Cacbon – Silic
Cacbon đioxit CO2 CO2 + NaOH, Ca(OH)2
Các trường hợp có thể xảy ra ?
4. Muối cacbonat
- Muối cacbonat + axit → CO2 + . . .
- Muối hidrocacbonat + dd kiềm
PT ion thu gọn của hai phản ứng trên ?
- Muối cacbonat nhiệt phân (trừ muối trung hoà của các KLK)
B. Bài tập
1. Đốt cháy hoàn toàn 8 kg than đá (chứa tạp chất không cháy) thấy thoát ra 0,5 m3 cacbonic. Tính % cacbon trong than.
2. Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với V lít dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được trong các trường hợp sau:
a) V = 100 ml
b) V = 200 ml
c) V = 400 ml
3. Cho 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M tác dụng với V lít khí CO2 (đktc). Trường hợp nào sau đây tạo thành kết tủa, khối lượng kết tủa bẳng bằng bao nhiêu ?
a) V = 0,336
b) V = 1,12
c) V = 0,56
CACBON – SILIC A. Lí thuyết 1. Cacbon (C), M = 12, Z = 6 1s22s22p2 a) Tính khử C + O2, CO2, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, CaO, SiO2, (SiO2 + Ca3(PO4)2) Chú ý: C không khử được các oxit kim loại như Na2O, Al2O3 . . . b) Tính oxi hoá C + H2, Ca, Al, . . . Al4C3 + H2O, HCl → CH4 + . . . CaC2 + H2O, HCl → C2H2 + . . . 2. Cacbon monoxit CO CO + O2, CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4 Chú ý: CO không khử được các oxit kim loại như Na2O, Al2O3 . . . Điều chế: C + H2O, CO2, hoặc từ HCOOH 3. Cacbon đioxit CO2 CO2 + NaOH, Ca(OH)2 Các trường hợp có thể xảy ra ? 4. Muối cacbonat - Muối cacbonat + axit → CO2 + . . . - Muối hidrocacbonat + dd kiềm PT ion thu gọn của hai phản ứng trên ? - Muối cacbonat nhiệt phân (trừ muối trung hoà của các KLK) B. Bài tập Đốt cháy hoàn toàn 8 kg than đá (chứa tạp chất không cháy) thấy thoát ra 0,5 m3 cacbonic. Tính % cacbon trong than. Cho 3,36 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với V lít dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối thu được trong các trường hợp sau: V = 100 ml V = 200 ml V = 400 ml Cho 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M tác dụng với V lít khí CO2 (đktc). Trường hợp nào sau đây tạo thành kết tủa, khối lượng kết tủa bẳng bằng bao nhiêu ? V = 0,336 V = 1,12 V = 0,56 Cho 268,8 m3 hỗn hợp khí CO và H2 khử sắt (III) oxit ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng sắt thu được Nung nóng 19,15 gam hỗn hợp CuO và PbO với một lượng cacbon vừa đủ trong môi trường không có oxi để oxit kim loại bị khử hết. Toàn bộ lượng khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư, phản ứng xong thu được 7,5 gam kết tủa. Xác định thành phần phần trăm mối chất trong hỗn hợp ban đầu. Tính khối lượng cacbon cần dùng. Để khử hoàn toàn 20 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 cần dùng 7,84 lít khí CO (đktc). Tính % khối lượng mối chất trong hỗn hợp trước và sau phản ứng. Hoà tan 28,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của hai kim loại A và B kết tiếp nhau trong nhóm IIA bằng dung dịch HCl thu được 0,3 mol CO2 và dung dịch X. Xác định A, B. Tính khối lượng muối tạo thành trong dd X. Tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu. Cho 0,3 mol CO2 hấp thụ vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 thu được 3,94g kết tủa. Tính CM của dd Ba(OH)2. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau phản ứng thu được chất rắn B gồm 4 chất, nặng 4,784g. Khí đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được 9,062 gam kết tủa. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu. Để xác định hàm lượng phần trăm cacbon trong một mẫu gang trắng, người ta đốt mẫu gang trắng trong oxi dư. Sau đó xác định lượng khí CO2 tạo thành bằng cách khí qua nước vôi trong dư ; lọc lấy kết tủa, rửa sạch sấy khô rồi đem cân. Với một mẫu gang khối lượng là 5g và khối lượng kết tủa thu được là 1g thì hàm lượng phần trăm cacbon trong mẫu gang là bao nhiêu ? Đốt một mẫu than chì chứa tạp chất lưu huỳnh trong oxi. Cho hỗn hợp khí thoát ra tác dụng với nước brom dư, thấy có 0,32g brom phản ứng. Cho khí thoát ra khỏi nước brom tác dụng với lượng nước vôi trong dư, thu được 10g kết tủa. Xác định % khối lượng cacbon trong mẫu than chì. Cần thêm ít nhất bao nhiêu ml dd Na2CO3 0,15M vào 25 ml dd Al2(SO4)3 0,02M để làm kết tủa hoàn toàn ion nhôm dưới dạng Al(OH)3 ? Biết rằng phản ứng thoát ra khí CO2. Hãy điền dấu (+) vào trường hợp nào có và dấu (-)vào trường hợp nào không có phản ứng xảy ra giữa các chất sau đây: CO2 (NH4)2CO3 NaHCO3 Ba(HCO3)2 Na2SO4 dd NaOH dd BaCl2 dd CaO r Có một hỗn hợp 3 muối NH4HCO3, NaHCO3, Ca(HCO3)2. Khi nung 48,8g hỗn hợp đó đến khối lượng không đổi, thu được 16,2g hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp rắn tác dụng với dd HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Xác định thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu. Cacbon phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? Viết PTHH ? Fe2O3, CO2, H2, HNO3 đặc. CO, Al2O3, HNO3 đặc, H2SO4 đặc Fe2O3, Al2O3, CO2, HNO3 đặc CO, Al2O3, K2O, Ca Để xác định hàm lượng cacbon trong một mẫu thép không chứa lưu huỳnh, người ta phải đốt mẫu thép trong oxi dư và xác định lượng CO2 tạo thành. Hãy xác định hàm lượng cacbon trong mẫu thép , biết rằng khi đốt 10g thép trong oxi dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua nước vôi trong dư thì thu được 0,5g kết tủa. Nung hỗn hợp chứa 5,6g CaO và 5,4g C trong lò hồ quang điện thu được chất rắn A và khí B. Khí B cháy được trong không khí. Xác định thành phần định tính và định lượng của A. Tính thể tích khí B thu được ở đktc. Có a gam hỗn hợp X gồm CuO và Al2O3. Người ta thực hiện các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho X phản ứng hoàn toàn với dd HCl, cô cạn dd thì thu được 4,02g chất rắn khan. Thí nghiệm 2: Cho X phản ứng vừa đủ với bột cacbon ở nhiệt độ cao thì thu được 0,112 lít khí (đktc) Tính a ? Có các chất sau đây: Ca(HCO3)2, NaHCO3, Na2CO3, C, CO, CO2, CaCO3. Hãy lập một dãy chuyển hoá thể hiện mối quan hệ giữa các chất đó. Viết PTHH. Có các chất rắn, màu trắng đựng trong các lọ riêng biệt không dán nhãn là CaCO3, Na2CO3, NaNO3. Phân biệt các chất rắn trên. Có các số liệu thực nghiệm sau: Cho 22,4 lít hỗn hợp A gồm 2 khí CO và CO2 đi qua than nóng đỏ (không có mặt không khí) thu được khí B có thể tích lớn hơn thể tích A là 5,6 lít. Dẫn B đi qua dd Ca(OH)2 dư thì thu được 20,25g muối. Xác định % theo thể tích các khí trong A. Cho V lít khí CO2 tác dụng với 100 ml dd Ca(OH)2 0,02M thu được 0,1g kết tủa. Tính V Al → Al(NO3)3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al → Al4C3 → CH4 → CO2 → NaHCO3 → Na2CO3 → CO2 → Ca(HCO3)2 → CaCO3 → CaCl2 Hỗn hợp X gồm CO và CO2. tỉ khối của X đối với H2 là 20. Tính phần trăm thể tích của mỗi khí. 8,96 lít khí X (đktc) tác dụng với nước vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được.
File đính kèm:
- BT chuong CACBON.doc