Các trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi : Bình chọn những trận đánh trong lịch sửViệt Nam từthếkỷX đến thếkỷXIX

Các lựa chọn:

Trận Bạch Đằng (938)

Trận Bạch Đằng (981)

Trận tập kích Ung - Khâm - Liêm (1075-1076)

Trận thủy chiến Đông Kênh (1077)

Trận NhưNguyệt (1077)

Trận Bình LệNguyên (1258)

Trận Đông Bộ Đầu (1258)

Trận Chương Dương - Thăng Long (1285)

Trận Tây Kết (1285)

Trận Vân Đồn (1288)

Trận Bạch Đằng (1288)

Trận thành Đa Bang (1407)

Trận Tốt Động - Chúc Động (1426)

pdf46 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n một mặt viết thư giả vờ xin hàng khiến cho bọn Hầu Nhân Bảo và Tôn 
Toàn Hưng tưởng thật mà lơ là việc phòng bị. Mặt khác ông bí mật tăng cường lực lượng chuẩn 
bị 1 trận quyết chiến giáng đòn quyết định. Ông chọn 1 khúc sông hiểm yếu rồi bố trí quân mai 
phục chờ sẵn. 
Ngày Kỷ mùi tháng 3 Tân tỵ (28-4-981), Lê Hoàn cho 1cánh quân ra khiêu chiến với quân Hầu 
Nhân Bảo. Chiến sự đang diễn ra quyết liệt thì quân ta “thua chạy”, quân Tống “thừa thắng” đuổi 
theo. Khi chiến thuyền của hầu Nhân Bảo lọt vào trận địa mai phục, lê Hoàn tung quân ra đánh 
ráo riết. các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các trận địa mai phục và từ các nẻo đường đổ về
sông bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân bảo bị giết chết trong đám loạn quân. 
Lưu Trừng vội vã dẫn đám tàn quân tháo lui ra biển. 
Nghe tin Hầu Nhân Bảo bị giết trên sông bạch Đằng, Tôn Toàn Hưng hoảng hốt dẫn quân bỏ
chạy, đạo quân trần Khâm lo sợ rút lui, bị quân ta truy kích tiêu diệt quá nửa. Các tướng Tống là 
Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân bị bắt sống tại trận. 
Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thời Tiền Lê đã giành được thắng lợi hoàn toàn. 
Chiến thắng của quân dân ta mùa xuân năm tân tỵ (981), đỉnh cao là trận quyết chiến chiến lược 
Bạch Đằng 28-4-981 đã giáng đòn quyết định làm sụp đổ hoàn toàn tinh thần và ý chí xâm lược 
của triều đình Tống. Vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh rút lui, từ bỏ dã tâm xâm lược Đại Cồ
Việt 
-- 
NGHỆ THUẬT TÁC CHIẾN : 
Diễn biến của trận đánh cho thấy trình độ nghệ thuật quân sự của dân tộc ta lúc này đã có sự
phát triển mới, từ nghệ thuật quân sự của chiến tranh giải phóng sang chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc., thể hiện qua các mặt sau : 
- Nghệ thuật chủ động bố trí thế trận 
- Khéo lợi dụng địa hình, địa thế 
- Chọn đúng đối tượng tác chiến 
- Biết dùng mưu kế 
- Sự phối hợp tác chiến giữa quân chủ lực và dân binh ở các địa phương 
1- Nghệ thuật chủ động bố trí thế trận chống giặc và phá giặc 
Biết trước âm mưu của địch sang xâm lược, và mục tiêu là cố chiếm cho kỳ được thành Hoa lư, 
lê Hoàn đã nhanh chóng xác định đúng phương hướng chống giặc, không bị động ngồi chờ đánh 
giặc. 
Từ tháng 11-980, nhà vua trực tiếp dẫn đại quân ra miền địa đầu đất nước bố phòng, sẵn sáng 
đón đánh các đạo quân giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm đất đai Tổ quốc nhằm “lấy quân 
nhàn đợi quân mệt”, phá vỡ ý đồ hợp điểm, hội sư của chúng, không cho chúng phối hợp thủy 
bộ tạo thành mũi dùi nguy hiểm thọc sâu vào vùng đồng bằng đông dân, giàu của và kinh đô Hoa 
Lư. 
Thực tế cho thấy, các trận đánh ở Bạch Đằng (24-1-981), Hoa Bộ (30-1-981), Đỗ Lỗ (7-2-981), 
Lục Giang (3-981)là những trận đánh có tính chất kiềm chế, ngăn chặn những mũi tiến công theo 
2 hương thủy bộ của địch. Kết quả là cánh quân bộ binh của Tôn Toàn Hưng dậm chân ở Hoa 
Bộ 70 ngày. Và cả 2 đạo quân tủy bộ sau hơn 2 tháng tiến vào nước ta, bị nhiều tổn thất, khó 
khăn mà vẫn chỉ quẩn quanh ở vùng Bạch Đằng, Hoa Bộ. Dẫu cánh quân của Trần Khâm tộ đến 
được Tây Kết (4-981) thì cũng hiển nhiên rơi vào thế bị cô lập. 
Chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của quân tống bị phá sản. Chính lúc đó Lê Hoàn chủ động 
mở cuộc phản công chiến lược, đánh trận quyết chiến bạch đằng và giành được thắng lợi. 
2- Khéo léo lợi dụng địa hình, địa thế trên dọc các trục đường hành quân của địch mà lựa 
chọn các khu vực tác chiến có lợi nhất cho ta, bất lợi nhất cho địch 
Phát huy thế mạnh đánh giặc ngay trên quê hương mình và biết rõ âm mưu của uq6an Tống, Lê 
Hoàn đã dựa vào hình sông thế núi hiểm trở của đất nước mà bố phòng các đồn lũy, đắp xây 
thành Bình Lỗ, đặc biệt là đóng cọc ngăn sông Bạch Đằng. Với vị trí hiểm yếu tự nhiên của sông 
Bạch Đằng, binh lực của ta ở đây bố trí không cần quá nhiều mà vẫn có thể cầm giữ, ngăn cản 
bước tiến quân địch. 
Tuy trận Bạch Đằng năm 981 chưa phát huy được tác dụng là cái bẫy đánh giặc như thời Ngô 
Quyền, nhưng thực sự trở thành 1 chướng ngại vật đối với các đạo thủy binh Tống. 
3- Chọn đúng đối tượng tác chiến. 
Để nhanh chóng làm suy sụp tinh thần của đội quân xâm lược Tống, quân và dân ta đã biết chọn 
đúng đối tượng để giáng đòn phản công quyết định. 
Đối tượng tác chiến trong trận Bạch Đằng xuân 981 là toàn bộ đội binh thuyền của Hầu Nhân 
Bảo. Đó là viên Tổng chỉ huy “Giao Châu hành doanh”, và là viên tướng lâu nay mang nhiều 
tham vọng nhất, liều lĩnh và hiếu chiến nhất. Y cũng là viên tướng tỏ ra có kỷ luật nhất, có quyết 
tâm thực hiện chiến lược của Tống triều và đã nhiều lần thúc giục Tôn Toàn Hưng cùng xuất 
quân đánh chiếm Hoa Lư. 
Do đó trận đánh ta đạo thủy binh Tống và giết chết chủ tướng giặc đã có tác động đến toàn cục 
của chiến tranh. Quân ta đánh đòn quyết định đối với đạo thủy binh Hầu Nhân Bảo vào lúc đạo 
quân này đã bị chia tách khỏi thế trận liên kết của giặc Tống. Tôn Toàn Hưng và Lưu Trừng đang 
co cụm chiến lược ở vùng Hoa Bộ để tránh bị ta tiêu diệt. Trần Khâm Tộ và đạo quân bộ lẻ loi 
của chúng còn đang sa lầy trên cánh đồng Tây Kết. Chính vì thế khi ta tổ chức phản công, Hầu 
Nhân Bảo không có quân ứng cứu, bị quân ta giết chết tại trận. 
4- Biết dùng mưu kế đánh địch 
Diễn biến chiến sự cho thấy giết Hầu Nhân Bảo không mấy dễ dàng. Bởi vậy Lê Hoàn mưu tính 
dùng kế trá hàng hy vọng giết đúng tên chủ tướng. Muốn vậy : 
- Bên trong bí mật củng cố lực lượng, bài binh bố trận, phòng bị cẩn mật 
- Bên ngoài thì giấu binh, nới vây hãm, giảm canh phòng 
- Đồng thời thư từ sang Tống tỏ vẻ run sợ, dùng lời lẽ nhún nhường, ngỏ lời cầu xin quy phục để
bảo toàn tính mạng. 
“Lê Hoàn giả vờ xin hàng, mà Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng cứ tưởng là thật” 
“Tôn Toàn Hưng cùng Lưu Trừng hợp quân lại, theo đường thủy đến đồn Đại la, nhưng không 
thấy giặc đâu, lại phải quay về Hoa Bộ” 
(Tống sử) 
Điều này chứng tỏ Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng mắc lừa mưu kế của Lê Hoàn mà lơ là 
không phòng bị. Do đó khi bị ta đánh, Hầu Nhân Bảo hoàn toàn bất ngờ, không kịp chống đỡ và 
bị giết chết. 
5- Phối hợp tác chiến giữa quân chủ lực và dân binh ở các địa phương 
Việc Lê Hoàn truyền hịch cầu tài, xuống chiếu tuyển quân, thu lương ở khắp mọi miền đất nước 
đã thực sự phát huy sức mạnh đoàn kết chiến đấu chống giặc ngoại xâm của quân dân Đại Cồ
Việt. Những trận đánh lớn, ngoài quân chủ lực của triều đình còn có sự tham gia rất tích cực của 
các đội dân binh địa phương. Dân binh các làng xã còn thường xuyên tập kích, quấy rối những 
lúc quân địch đang dẫm chân tại chỗ, chưa tiến được khiến cho chúng bị tiêu hao lực lượng, tinh 
thần hoang mang. 
--- 
Tóm lại, quân dân Đại Cồ Việt đã vận dụng tài giỏi nghệ thuật quân sự phù hợp với điều kiện một 
nước nhỏ chống lại cuộc xâm lược của một đế chế phong kiến lớn mạnh. Chiến thắng xuân Tân 
Tỵ là thắng lợi của nền nghệ thuật quân sự Đại Cồ Việt với nền nghệ thuật quân sự xâm lược 
của nhà Tống 
TRẬN BÌNH LỆ NGUYÊN (17-1-1258)
(Phân tích) 
Bình Lệ Nguyên là trận đánh lớn đầu tiên của quân và dân nhà Trần được ghi lại trong sử sách 
kể từ khi quân Mông Cổ kéo vào xâm lược đất nước ta. Mặc dù chưa đánh bại được đạo quân 
xâm lược, không chặn đứng được cuộc tấn công của chúng nhưng trận Bình Lệ Nguyên đã làm 
cho kế hoạch tiến công của chúng bị thất bại ngay từ đầu. Lối đánh chớp nhoáng của đạo quân 
thiện chiến này không có được kết quả như chúng từng đạt được trong suốt nửa thế kỷ chinh 
phục các dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới. 
Đây là sự cảnh báo đầu tiên của quân dân Đại Việt đối với đạo quân Mông Cổ hung hãn đã từng 
làm mưa làm gió khắp tứ Á sang Âu : Cuộc chinh phục quốc gia Đại Việt không dễ dàng. 
Đặc điểm nghệ thuật quân sự của trận Bình Lệ Nguyên là quân nhà trần đã biết rút lui đúng lúc 
để bảo toàn lực lượng tiếp tục kháng chiến. 
Trước khi quân Mông Cổ xâm lược nước ta, quân dân thời Trần chưa 1 lần giao chiến nhưng 
cũng có được những thông tin về đạo quân hung bạo và thiện chiến này. Với ý thức tự chủ và 
quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc trước sự kẻ cả và ngông cuồng của những tên sứ giả Mông 
Cổ, nhà Trần đã không ngần ngại tống giam chúng vào ngục tỏ rõ ý chí độc lập tự chủ và kiên 
quyết phát động toàn dân đứng lên đánh giặc. 
Biết được thế giặc, quân ta không quyết chiến với chúng ở ngay biên giới mà tổ chức đánh chặn 
từng bước. Khi những đạo quân phòng thủ của ta không chặn được cuộc tiến công của chúng, ta 
bèn lập các tuyến phòng ngự ở sâu trong nội địa chặn giặc và tiêu diệt chúng để bảo vệ kinh 
thành, và vua Trần Thái tông đã thân hành đốc chiến. “Vua thân đem 6 quân đi chống giặc”. (6 
quân là các quân Thiên Thuộc,Thiên Chương, Thánh Dực, Chương Thánh, Thần Sách, Củng 
Thần. Đó là toàn bộ quân chủ lực nhà Trần lúc đó). 
Bình Lệ Nguyên là chiến tuyến phòng ngự nằm ở phía bắc cách kinh đô không xa, trực tiếp bảo 
vệ kinh đô trước cuộc tiến công của quân xâm lược. Nhưng sau khi quân ta tiếp chiến, trước thế
giặc đông và mạnh, nhận thấy nếu cứ tiếp tục giao chiến ta càng bất lợi nên Trần Thái Tông 
cùng các tướng lĩnh quyết định nghe theo lời khuyên sáng suốt của Lê tần, tạm lui quân để tránh 
nhuệ khí ban đầu của địch. 
Việc quân ta rút khỏi Bình lệ Nguyên sau khi đã giáp chiến với quân Mông Cổ chứng tỏ khả năng 
phân tích đánh giá đúng thực lực ta và địch của những người chỉ huy cuộc chiến đấu, trong đó 
tiêu biểu là Lê Tần trước quân địch lớn mạnh. Ông đã biết lượng sức mình không dốc toàn lực 
rachống chọi, tránh quyết chiến trong điều kiện không có lợ khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu, mà 
quyết định lui quân để tránh cái thế hăng hái ban đầu của quân Mông Cổ, nhằm bảo toàn lực 
lượng, tranh thủ thời gian, tạo nên thế có lôi cho ta để rồi từng bước tiêu diệt địch, giành thắng 
lợi cuối cùng 
Do biết rút lui đúng lúc nên vua Trần Thái Tông cùng lực lượng quân chủ lực của triều đình đã 
được bảo toàn. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với toàn bộ cuộc kháng chiến sau 
này. 
Khi xâm lước nước ta, quân Mông cổ dùng chiến lược đánh nhanh thắng nhanh sở trường của 
chúng, phát huy thế áp đảo của đội kỵ binh thiện chiến, hy vọng sẽ tiêu

File đính kèm:

  • pdfCac tran danh lon trong lich su Viet Nam.pdf