Các dạng bài tập hóa học thường gặp
Tính chất của kim loại:
- Kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối.(Fe tác dụng với Cl2 thì có hóa trị III)
- Kim loại (trừ Ag, Au, Pt) tác dụng với oxi tạo thành oxit.(Fe tác dụng oxi tạo oxit sắt từ)
- Kim loại (trước H trong dãy hoạt động hóa học)Tác dụng với axit tạo thành muối và hidro.
- Kim loại trước Mg tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo và hidro.
- Kim loại từ Mg trở về sau : kim loại đứng trước tác dụng với muối của kim loại đứng sau tạo ra muối mới và kim loại mới.
Tính chất của oxit:
- Oxit bazo(của kim loại trước Mg) tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazo.
- Oxit bazo tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
- Oxit bazo (của kim loại trước Mg) tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
- Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.
- Oxit axit tác dụng với oxit bazo tạo thành muối.
bám trên lá sắt. Câu 2. Ngâm một lá đồng nhỏ trong 20 ml dd bạc nitrat. Phản ứng xong, lấy lá đồng ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g. a.Viết pthh xảy ra. b.Xác định nồng độ mol/l của dung dịch bạc nitrat đã dùng. c.Tính nồng độ % của dung dịch sau phản ứng. Biết dd này có khối lượng riêng là 1,1g/ml. Thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 3. Ngâm một lá sắt có khối lượng 5g trong 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng người ta lấy sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô cân được 5,16 g. a.Viết phương trình phản ứng. b.Tính nồng độ % của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Câu 4. Ngâm một lá nhôm trong 250 ml dung dịch AgNO3 0,24 M. Sau một thời gian phản ứng người ta nhận thấy khối lượng lá nhôm tăng thêm 2,97 g a.Viết phương trình phản ứng. b.Tính lượng nhôm tham gia phản ứng và lượng bạc sinh ra. c.Tính nồng độ mol/l các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết thể tích của dung dịch thay đổi không đáng kể. Câu 5. Nhúng một thanh kẽm nặng 37,5 g vào 200 ml dung dịch đồng sunfat. Phản ứng xong lấy thanh kim loại ra, rửa nhẹ, làm khô, cân được 37,44 g. a.Tính lượng kẽm đã phản ứng. b.Tính nồng độ mol/l của dung dịch đồng sunfat ban đầu. Câu 6. Nhúng một thanh sắt nặng 7,5 g vào 75 ml dung dịch CuSO4 15%( có khối lượng riêng 1,12g/ml). Sau một thời gian phản ứng, lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch, đem rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 7,74 g. a.Cho biết thanh kim loại sau khi nhúng gồm những kim loại gì? Khối lượng là bao nhiêu? b.Tính nồng độ % các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Câu 7. Thả một miếng đồng vào 100ml dung dịch AgNO3 đến khi phản ứng kết thúc nhận thấy khối lượng miếng kim loại tăng thêm 3,04 g so với ban đầu. a.Tính nồng độ mol/l của dung dịch AgNO3 đã dùng. b.Tính nồng độ mol/l các chất trong dung dịch nhận được sau phản ứng ( coi thể tích dung dịch không đổi). Câu 8. Nhúng một thanh kẽm nặng 10 g vào dung dịch FeSO4. Sau một thời gian lấy ra, rửa sạch, làm khô, cân lại thấy thanh kẽm nặng 9,1 gam. Tiếp tục cho tác dụng hết với dd HCl dư. Sau phản ứng kết thúc khối lượng bình axit tăng thêm bao nhiêu gam? Câu 9. Cho 2 thanh kẽm có khối lượng như nhau. Một thanh nhúng trong dd Cu(NO3)2 thanh còn lại nhúng trong dung dịch Pb(NO3)2. Sau cùng thời gian phản ứng nhận thấy khối lượng lá kẽm thứ nhất giảm 0,05 g. Biết rằng trong cả 2 phản ứng hóa học xảy ra, lượng kẽm bị hòa tan như nhau. Cho biết khối lượng lá kẽm thứ hai tăng hay giảm bao nhiêu? Câu 10. Nhúng một đinh sắt sạch vào cốc đựng 50ml một dung dịch muối đồng sunfat CuSO4 2M, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, rửa sạch, làm khô và cân lại, thấy khối lượng tăng thêm 0,08 gam. Biết toàn bộ lượng đồng sinh ra bám trên đinh sắt. a.Viết phương trình hóa học xảy ra. b.Tính khối lượng của Fe bị hòa tan và lượng Cu được giải phóng. c.Tính nồng độ mol/l của dung dịch muối II sunfat thu được. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Câu 11. Có hai miếng kẽm, miếng thứ nhất nặng 50g được cho vào cốc đựng 150 ml dung dịch CuSO4 dư, miếng thứ 2 nặng 70 g được cho vào cốc đựng 450ml dd AgNO3 dư. Sau một thời gian lấy hai miếng kẽm ra khỏi dung dịch thấy miếng thứ nhất giảm 0,3% khối lượng, biết rằng nồng độ mol/l của muối kẽm trong hai dung dịch là bằng nhau. Hỏi khối lượng miếng kẽm thứ 2 tăng hay giảm bao nhiêu gam? Cho rằng các kim loại thoát ra đều bám vào miếng kẽm. Câu 12. Người ta thả một miếng nhôm nặng 20 g vào 240 ml dd CuCl2 0,5 mol/l. khi nồng độ dd CuCl2 giảm 50% ta lấy miếng nhôm ra, rửa sạch, sấy khô thì cân nặng được bao nhiêu gam? Cho rằng đồng được giải phóng ra bám hết vào nhôm. Câu 13. Nhúng một lá sắt nặng 10 g vào một dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng 10,4g. Hỏi có bao nhiêu g đồng sinh ra, biết lượng đồng sinh ra bám toàn bộ vào sắt. Câu 14. Nhúng một lá kẽm vào 500 ml dd Pb(NO3)2 2M. Sau một thời gian lấy lá kẽm ra cân lại thấy nặng hơn so với ban đầu là 2,84 g. a.Tính lượng chì đã bám vào lá kẽm, giả thiết lượng chì sinh ra bám toàn bộ vào lá kẽm trên. b.Tính nồng độ mol/l các muối có trong dung dịch khi đã lấy lá kẽm ra. Giả thiết thể tích dd không thay đổi. Câu 15. Nhúng một lá chì vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy lá chì ra cân lại thấy nhẹ hơn so với ban đầu 1,43 g. Tính xem đã có bao nhiêu g chì phản ứng. Giả thiết toàn bộ lượng đồng sinh ra đã bám vào lá chì. Câu 16. Nhúng một lá kẽm vào dd FeSO4. Sau một thời gian phản ứng lấy lá kẽm ra cân lại thấy nhẹ hơn so với ban đầu 0,9 g. a.Giải thích tại sao lá kẽm lại nhẹ đi so với ban đầu. b.Tính lượng sắt đã bám vào lá kẽm. Câu 17. Nhúng một lá đồng nặng 10 g vào dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy lá đồng ra cân lại thấy nặng hơn 1,52% so với khối lượng ban đầu. Tính lượng đồng đã tan ra và lượng bạc đã bám vào lá đồng. Câu 18: Cho một lá đồng có khối lượng là 6 gam vào dung dịch AgNO3. Phản ứng xong, đem lá kim loại ra rửa nhẹ, làm khô cân được 13,6 gam. Tính khối lượng đồng đã phản ứng. Câu 19: Ngâm một miếng sắt vào 320 gam dung dịch CuSO4 10%. Sau khi tất cả đồng bị đẩy ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào miếng sắt, thì khối lượng miếng sắt tăng lên 8%. Xác định khối lượng miếng sắt ban đầu. Câu 20: Nhúng thanh sắt có khối lượng 50 gam vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian khối lượng thanh sắt tăng 4%. Xác định lượng Cu thoát ra. Giả sử đồng thoát ra đều bám vào thanh sắt. Tính nồng độ mol/l của dung dịch sắt(II) sunfat tạo thành. Giả sử thể tích dung dịch không thay đổi. Câu 21: Hai thanh kim loại giống nhau (đều tạo bởi cùng nguyên tố R hoá trị II) và có cùng khối lượng. Thả thanh thứ nhất vào dung dịch Cu(NO3)2 và thanh thú hai vào dung dịch Pb(NO3)2. Sau một thời gian, khi số mol 2 muối phản ứng bằng nhau lấy 2 thanh kim loại đó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng thanh thứ nhất giảm đi 0,2%, còn khối lượng thanh thứ hai tăng thêm 28,4%. Tìm nguyên tố R. Câu 22: Có 100 ml muối nitrat của kim loại hoá trị II (dung dịch A). Thả vào A một thanh Pb kim loại, sau một thời gian khi lượng Pb không đổi thì lấy nó ra khỏi dung dịch thấy khối lượng của nó giảm đi 28,6 gam. Dung dịch còn lại được thả tiếp vào đó một thanh Fe nặng 100 gam. Khi lượng sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, thấm khô cân nặng 130,2 gam. Hỏi công thức của muối ban đầu và nồng độ mol của dung dịch A. Câu 23: Cho một thanh Pb kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch muối nitrat của kim loại hoá trị II, sau một thời gian khi khối lượng thanh Pb không đổi thì lấy ra khỏi dung dịch thấy khối lượng nó giảm đi 14,3 gam. Cho thanh sắt có khối lượng 50 gam vào dung dịch sau phản ứng trên, khối lượng thanh sắt không đổi nữa thì lấy ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô cân nặng 65,1 gam. Tìm tên kim loại hoá trị II. Câu 24: Hoà tan muối nitrat của một kim loại hoá trị II vào nước được 200 ml dung dịch (A). Cho vào dung dịch (A) 200 ml dung dịch K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu được kết tủa (B) và dung dịch (C). Khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dung dịch (A) khác nhau 3,64 gam. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch (A) và (C), giả thiết thể tích dung dịch thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa không đáng kể. Cho dung dịch NaOH (lấy dư) vào 100 ml dung dịch (A) thu được kết tủa (D), lọc lấy kết tủa (D) rồi đem nung đến khối lượng không đổi cân được 2,4 gam chất rắn. Xác định kim loại trong muối nitrat. DẠNG 9. TOÁN XÁC ĐỊNH NGUYÊN TỐ, CÔNG THỨC PHÂN TỬ. Vấn đề 1. Tính theo công thức. Câu 1. Tìm công thức hóa học của chất A, B, C biết: Chất A có %K = 38,613%, %N = 13,861%, và nguyên tố oxi. Chất B có %K = 31,837%, %Cl = 28,98%, và nguyên tố oxi. Chất C có %K = 24,683%, %Mn = 34,810%, và nguyên tố oxi. Câu 2. Một oxit của nitơ có phân tử khối là 108 đvc, biết mN : mO = 7 : 20. Xác định công thức oxit. Câu 3. Một muối clorua của chì có chứa 25,54% Cl theo khối lượng. Xác định công thức muối này. Câu 4. Hai nguyên tử M kết hợp được với moat nguyên tử oxi tạo ra oxit biết %O = 25.8% về khối lượng. Xác định công thức oxit. Câu 5. Một nguyên tử M kết hợp với ba nguyên tử H tạo thành hợp chất X. trong phân tử X, H chiếm 17,65% về khối lượng. Xác định công thức hóa học của X. Câu 6. Oxit của nguyên tố X có hóa trị V chứa 43,66% theo khối lượng nguyên tố đó. Xác định công thức oxit. Câu 7. Một oxit kim loại có khối lượng mol là 102g, thành phần % về khối lượng của kim loại là 52,94%. Xác định công thức oxit. Vấn đề 2. Tính theo phương trình hóa học. Câu 1: Khi hoà tan 21g một kim loại hoá trị II trong dung dịch H2SO4 loãng dư, người ta thu được 8,4 lít hiđro (đktc) và dung dịch A. Khi cho kết tinh muối trong dung dịch A thì thu được 104,25g tinh thể hiđrat hoá. Cho biết tên kim loại. Xác định CTHH của tinh thể muối hiđrat hoá đó. ĐS: a) Fe ; b) FeSO4.7H2O Câu 2: Cho 4,48g oxit của 1 kim loại hoá trị II tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,8M rồi cô cạn dung d
File đính kèm:
- CAC DANG BT HOA THUONG GAP.doc