Các hợp chất với tên gọi thường ngày trong đời sống
BỒ HÓNG: là 1 dạng thù hình của C còn gọi là cacbon vô định hình. Thực tế nó là những dạng vi tinh thể của than chì. Trong 1 vài muội than, những vi tinh thể đó bé đến mứcchỉ gồm có vài ô cơ bản của kiến trúc tinh thể thanh chì. Ở nhiệt độ cao “ bồ hóng” chuyển thành than chì. Về tính chất vật lí: Không mùi, không vị, rất khó nóng chảy, khó bay hơi, không tan trong các dung môi thông thường, nhưng tan nhiều trong các kim loại nóng chảy: Fe , Co , Ni Cũng vì màu đen của nó mà người ta thường gọi “ đen như mồ hóng”
CÁC HỢP CHẤT VỚI TÊN GỌI THƯỜNG NGÀY TRONG ĐỜI SỐNG 1/ BỒ HÓNG: là 1 dạng thù hình của C còn gọi là cacbon vô định hình. Thực tế nó là những dạng vi tinh thể của than chì. Trong 1 vài muội than, những vi tinh thể đó bé đến mứcchỉ gồm có vài ô cơ bản của kiến trúc tinh thể thanh chì. Ở nhiệt độ cao “ bồ hóng” chuyển thành than chì. Về tính chất vật lí: Không mùi, không vị, rất khó nóng chảy, khó bay hơi, không tan trong các dung môi thông thường, nhưng tan nhiều trong các kim loại nóng chảy: Fe , Co , Ni Cũng vì màu đen của nó mà người ta thường gọi “ đen như mồ hóng” Trên thực tế còn có 1 loại “mồ hóng trắng”. Vậy đó là gì? Đó là tên gọi của chất bột Silic đioxit vô định hình, dùng làm chất độn cho cao su, khi chế biến cao su thanh cao su pha chế để làm các mặt hàng có màu. 2/ Xút ăn da, xô đa khan , xô đa tinh thể và xô đa giải khát. - Xút ăn da tức NaOH là 1 trong những kiềm mạnh nhất. - Xô đa khan ( không có nước) Na2CO3 - Xô đa tinh thể Na2CO3.10H2O - Xô đa giải khát NaHCO3 3/ Nước đá khô( Băng khô): Thực chất là CO2 được làm lạnh tới -800C hoặc nén tới 60- 70atm , là 1 chất rắn, bề ngopài trông giống nước đá.Nó không tan ra thành nước mà lại bay hơi, chuyển trực tiếp từ trạng thái rắn sang khí ( sự thăng hoa).Khi thăng hoa nó hấp thụ 1 lượng nhiệt lớn, 1kg nước đá khô thăng hoa hấp thụ tới 150Kcal, nghĩa là gấp 2 lần khi làm tan 1kg nước đá thường.Ở áp suất dưới 5 atm, CO2 không nở mà chỉ thăng hoa.Ở áp suất cao, điểm nở của nó tăng lên nhiều lần. Chẳng hạn ở 10.000 atm nó chỉ nở ở nhiệt độ trên 500Cà Thực tế nước đấ khô có thể nóng bỏng.Từ các tính chất của nó mà băng khô được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nghệ thuật tạo khói trong các sân khấu, tạo mưa nhân tạo 4/ Khí dầu mỏ – khí thiên nhiên – khí bùn ao - Khí dầu mỏ là hh các chất khí được tạo ra đồng thời với dầu mỏ và hoà tan trong dầu mỏ. Nó chứa CH4 tới 75% hoặc nhiều hơn, 1 ít khí C2H6 , C3H8 , C4H10 và các khí khác. - Khí thiên nhiên cũng có thành phân tương tự như khí trên, nhưng lượng CH4 lớn hơn nhiều khoảng 95% và các hyđrocacbon khác thì ít hơn. Một điều khác nữa là nó tạo thành những mỏ độc lập ( riêng biệt với các mỏ dầu) -Khí bùn ao là hỗn hợp của các khí tạo thành do sự phân rã của các cặn bã thực vật ở đáy hồ ao( môi trường thiếu không khí) dưới ảnh hưởng của vi sinh vật đặc biệt. Nó gồm CH4 70% , CO2 và 1 số khí khác. 5/ Thạch cao sống, thạch cao nung, xi măng, thạch cao khan - CaSO4.2H2O có trong tự nhiên là thạch cao sống, bền ở nhiệt độ thường. -CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O là thạc cao nung, được điều chế bằng cách nung thach cao sốngở khoảng 1600C. Thạc cao nung là chất bột màu trắng sau khi nhào trộn với nước có khả năng đông cứng nhanh do quá trình kết tinh chen chúc của những vi tinh thể thạch cao. Lợi dụng tính chất này người ta dùng thạch cao nung để nặn tượng, làm khuôn đúc, vật liệu xây dựng Trộn thạch cao nung với nước chất keo và chất màu vô cơ người ta làm được những khối đá giống đá cẩm thạch. - CaSO4 có tên là thạc cao khan , được điều chế bằng cách nung thạch cao sống ở nhiệt độ cao hơn. Thạch cao khan không tan và không tác dụng với nước. Hỗn hợp thạch cao , cát , than , đất sét được nung trên 10000C ở trong lò quay cho xi măng, là vật liệu xây dựng quan trọng có khả năng kết dính cao. 6/ Băng phiến: Được sử dụng làm chất chống gián, là chất rắn màu trắg, thăng hoa ở nhiệt độ thường, có mùi hắc đặc trưng, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ. Nó có tên là naphtalen C10H8 cấu tạo bởi 2 nhân benzen có chung 1 cạnh. 7/ Phèn chua: là muối sunfat kép kali và nhôm ngậm nước K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay Kal(SO4)2.12H2O .Trongcông thức nêu trên nếu thay ion K+ bằng Li+, Na+, NH4+ ta được các muối kép khác có tên chung là phèn nhôm ( chứ không phải là phèn chua). Phèn chua được dùng để làm trong nước đục, được sử dụng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy( làm cho giấy không thấm nước). 8/ Dầu chuối: Chính là Este: Iso amyl axetat là chất lỏng nhẹ hơn nước, ít tan trong nước nhưng ta tốt trong 1 số chất hữu cơ. Có mùi đặc trưng của chuối chín,vì thế được gọi là dầu chuối. 9/ Mì chính ( bột ngọt) là muối mono natri của axit Glutamic hay mono natri Glutamat : HOOC-CH2-CH2-CH-COOH NH2 Axit Glutamic -OOC-CH2-CH2-CH-COONa +NH3 Bột ngọt Bột ngọt được dùng làm gia vị, nhưng vị làm tăng ion Na+ trong cơ thể làm hại các nơron thần kinh, do đó đã được khuyến cáo không nên lạm dụng nhiều gia vị này. 10/ Nước hoa : là hỗn hợp gồm hàng trăm chất có mùi thơm, nhằm mang lại cho con người sự sảng khoái về khứu giác. Mỗi chất thơm gọi là 1 đơn hương, các đơn hương thường thuộc các loại ancol, anđehyt, xetin và este. Trước kia người ta chỉ tách được các đơn hương từ tinh dầu thực vật, vì vậy giá thành của chúng rất cao. 1 gam tinh dầu hoa hồng đắt hơn 1 gam vàng 11/ Thạch nhũ trong các hang động:Thường có ở vùng núi đá vôi. Đó là trong tự nhiên luôn xảy ra quá trình: CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 Phản ứng thuận chính là xâm thực của nước mưa ( có chứa CO2) đối với đá vôi, phản ứng nghịch chính là sự tạ thành nhũ trong các hang động . 12/ Nước ôxi già: Được dùng làm thuốc sát trùng trong y học với công thức H2O2. Trong PTN thường sử dụng H2O2 3% và 30%, dung dịch H2O2 30% có tên gọi là pehyđrol. 13/ Vàng giả: Dạng vảy màu vàng óng thường điều chếbằng cách đun nóng ở 3000C một hỗn hợp của Sn hỗn hống, S hoa và NH4Cl
File đính kèm:
- Hoa hoc voi doi song 6.doc