tay mẹ “dắt đi vòng men”.
Khổ thơ 2: Ngưỡng cửa là nơi chứng kiến sự vất vả, lo toan của bố mẹ nuôi con khôn lớn (“Nơi bố mẹ ngày đêm/ Lúc nào qua cũng vội”); là nơi em gặp gỡ bạn bè trong niềm vui gặp mặt (“Nơi bạn bè chạy tới/ Thường lúc nào cũng vui”).
-Khổ thơ 3: Ngưỡng cửa còn là nơi đưa em “Buổi đầu đến lớp” để học được bao nhiêu điều hay, gần gũi với bao thầy cô, bạn bè mến thương.
Khi em lớn lên, ngưỡng cửa thân quen cũng là nơi dưa em đến với “những con đường xa tắp” đằy ước mơ và hi vọng đón chờ.
-----------------------------------------
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi
Đề 36: Trong bài Dừa ơi, nhà thơ Lê Anh xuân có viết:
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút,
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng,
Rễ dừa bám sâu vào lòng đất,
Như dân làng bám chặt quê hương.
Em hãy cho biết: hình ảnh cây dừa trong đoạn thơ trên nói lên những đIều gì đẹp đẽ của người dân mièn Nam trong kháng chiến chống Mĩ?
Gợi ý
-Câu Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút có ý ca ngợi phẩm chất kiên cường, anh dũng, hiên ngang, tự hào trong chiến đấu.
-Câu Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng ý nói phẩm chất vô cùng trong sáng, thuỷ chung, dịu dàng, đẹp đẽ trong cuộc sống.
-Các câu: Rễ dừa bám sâu vào lòng đất/ Như dân làng bám chặt quê hương ýnói phẩm chất kiên cường bám trụ, gắn bó chặt che xvới mảnh đất quê hương miền Nam.
Đề 37 Tả cảnh đẹp ở Sa Pa nhà văn Nguyễn Phan Hách đã viết:
Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cá, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
Em có nhận xét gì về cách dùng từ, đặt câu ở đoạn văn trên? Nêu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu đó?
Gợi ý
-Nhận xét: Dùng 3 làn từ ngữ “thoắt cái” (điệp ngữ) ở đầu câu; câu 1 đảo bổ ngữ “lác đác” lên trước; câu 2 đảo vị ngữ “trắng long lanh” lên trước.
-Tác dụng: Điệp ngữ “Thoắt cái” gợi tả cảm xúc đột ngột ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi nhanh chóng của thời gian, đến mức gây bất ngờ; dùng đảo ngữ để nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp nên thơ của sự biến đổi về cảnh sắc thiên nhiên ở Sa Pa.
Đề 38: Trong bài Bóc lịch, nhà thơ Bùi Kiến Quốc có viết:
Ngày hôm qua ở lại
Trong vở hồng của con
Con học hành chăm chỉ
Là ngày qua vẫn còn.
Nhà thơ muốn nói với em điều gì qua đoạn thơ trên:
Gợi ý
Nhà thơ muốn nói: Kết quả học tập chăm chỉ của ngày hôm qua được thể hiện rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổi thơ;’ nó sẽ được lưu giữ mãi mãi cùng với thời gian. Vì vậy có thể nói ngày hôm qua sẽ không bao giờ bị mất đi.
Đề 39: Bóng mây
Hôm nay trời nắng như nung
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hoá đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm.
Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét gì đẹp về tình cảm của người con đối với người mẹ?
Gợi ý
Những nét đẹp về tình cảm của người con đối với mẹ qua bài thơ Bóng mây là:
-Thương mẹ phải làm việc vất vả: phơi lưng đi cấy cả ngày dưới trời nắng nóng (nóng như nung).
-Ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công việc: hoá thành bóng mấy để che cho mẹ suốt ngày bóng râm, giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ, khỏi bị nắng nóng. Đó là tình thương vừa sâu sắc vừa rất cụ thể và thiết thực của người con đối với mẹ.
Đề 40: Trong bài Vàm cỏ đông, nhà thơ Hoài Vũ có viết:
Đây con sông như dòng sữa mẹ
Nước về xanh ruộng lúa vườn cây.
Và ăm ắp như lòng người mẹ
Chở tình thương trang trải đêm ngày.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được vẻ đẹp đáng quý của dòng sông quê hương như thế nào?
Gợi ý
-Dòng sông quê hương đưa nước về làm cho những ruộng lúa, vườn cây xanh tươi, đầy sức sống. Vì vậy, nó được ví như dòng sữa mẹ nuôi dưỡng các con khôn lớn.
-Nước sông ăm ắp đầy như tấm lòng người mẹ tràn đầy tình thương yêu, luôn sẵn sàng chia sẻ (trang trải đêm ngày) cho những đứa con, cho cả mọi người.
Những vẻ đẹp ấm áp tình người đó làm cho ta thêm yêu quý và gắn bó với dòng sông quê hương.
Đề 41: Trong bài Cô giáo lớp em, nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh có viết:
Cô dạy em tập viết
Gió đưa thoảng hương nhài
Nắng ghé vào cửa lớp
Xem chúng em học bài.
Em hãy cho biết: khổ thơ trên đã sử dụng biẹn pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em thấy được điều gì đẹp đẽ của các bạn học sinh?
Gợi ý
-Khổ thơ trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá.
-Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hoá là: cho thấy được tinh thần học tập rất chăm chỉ của các bạn học sinh (làm cho nắng như đứa trẻ nhỏ đang tung tăng chạy nhả cũng muốn dừng lại ghé vào cửa lớp để xem các bạn học bài).
Đề 42: Trong bài Việt Nam thân yêu, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:
Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Đọc đoạn thơ trên, em cảm nhận được điều gì về đất nước Việt Nam?
Gợi ý
Đọc đoạn thơ trên em cảm nhận được:
-Đất nước Việt Nam thật giàu đẹp, đáng yêu, thể hiện qua hình ảnh: biển lúa rộng mênh mông (hứa hẹn sự no ấm), cánh cò bay lả rập rờn (gợi nét giản dị đáng yêu).
-Đất nước Việt Nam thật đáng tự hào với cảnh hùng vĩ mà nên thơ, thẻ hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời cợi sớm chiều mây phủ.
Đề 43: Kết thúc bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy viết:
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì? Cách diễn đạt của nhà thơ có những gì độc đáo, góp phần khẳng định điều đó?
Gợi ý
-Những câu thơ kết thúc của bài Tre Việt Nam nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
-Cách diễn đạt độc đáo của nhà thơ góp phần khẳng định điều đó:
+Thay đổi cách ngắt nhịp và ngắt dòng (Mai sau, / Mai sau, /Mai sau) với biệnpháp sử dụng đIệp ngữ “Mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận, tạo cho ý thơ âm vang bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị.
+Dùng từ “xanh” ba lần trong một dòng thơ với những sự kết hợp khác nhau (xanh tre, xanh màu, tre xanh) tạo ra những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Đề 44: Trong bài Về thăm nhà Bác, nhà thơ Nguyễn Đức Mậu có viết:
Ngôi nhà thuở Bác thiếu thời
Nghiêng nghiêng mái lợp bao đời nắng mưa
Chiếc giường tre quá đơn sơ
Võng gai ru mát những trưa nắng hè.
Em hãy cho biết: đoạn thơ giúp ta cảm nhận được đIều gì đẹp đẽ, thân thương?
Gợi ý
-Hình ảnh ngôi nhà của Bác lúc thiếu thời thật đơn sơ, giản dị như bao ngôi nhà của làng quê Việt Nam: Mái nhà tranh nghiêng nghiêng từng trải bao mưa nắng, chiếc giường tre đơn sơ,

File đính kèm:

  • doc90 DE CAM THU VAN 5.doc