Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12

1. Vùng đều hòa

A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

B. Mang thông tin mã hóa các axitamin.

C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

D. Quy định trình từ xắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.

2. Vùng mã hóa

A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

B. Mang thông tin mã hóa các axit amin.

C. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

D. Mang bộ ba mã khởi đầu.

3. Vùng kết thúc:

A. Mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.

B. Mang thông tin mã hóa các axitamin.

C. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.

D. Quy định trình tự xắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.

4. Mã di truyền có đặc điểm gì?

A. Có tính phổ biến

B. Có tính đặc hiệu

C. Có tính thoái hóa

D. Tất cả các đặc điểm trên

5. Mã di truyền là gì?

A. Là mã bộ một

B. Là mã bộ hai

C. Là mã bộ ba

D. Là mã bộ bốn

6. Trong 64 bộ ba có 3 bộ kết thúc

A. AUG, UGA, UAG.

B. AUG, UAA, UAG.

C. AUU, UGA, UAG.

D. UAA, UAG, UGA.

7. Mã di truyền mang tính phổ biến, tức là.

A. Tất cả các loài đều dùng chung nhiều mã di truyền

B. Một bộ ba mã di truyền chỉ mã hóa một axit amin

C. Tất cả các loài đều dùng chung một mã di truyền, trừ một ngoài ngoại lệ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 693 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động
C. Sự thay đổi của ngoại cảnh thường xuyên không đông nhất dẫn đến sự biến đổi dần dà và liên tục của loài
D. Sự tích lĩy các biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định
4. Phát biểu nào dưới đây không nằm trong nội dung của học thuyết Đacuyn:
A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gôc chung
B. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian,dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền đó là nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
D. Ngoại cảnh thay đổi chậm nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp nên không bị đào thải
5. Theo Đacuyn nhân tố nào là nhân tố chính trong quá trình hình thành những đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật trong chọn lọc tự nhiên(CLTN):
A. CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền B. Sự phân li tính trạng trong chọn lọc tự nhiên
C. Sự phong phú và đa dang của các biến dị cá thể D. Các yếu tố phức tạp trong ngoại cảnh
6.Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh:
A. Tiến hoá phân li. B. Tiến hoá thích ứng. C. Tiến hoá đồng quy. D. Nguồn gốc chung của chúng
7.Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau phản ánh:
A. Nguồn gốc chung của sinh vật. 	B. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển loài.
C. Mức độ quan hệ giữa các nhóm loài. 	D. Sự tiến hoá phân li.
8.Cơ quan tương đồng là:
A. những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B. những cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở cùng loài tổ tiên mặc dầu hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau.
C. những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn trong quá trình phát triển phôi.
9.Những sai khác về chi tiết của các cơ quan tương đồng là:
A. do thực hiện những chức năng khác nhau. 	B. để thực hiện những chức năng khác nhau.
C. do sống trong những môi trường sống khác nhau. 	D. để thích ứng với những môi trường sống khác nhau.
10.Nguyên nhân tiến hoá theo Lamac là:
A. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.
B. sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
C. sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn với các điều kiện sống bất lợi của môi trường.
D. do môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục.
11. Theo Lamac, những đặc điểm thích nghi được hình thành do:
A. sinh vật vốn có sự thích ứng với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau.
B. sự thích ứng bị động của SV với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau.
C. sự tương tác của SV với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” luôn được di truyền lại cho thế hệ sau.
D. sự tương tác của SV với môi trường theo kiểu “sử dụng hay không sử dụng các cơ quan” một cách nhất thời không được di truyền lại cho các thế hệ sau.
12. Điều nào sau đây không phải là hạn chế của học thuyết Lamac?
A. Mọi biến đổi trong đời sống cá thể đều di truyền được.
B. Trong quá trình tiến hoá, SV chủ động biến đổi để thích nghi với môi trường.
C. Trong quá trình tiến hoá, SV biến đổi một cách thụ động để thích nghi với môi trường.
D. Trong quá trình tiến hoá, không có loài nào bị diệt vong.
13. Điều nào sau đây không phải là cơ chế hình thành loài mới theo Lamac?
A. Mỗi SV thích ứng với sự thay đổi của môi trường một cách bị động bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
B. Cơ quan nào không hoạt động thì cơ quan đó dần dần tiêu biến.
C. Cơ quan nào hoạt động thì cơ quan đó liên tục phát triển.
D. Mỗi SV đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.
14. Theo Lamac cơ chế tiến hoá là:
A. Sự tích lũy nhanh chóng các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh. 
B. Sự cố gắng vươn lên hoàn thiện của SV.
C. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động 
D. Sự tích luỹ dần các biến đổi dươi tác động của ngoại cảnh
15.Theo Lamac, sự hình thành loài hươu cao cổ là:
A. Do tập quán không ngừng vươn cao cổ ăn lá trên cao được di truyền qua nhiều thế hệ.
B. Do sự thay đổi đột ngột của môi trường chỉ còn toàn cây lá cao buộc hươu phải vươn cổ để ăn lá.
C. Do tác động tích lũy những biến dị cổ cao của chọn lọc. 
D. Do phát sinh biến dị “cổ cao” một cách ngẫu nhiên
16.Nguyên nhân tiến hoá theo Đacuyn là:
A. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.
B. sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
C. sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn với các điều kiện sống bất lợi của môi trường.
D. do môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục.
17.Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là:
A. sự tích luỹ nhanh chóng các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh.
B. quá trình vừa đào thải những biến dị có hại vừa tích luỹ các biến dị có lợi cho SV.
C. sự tích luỹ dần các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh.
D. sư di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật.
18.Tiến hoá lớn là quá trình hình thành:
A. loài mới. B. các nhóm phân loại trên loài. C. nòi mới. A. các cá thể thích nghi nhất.
19.Tác động đặc trưng của CLTN so với các nhân tố tiến hoá khác là:
A. định hướng cho quá trình tiến hoá nhỏ. B. làm thay đổi nhanh chóng tần số của các alen theo hướng xác định.
C. tác động phổ biến trong quần thể có số lượng nhỏ. D. tạo nên những cá thể thích nghi với môi trường.
20.Nhân tố tiến hoá chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. Đột biến, CLTN B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
21.Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là:
A. đột biến. B. di - nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. CLTN.
22.Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số alen thuộc một gen của quần thể là:
A. Đột biến. B. CLTN. C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
23.Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. Biến dị đột biến. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến gen. D. Đột biến NST.
24.Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố tiến hoá nào có hướng xác định?
A. Đột biến, các yếu tố ngẫu nhiên. B. Di - nhập gen. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
25.Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá là:
A. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. đột biến gen. D. đột biến số lượng NST.
26.Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là:
A. cá thể. 	B. quần thể. 	C. loài 	D. nòi sinh thái.
27.Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là:
A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. Chọn lọc chống lại alen lặn. D. Chọn lọc chống lại alen trội.
28.Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là:
A. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. B. CLTN, các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen. D. Đột biến, di - nhập gen.
29.Phát biểu nào dưới đây về CLTN là không đúng?
A. Mặt chủ yếu của CLTN là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
B. Trong một quần thể đa hình thì CLTN đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đột biến trung tính, qua đó biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. CLTN làm cho tần số của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
D. CLTN không chỉ tác động với từng gen riêng rẽ mà tác động với toàn bộ kiểu gen, không chỉ tác động với từng cá thể riêng rẽ mà còn đối với cả quần thể. 
30.Điều nào dưới đây không đúng khi nói đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
A. Mặc dù đa số là có hại trong những điều kiện mới hoặc gặp tổ hợp gen thích hợp nó có thể có lợi.
B. Ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sự sinh sản của cơ thể.
C. Phổ biến hơn đột biến NST. 	D. Luôn tạo ra được tổ hợp gen thích nghi. 
31.Vai trò chủ yếu của CLTN trong tiến hoá nhỏ là:
A. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá.
B. Làm cho tần số của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định.
C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
D. Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất.
32.Vai trò chủ yếu của quá trình đột biến đối với quá trình tiến hoá là:
A. Cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. B. Cơ sở để tạo biến dị tổ hợp.
C. Tần số đột biến của vốn gen khá lớn. D. Tạo ra một áp lực làm thay đổi tần số các alen trong quần thể.
33.Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen khỏi quần thể nhưng rất chậm là:
A. Chọn lọc chống lại thể đồng hợp. 	B. Chọn lọc chống lại thể dị hợp.
C. Chọn lọc chống lại alen lặn. 	D. Chọn lọc chống lại alen trội.
34.Màu sắc nguỵ trang của bướm sâu đo bạch dương là:
A. Kết quả chọn lọc thể đột biến có lợi cho bướm. 	B. Kết quả di nhập gen trong quần thể.
C. Sự biến đổi màu sắc cơ thể bướm cho phù hợp với môi trường. D. Do ảnh hưởng trực tiếp của bụi than nhà máy.
35.Các nhân tố chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể SV trong tiến hoá nhỏ là:
A. Đột biến, giao phối và các yếu tố ngẫu nhiên. 	B. Đột biến, giao phối và CLTN.
C. Đột biến, giao phối và di nhập gen. 	D. Đột biến, di nhập gen và CLTN. 
36. Quá trình hình thành quần thể thích nghi diễn ra nhanh đối với những loài có hệ gen như thế nào?
A. Hệ gen đơn bội. 	B. Hệ gen lưỡng bội. 	C. Hệ gen đa bội.	D. Hệ gen lệch bội.
37.Vì sao có hiện tượng nhiều loài vi khuẩn tỏ ra “lờn thuốc” kháng sinh?
A. Vì đột biến kháng thuốc có trong vốn gen của quần thể.
B. Vì vi khuẩn vốn có khả năng thích ứng trước sự thay đổi của điều kiện môi 

File đính kèm:

  • docTRAC NGHIEM SINH 12 THEO CHUAN.doc