Các dạng bài toán về Giải thích hiện tượng hóa học

Bài 1 : Khi trộn dung dịch AgNO3 với dung dịch H3PO4 không thấy tạo thành kết tủa. Nếu thêm NaOH vào thì thấy kết tủa màu vàng, nếu thêm tiếp tục dung dịch HCl vào thấy kết tủa màu vàng chuyển thành kết tủa màu trắng. Giải thích &viết phương trình phản ứng.?

Bài 2 : Muối X vừa tác dụng được với dung dịch HCl. Vừa tác dụng với dung dịch NaOH hỏi muối X thuộc loại muối gì (trung hoà hay axit) cho thí dụ minh hoạ.?

Bài 3 : A, B, C là các hợp chất của Na; A tác dụng được với B. tạo thành C khi cho C tác dụng với dung dịch HCl thấy bay ra khí CO2. Hỏi A, B, C là chất gì ? cho A, B, C lần lượt tác dụng với dung dịch CaCl2 (đặc) viết phương trình phản ứng.?

Bài 4 : Cũng như H2CO3 không bền bị phân huỷ ở nhiệt độ thường thành CO2 & H2O .Các hidrôxit của bạc và thuỷ ngân II cũng không bền. Vậy chúng phân huỷ thành những chất gì? Viết PTPƯ khi cho AgNO3 tác dụng với dd NaOH ?

 Bài 5: Giải thích các hiện tượng xảy ra và viết PTPƯ:

a)Sục từ từ khí CO2 hoặc SO2 vào nước vôi trong tới dư CO2 hoặc SO2

b)Cho từ từ bột đồng kim loại vào dd HNO3 , lúc đầu thấy khí màu nâu bay ra , sau đó khí không màu bị hoá nâu trong không khí, cuối cùng thấy khí ngừng thoát ra

c) Cho vài giọt dd HCl đặc vào cốc đựng thuốc tím

Bài 6: Để làm sạch thuỷ ngân khỏi các tạp chất như : Zn, Al, Mg, Sn người at khuấy thuỷ ngân càn làm sạch với dd HgSO4 bảo hoà dư . Giải thích quá trình làm sạch bằng các PTPƯ ?

Bài 7: Tại sao nước Clo màu vàng, khi để lâu ngày trở thành không màu và có môi trường axit mạnh?

 

doc14 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 3067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các dạng bài toán về Giải thích hiện tượng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể hiện như thế nào trong a, b
+ Cho biết nồng độ dd H2SO4 cũng như các điều kiện khác trong 2 thí nghiệm đó như nhau. Hãy so sánh tốc độ thoát khí H2 trong các thí nghiệm b và c. Giải thích sự khác nhau về tốc độ thoát khí H2 trong 2 trường hợp đó
Bài 57: Trộn 1 dd chứa a mol chất A với 1 dd chứa b mol chất B. Để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn
+ Khi a = b. Trong bình phản ứng thu được 1 muối C không tan (thí dụ CaCO3)
+ Khi b > a. Trong bình phản ứng cũng thu được 1 muối C không tan
+ Khi b < a. Trong bình phản ứng thu được muối C không tan và 1 chất ít tan
Cho biết A, B có thể là những chất nào?
Bài 58: Một loại quặng C được tạo từ từ muối cacbonat của 2 kim loại A và B. Quặng C được dùng làm chất chảy để tách bẩn quặng có chứa Silic trong quá trình luyện gang. Kim loại A là 1 thành phần của hợp kim D có đặc tính nhẹ và bền, có vai trò quan trọng trong kỹ nghệ máy bay. B là thành phần của những hợp kim làm cút-xi-nê
a) Cho biết tên gọi của A, B, C, D. Thành phần hoá học chủ yếu của C và thành phần % nguyên tố trong D
b) Viết các PTPƯ Từ quặng C và các chất cần thiết nêu phương pháp và điều chế A
Bài 59: Khi phân huỷ bằng nhiệt 1 mol muối A cho 3 chất khí khác nhau, mỗi chất ứng với 1 mol. Biết rằng A bị phân huỷ ở nhiệt độ không cao và có PTK là 79. Xác định CTPT muối A?
Bài 60: Hai hợp chất A (X,Y) , B (Z,Y) trong đó X, Y, Z là 3 nguyên tố tạo thành 2 hợp chất có những tính chất sau: 
A (X,Y) + 12H2O Hidroxit A1 + Chất hữu cơ A2
B (Z,Y) + 2H2O 	 Hidroxit B1 ít tan + Chất hữu cơ B2
Có tỉ lệ: 
2A2 	B2 + 3H2
 A1 tan trong dung dịch B1 tạo muối A3 không chứa hidro trong phân tử:
MA = MB + 14
MA= MA + 80
a) Lập luận tìm CTPT, CTCT và tên gọi của A, B. Viết phương trình phản ứng.
b) Cho biết phương trình điều chế A,B ?
c) Nêu hai phương pháp hoá học khác nhau để phân biệt 2 chất A, B
Bài 61:	 a) Khi hoà tan từng chất NaCl, NH4Cl, Na2CO3 trong nước. Dd có môi trường gì? Giải thích?
b) Giải thích vì sao khi cho AlCl3 vào dd xô-đa ta thu được Al(OH)3 
c) Tại sao khi cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với kim loại ví dụ: Mg, luôn cho khí SO2
d) Tại sao người ta dùng phèn nhôm để làm trong nước? Giải thích?
e) Giải thích thạch nhũ được tạo ra trong tự nhiên?
Bài 62: Một nguyên tố A có thể tạo ra 3 axit có hoá trị khác nhau -a, +2a, +3a. Phân tử lượng của 1 trong 3 axit là 34 đvC
a) Xác định a và công thức phân tử của 3 axit
b) Viết phản ứng điều chế 3 axit từ 1 muối sắt thích hợp?	 	 (H. Đại Cương)
Bài 63: Cho 5g CaO tác dụng hết với 100ml nước cất trong 1 chiếc cốc, khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, để yên cốc trong 1 thời gian ngắn , thấy kết tủa trắng lắng xuống đáy cốc phần trên là dd. Để cốc ra ngoài trời vài ngày thấy trên mặt dd trong cốc có 1 lớp váng trắng. Hãy giải thích hiện tượng và viết các PTHH xảy ra. Biết độ tan của Ca(OH)2 ở 250C là 0,153g . Khối lượng riêng của nước là 1 g/ml
Bài 64: Cho bột Al tác dụng hết với dd NaOH dư, đun nóng giải phóng khí B không màu, không mùi. Cho 1 dòng khí CO2 đi qua dd thấy kết tủa trắng xuất hiện. Thêm dd HCl vào khuấy đều lại thấy kết tủa đó tan hết. Viết các PTHH xảy ra ?
Bài 65: Khi cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với dd CuSO4 khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd của 3 muối tan và chất kết tủa. Viết các PTHH xảy ra, cho biết thành phần dd và kết tủa gồm những chất nào ?
Bài 66: Cho hỗn hợp gồm Mg và Fe tác dụng với dd CuCl2 , khuấy kĩ để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dd và kết tủa gồm 2 kim loại . Viết các PTHH xảy ra , cho biết thành phần của dd thu được gồm những chất nào ?
Bài 67: Cho lượng Fe dư tác dụng với dd H2SO4 đặc, đun nóng và khuấy đều, lúc đầu thấy giải phóng khí SO2 , sau đó giải phóng khí H2. Khi phản ứng kết thúc lọc bỏ Fe dư lấy dd màu xanh nhạt tác dụng với dd NH3 dư tạo thành kết tủa màu trắng hơi xanh,kết tủa này chuyển dần thành màu vàng và màu nâu đỏ khi tiếp xúc không khí	 (NV&RL)
Bài 68: Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng các hoá chất là H2SO4 đặc, CaO để làm khô các chất khí . Hỏi phải dùng chất nào để làm khô các khí ẩm sau đây: SO2, CO2, O2 . Hãy giải thích sư lựa chọn đó ?	(LG/167)
Bài 69: a) Hãy cho biết giá trị của pH (< 7, =7 , 7 ) trong các dd sau:
+ Nước tinh khiết để ngoài không khí (CO2 trong không khí hoà tan vào nước)
+ Nước tinh khiết
+ Nước vôi
+ Giấm
b) Thực hiện 2 thí nghiệm sau:
_ Thí nghiệm 1: Cho đinh sắt vào dd CuSO4
_ Thí nghiệm 2: Cho 1 dây đồng vào ống nghiệm đựng dd AgNO3 
 	+ Cho biết hiện tượng xảy ra ở 2 thí nghiệm trên và giải thích ?
 	 + Từ kết quả thí nghiệm, hãy sắp xếp theo chiều độ hoạt động hoá học tăng dần của các kim loại nêu trên	(LG/168
Bài 70: Có 2 ống nghiệm được đánh số 1, 2, mỗi ống chứa vài miếng đồng nhỏ. Nhỏ vào ống 1 chừng 1ml dd H2SO4 loãng, vào ống 2 chừng 1ml H2SO4 đặc. Đun nóng nhẹ cả 2 ống nghiệm. Quan sát hiện tượng, giải thích, viết PTPƯ ?	(LG/180)
Bài 71: Có 2 ống nghiệm: 
+ Ống 1: đựng dd H2SO4 loãng và 1 viên kẽm
+ Ống 2: đựng dd H2SO4 loãng và 1 viên kẽm tiếp xúc với 1 dây đồng nhúng trong dd
Quan sát hiện tượng xảy ra ở 2 ống nghiệm và kết quả thí nghiệm cho ta nhận xét gì? (LG/181) 
Bài 72: Đốt bột sắt trong không khí thu được hợp chất A. Hoà tan A trong axit HCl dư được dd B. Cho dd NaOH dư vào dd B rồi đun nóng trong không khí cho phản ứng thực hiện hoàn toàn. Lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi. Hãy mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích và viết PTPƯ ?
Bài 73: Dẫn khí Clo vào trong 2 ống nghiệm. Ống 1 chứa dd NaOH, ống 2 chứa dd Ca(OH)2 
( biết các phản ứng xảy ra vừa đủ). Viết các PTPƯ ?. Cho biết các dd tạo nên có tính gì ? Tại sao ?
Bài 74: Cho CO tác dụng với CuO đun nóng được hỗn hợp chất rắn A và khí B. Hoà tan hoàn toàn A vào H2SO4 đặc nóng , cho B tác dụng với nước vôi trong dư. Viết các PTPƯ ?
Bài 75: Một dd X chứa 4 ion của 2 muối vô cơ. Khi thêm từ từ dd Ba(OH)2 vào dd X, đun nóng thấy có khí A bay ra và đồng thời tạo kết tủa B. Khi thêm Ba(OH)2 vào X, khối lượng kết tủa B tăng dần qua 1 cực đại rồi giảm đến 1 giá trị không đổi. Kết tủa B cũng chỉ tan 1 phần trong dd HCl. Dung dịch X sau khi thêm AgNO3 tạo thành kết tủa trắng hoá đen từ từ ngoài ánh sáng
- Xác định 4 ion có thể có trong dd X, biết rằng chúng là những ion thông dụng. Viết các PTPƯ cần thiết để minh hoạ ?	(LG/29)
Bài 76: Khí clo điều chế trong phòng thí nghiệm bằng phản ứng của dd HCl với MnO2 thường lẫn tạp chất là hơi nước và axit HCl. Để thu được khí clo tinh chất người ta dẫn khí clo tạp chất đi qua 2 bình mắc nối tiếp nhau mỗi bình đựng 1 chất lỏng. Hãy cho biết tên chất lỏng đựng trong bình 1 và bình 2. Giải thích?	(Ncao9/67)
Bài 77: Giải thích tại sao trong nước tự nhiên thường có lẫn những lượng nhỏ các muối : Ca(NO3)2, Mg(NO3)2, Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. Hãy dùng hoá chất để loại đồng thời các muôi trên khỏi nước 	 (Ncao9/67)
Bài 78: Có 2 nguyên tố hoá học khi ở trạng thái đơn chất đều độc hại đối với cơ thể người, nhưng hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố đó lại rất cần thiết đối với cơ thể người. Hai nguyên tố đó tên gì? Hợp chất chúng tên gì ?	 (Ncao9/67)
Bài 79: Những thay đổi nào có thể xảy ra khi để lâu ngày những bình hở miệng chứa các dd sau đây: nước clo, nước brom, nước H2S, nước vôi trong?	(Ncao9/68)
Bài 80: Mỗi hỗn hợp gồm 2 khí sau đây có thể tồn tại được hay không? Nếu có hãy cho biết điều kiện, nếu không tồn tại thì giải thích rõ nguyên nhân
a) H2 và Cl2	b) O2 và Cl2	c) H2 và O2	d) SO2 và O2	e) CO2 và HCl 
g) N2 và O2	h) HBr và Cl2 . Hãy tách b, d, e thành từng khí nguyên chất 
Bài 81: Cho khí mêtan và khí Clo vào 1 ống nghiệm úp trên chậu nước muối có để sẵn giấy quì tím rồi đặt dưới ánh sáng khuếch tán. Cho biết các hiện tượng xảy ra. Giải thích, viết PTPƯ?	(LG/42)
Bài 82: Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTPƯ ( nếu có ) cho các thí nghiệm sau:
a) Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dd CuSO4
b) Sục khí CO2 vào nước có nhuộm quì tím, sau đó đun nóng nhẹ
c) Sục khí CO2 vào dd Ca(HCO3)2 
d) Cho benzen vào 2 ống nghiệm , thêm dầu hoả vào ống nghiệm thứ nhất và thêm nước vào ống nghiệm thứ 2 rồi lắc mạnh	(LG/54)
Bài 83: Nung nóng Cu trong không khí sau 1 thời gian được chất rắn A. Chất rắn A chị tan 1 phần trong dd H2SO4 loãng dư, tuy nhiên A lại tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng dư được dd B và khí C. Khí C tác dụng với dd KOH được dd D. Dung dịch D vừa tác dụng với BaCl2 vừa tác dụng được với dd NaOH. Pha loãng dd B, cho tác dụng với NaOH dư thấy xuất hiện kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi, sau đó cho dòng khí H2 đi qua cho đến khi chấm dứt phản ứng thì thu được chất bột màu đỏ F. Viết các PTPƯ xảy ra và xác định các chất trong A, B, C, D, E, F.	(LG/79)
Bài 84: Cho 3 chất sau: Etan CH3-CH3; metyl florua CH3F; metanol CH3OH
 a) Giải thích tại sao các chất trên có khối lượng phân tử hầu như bằng nhau, nhưng có chất ở thể khí và có chất lại ở thể lỏng. Cho biết chất nào ở thể khí, chất nào ở thể lỏ

File đính kèm:

  • docHoa hoc giai thich hien tuong.doc
Giáo án liên quan