Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Chủ đề: Chuyển động của Trái Đất và các hệ quả

I. Mục Tiêu :

Đây là chủ đề mới nhất và cũng là chủ đề khó nhất và trừu tượng nhất đối với học sinh trong quá trình học môn địa lí , và cũng là đơn vị kiến thức giáo viên cũng khó truyền đạt nhất cho học sinh .Muốn cho học sinh hiểu và nắm rõ kiến thức của phần này trước tiên tôi phải biết được mục tiêu và yêu cầu kiến thức đặt ra ở đây là gì và luôn bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và không thể tách rời kiến thức sách giáo khoa .

- Trước tiên học sinh phải nắm được các vận động của Trái Đất : bao gồm chuyển động quanh trục và chuyển động quanh mặt trời.

Phân tích và giải thích được các hệ quả liên quan và được sinh ra do các vận động này.

II Nội dung

A / Lí thuyết: Thực ra các kiến thức này học sinh đã được học trước vì vậy về phần lí thuyết chúng ta chỉ nên nhắc nhớ lại cho học sinh để các em hệ thống lại kiến thức đẫ học.

 1. Vận động tự quay quanh trục.

 a, Mô tả :

Trái Đất chuyển động theo chiều từ Tây sang Đông , ngược với chiều kim đồng hồ. Để hoàn thành một vòng quay quanh trục hết 23g 56p 48s ( 1 ngày đêm )với tốc độ phụ thuộc vào vĩ độ ( Xích đạo V = 464m/s , Hai cực V = 0m/s

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí Lớp 8 - Chủ đề: Chuyển động của Trái Đất và các hệ quả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC THỊ XÃ CHÍ LINH
TRƯỜNG THCS TÂN DÂN 
Báo cáo tham luận tập huấn bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lia 8
Giáo viên : Dương Thị Liên 
Trường THCS Tân Dân
Chủ đề: Chuyển động của Trái Đất và các hệ quả
I. Mục Tiêu : 
Đây là chủ đề mới nhất và cũng là chủ đề khó nhất và trừu tượng nhất đối với học sinh trong quá trình học môn địa lí , và cũng là đơn vị kiến thức giáo viên cũng khó truyền đạt nhất cho học sinh .Muốn cho học sinh hiểu và nắm rõ kiến thức của phần này trước tiên tôi phải biết được mục tiêu và yêu cầu kiến thức đặt ra ở đây là gì và luôn bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và không thể tách rời kiến thức sách giáo khoa .
- Trước tiên học sinh phải nắm được các vận động của Trái Đất : bao gồm chuyển động quanh trục và chuyển động quanh mặt trời. 
Phân tích và giải thích được các hệ quả liên quan và được sinh ra do các vận động này.
II Nội dung 
A / Lí thuyết: Thực ra các kiến thức này học sinh đã được học trước vì vậy về phần lí thuyết chúng ta chỉ nên nhắc nhớ lại cho học sinh để các em hệ thống lại kiến thức đẫ học.
 1. Vận động tự quay quanh trục.
 a, Mô tả : 
Trái Đất chuyển động theo chiều từ Tây sang Đông , ngược với chiều kim đồng hồ. Để hoàn thành một vòng quay quanh trục hết 23g 56p 48s ( 1 ngày đêm )với tốc độ phụ thuộc vào vĩ độ ( Xích đạo V = 464m/s , Hai cực V = 0m/s
 b, Hệ qủa 
+ Hệ quả 1 : Mạng lưới tọa độ trên trái đất . hoạt động tự quay quanh trục của Trái Đất là cơ sở để xây dựng mạng lưới tọa độ.
-Hai điểm không quay là cực Bắc và cực Nam.
Trục TĐ nối liền hai điểm cực Bắc v à cực Nam đi qua tâmTĐ nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc 660 33` .
 Đường xích đạo, kinh tuyến, vĩ tuyến.....Và hệ thống kinh vĩ tuyến và các tọa độ địa lí trên TĐ.
 Hệ quả 2. Nhịp điệu ngày và đêm.
Chuyển động của TĐ quanh trục sinh ra hiện tượng ngày đêm nối tiếp nhau làm cho nhiệt độ trên TĐ dược điều hòa.
 Hệ quả 3. Giờ trên TĐ, Đường chuyển ngày quốc tế.
Chia TĐ thành 24 khu vực giờ bổ dọc theo kinh tyến, mỗi khu vực 15 kinh tuyến gọi là giờ khu vực ( Múi giờ )Múi giờ số 0 Nằm trên đường kinh tuyến gốc ( Thực tế là từ 7,50 T đến 7,50 Đ)
Từ múi giờ số 0 về phía Đông là các múi giờ 1,2 3,....Mỗi múi giờ cách nhau 1 giờ, giờ phía đông sớm hơn giớ ở múi giờ phía Tây. Giờ theo múi giờ số 0 gọi là giờ quốc tế hay giờ GMT.Việt Nam ở múi giờ số 7
- Do TĐ hình cầu nên múi giờ 0 = 24 . Từ đó quy ước lấy kinh tuyến 1800 làm đường chuyển ngày quốc tế. Nửa cẩu Đông ( 0 – 179 0 Đ ) nửa cầu tây ( 0 – 179 0 T )
 Hệ quả 4.
Lực coriolis làm cho mọi vật chuyển động theo chiều kinh tuyến bị lệch hướng.
- Tất cả các vật chuyển động trên bề mặt TĐ theo chiều kinh tuyến bị lệch hướng 
 00
- Nửa cầu Bắc lệch về bên phải, nửa cầu Nam lẹch về bên trái.
VD : Dòng biển, gió, khối khí, mũi tên, đạn
 2. Sự chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời.
 a, mô tả :
 Quỹ đạo hình elip gần tròn
Hướng từ Tây sang Đông . Tính chất chuyển động tịnh tiến ( giữ nguyên độ nghiêng trục ) Vận tốc trung bình 28km/ s .
 Thời gian thực hiện được 1 vòng quay 365ngày 5h 48p 46s ( một năm dương lịch ) 
 b, Hệ quả 
 + Hệ quả 1: Sự chuyển động biểu kiến của Mặt trời giữa hai chí tuyến.
- Do TĐ Chuyển động tịnh tiến , trục nghiêng 660 33`
22/6
22/12
23/9
- Ngày 22/6 Tia sáng MT Chiếu vuông góc với chí tuyến Bắc.
- Ngày 21/3 và 23/9 Tia sáng MT Chiếu vuông góc với đường xích đạo.
- Ngày 22/ 12 Tia sáng MT chiếu vuông góc với Chí tuyến Nam.
NHư vậy trong một năm , MT vuông góc lần lượt trong khu vực giữa hai chí tuyến ngoài vòng chí tuyến tia sáng MT quanh năm chiếu chênh chếch.
 - Hệ quả 2: Sự thay đổi các thời kì nóng lạnh trong năm.
+ Sự hấp thụ nhiệt độ phụ thuộc vào góc chiếu sáng hay còn gọi là góc nhập xạ. Thời gian chiếu sáng, khoảng cách MT.
Quan sát hình ta thấy:
 Ngày 22/6 nửa cầu Bắc hướng về phía MT Góc nhập xạ lớn, tia chiếu sáng nhiều, khoảng cách tới MT Gần hơn nửa cầu Nam nên là mùa nóng hay mùa hạ của nửa cầu Bắc.
Ngày 22/12 nửa cầu Bắc chếch xa phía MT góc nhập xạ nhỏ, tia chiếu sánh ít khỏng cách xa hơn nửa cầu Nam nên là mùa lạnh còn nửa cầu Nam là mùa nóng hay mùa hạ còn nửa cầu Bắc là mùa đông.
- Giữa thời kì nóng và lạnh có mùa chuyển tiếp gọi là mùa thu còn lạnh sang nóng là mùa xuân. Nên ở mối bán cậu một năm có 4 mùa Xuân hạ thu đông nối tiếp nhau . Riêng ở XĐ nắng nóng quanh năm.
- Hệ quả 3 : Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa.
 S S 
	 B	 B
 N N
 T 22/6 22/12
Do trúc TĐ nghiêng 660 33` Nên đường ST không trùng với trục TĐ BN. Vào ngày hạ chí nửa cầu Bắc chúc về phía MT đương ST ở sau BN Dẫn đến đêm ngắn ngày dài. 
Vào ngày đông chí nửa cầu Bắc xa MT dường ST ở trước BN nên ngày ngắn đêm dài. Độ dài ở XĐ bằng nhau , càng xa XĐ đọ chênh lẹch ngày càng lớn
Vào ngày 22/6 Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc toàn là ngày Từ vòng cực Nam đến cực Nam toàn là đêm và ngược lại. Vào ngày 22/12 Từ vòng cực Nam đến cực Nam toàn là ngày Từ vòng cực Bắc đến cực Bắc toàn là đêm và ở hai cực có 6 tháng là ngày hoặc 6 tháng là đêm. 
Vào ngày xuân phân và thu phân MT Chiếu vuông góc ở XĐ Nên hai nửa cầu nhận được lượng chiếu sáng như nhau .
- Hệ quả 4. Vành đai chiếu sáng và vành đai nhiệt trên TĐ
Ở mỗi nưa cầu do thời gian chiếu sáng, góc, ngày đêm khác nhau nên có các vành đai sau.
- XĐ thời gian chiếu sáng nhiều, góc lớn ngày đêm chenh ít.
- Nhiệt đới thời gian chiếu sáng tương đối lớn góc lớn ngày đêm chênh ít.
- Cận nhiệt thời gian chiếu sáng tương đối nhiều góc tương đối lớn, ngày đêm chênh nhau trung bình.
 - Ôn đới thời gian chiếu sáng ít hơn góc nhỏ hơn ngày đêm chênh nhau nhiều.
- Hàn đới thời gian chiếu sáng ít, góc rất nhỏ ngày đêm chênh rất lớn.
-Hệ quả 5 : Lịch và sự phân chia các mùa trong năm.
B : Thực hành – Bài tập : 
Phần này tôi cho học sinh làm các dạng bài tập trong phần thực hành cũng như các bài tập trong sách giáo khoa. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Ví Dụ: 2. Câu hỏi và bài tập
 Câu 1: Quan sát h23, SGK-tr25, cho biết
+ Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời?
+ Độ nghiêng và hướng nghiêng của trục Trái Đất ở các vị trí: xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí?
 Câu 2: Dựa vào hình 24 SGK-28, cho biết:
 Vào ngày 22/6 và 22/12 ánh sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc vào mặt đất ở vĩ tuyến bao nhiêu? Vĩ tuyến đó là những đường nào?
 Câu 3: Giải thích tại sao lại có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?
 Câu 4: Dựa vào hình 24, hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6 và 22/12.
 Câu 5: a. Dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích câu tục ngữ:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
b. Trong hai thành phố ở nước ta: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh thì nơi nào rõ hơn với câu tục ngữ trên.
 Câu 6; Ở Việt Nam (múi giờ số 7) vào lúc 10 giờ ngày 01/03/2015, thì các kinh độ 300Đ, 600Đ, 900Đ, 
- VD : Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất
- Giáo viên xoay quả địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông. Cùng với sự tự quay quanh trục ® Việt Nam bị khuất dần ® xuất hiện thì Trái Đất quay hết 1 vòng.
+ Qua quan sát h19 (quả địa cầu) và cho biết: 
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng nào?
- Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm được quy ước là bao nhiêu giờ?
 - VD 2: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
GV hướng dẫn HS quan sát hình 23 SGK chú ý vị trí của 4 ngày đặc biệt của Trái đất trên quỹ đạo, quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh MT, mũi tên chỉ hướng chuyển động
GV sử dụng PP nêu vấn đề, đàm thoại, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
 - Câu1: Quan sát H 23 SGK em hãy cho biết cùng một lúc Trái Đất tham gia mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
- Câu 2: Quan sát H 23 SGK: Nêu hướng chuyển động của Trái Đất quanh MT?
 - Câu 3: Đọc thông tin SGK nêu thời gian Trái Đất chuyển động trên quỹ đạo quanh MT?
- Câu 4: HS tự thảo luận : Em có nhận xét gì về hướng chuyển động và độ nghiêng của trục Trái Đất ở 4 vị trí : xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.
Gv hướng dẫn HS sử dụng quả địa cầu, đèn pin  để mô tả lại chuyển động của Trái Đất quanh trục và quanh MT.
Hướng dẫn Tìm hiểu hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
Quan sát H 23, 24,25 SGK tra lời câu hỏi: 
- Câu 1: Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất?
 - Câu 2: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
- Câu 3: - Dựa vào hình 24, hãy phân tích hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau trong các ngày 22/6, 22/12?
Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất?
Trên đây là những câu hỏi bài tập tôi thừng xuyên cho học sinh làm tuy nhiên cũng cho học sinh quan sát lại những chuyển động của TĐ ttrong quá trình ôn tập.
C / Kết luận : Đây là một đơn vị kiến thức rất khó và trừu tượng nên tôi cho học sinh học từng phần nhỏ sao cho các em cảm thấy hểu bài mới cho vận dụng làm các bài tập cụ thể . C ó thể cho các em làm một số câu hỏi từ các đề thi mà mình sưu tầm để cho các em làm quen.
Giáo viên bộ môn: 
Dương Thị Liên

File đính kèm:

  • docboi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_lop_8_chu_de_chuyen_dong.doc