Biện pháp thực hiện tốt các tiết tham quan thiên nhiên: Tiết 68, 69,70 ở chương trình Sinh học Lớp 7

Theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy hiện nay là : “ Đổi mới phương pháp và các hình thức tổ chức giáo dục, phát huy tính tích cực và năng lực chủ động sáng tạo của người học ” Trích văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng ” Như vậy người giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt tri thức cho học sinh mà còn là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức .

Xuất phát từ yêu cầu trên - chúng tôi là những giáo viên sinh học nhiều năm luôn trăn trở, tìm tòi, suy nghĩ: làm thế nào dạy tốt bộ môn của mình một bộ môn khoa học tự nhiên, khoa học thực nghiệm ?

Với điều kiện dạy học thực tế của nhà trường phổ thông hiện nay các trang thiết bị tuy đã được trang bị tương đối đầy đủ, người giáo viên phải làm thế nào phát huy những điều kiện đó cho có hiệu quả. Yêu cầu ở đây là giáo viên phải chú ý đến việc đổi mới phương pháp phải biết cách thức tổ chức học sinh để học sinh chủ động tích cực hoạt động nắm lấy kiến thức. Đối với các tiết học trên lớp bình thường đã là khó rồi, việc dạy các tiết thực hành tham quan thiên nhiên (TQTN ) ở chương trình sinh học theo yêu cầu mới là một yêu cầu khó khăn hơn do số lượng học sinh quá đông cỡ 42 em /lớp, học sinh ở vào lứa 12-15 tuổi .Lứa tuổi trẻ hiếu động thích chạy nhảy, tìm tòi khám phá do vậy người giáo viên phải tâm huyết, nhiệt tình trong công việc chuẩn bị , có phương pháp tổ chức cao thì mới tổ chức tốt tiết học. Qua 5 năm thực hiện việc thay sách và đổi mới phương pháp dạy học chúng tôi đã nghiên cứu bàn bạc trong tổ chuyên môn, xin ý kién chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, đã tổ chức tiến hành các tiết thực hành TQTN ở trong chương trình sinh học một cách có hiệu quả , sau đây chúng tôi báo cáo tổng kết kinh nghiệm trong tổ chức tiết học thực hành tham quan thiên nhiên ở chương trình sinh học lớp 7, tên đề tài là BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÁC TIẾT THAM GIA THIÊN NHIÊN TIẾT 68, 69,70 Ở CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 7 để các bạn cùng tham khảo.

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

“Định hướng phương pháp dạy học sinh học 7 được tiến hành dựa vào hai cơ sở : tính đặc thù của bộ môn Động vật học và sự đổi mới phương pháp dạy học . Chủ trương đổi mới gồm :Tăng cường sử dụng các phương pháp tìm tòi nghiên cứu, nhằm phát huy tính chủ động của học sinh kết hợp với sự chỉ đạo của giáo viên (học thầy) và vai trò của tập thể học sinh trong thảo luận ở nhóm và lớp (học bạn) mà mỗi học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức” –Trích dẫn từ sách giáo viên sinh học 7.

Xuất phát từ yêu cầu tăng cường sự hoạt động của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức, giáo viên phải nghiên cứu tổ chức tốt các tiết dạy làm thế nào đó phát huy tính tích cực của học sinh một cách tối đa. Ở các tiết thực hành cần phải tận dụng khả năng về điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, điều kiện có ở địa phương để dạy tốt

Chương trình thực hành sinh học có nhiều hình thức thực hiện

-Các nội dung thực hành thực hiện trong giờ lên lớp cùng với lý thuyết

-Các nội dung thực hành thực hiện trong các tiết thực hành riêng biệt theo phân phối chương trình tiến hành tại phòng thí nghiệm nhà trường .

- Các nội dung thực hành thực hiện trong nhiều tiết ghép liền nhau tiến hành ở ngoài nhà trường : gồm các tiết thực hành tham quan thiên nhiên, ngoại khoá, hoặc các bài tập thực hành giáo viên ra cho học sinh , các nhóm học sinh yêu sinh học làm , nghiên cứu ở nhà.

Ở các tiết thực hành tiết tham quan thiên nhiên tiết 68, 69, 70 là tiết thực hành cuối chương trình sinh 7 được xem như là tiết tổng kết ôn tập cuối năm, nếu không tổ chức được sẽ không có điều kiện tổ chức lại. Trong thực hiện chúng tôi đã có chuẩn bị cụ thể cho học sinh, bàn bạc góp ý của giáo viên trong tổ bộ môn, chỉ đạo, góp ý và cho phép của ban giám hiệu nhà trường THCS Hoàng Hoa Thám.

Trong quá trình chuẩn bị tổng kết đề tài này chúng tôi có nghiên cứu các tài liệu sau đây.

 

doc29 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Biện pháp thực hiện tốt các tiết tham quan thiên nhiên: Tiết 68, 69,70 ở chương trình Sinh học Lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì thả trở lại thiên nhiên
+ Giáo viên nói qua về môi trường TQTN sẽ đến ở địa phương ví dụ : như ở địa điểm chúng tôi thường hay tổ chức TQTN là khu vực rừng, suối đầu nguồn Hồ chứa nước La Nga Cao Ngạn-thuộc xã Bình Lãnh huyện Thăng Bình tỉnh Quảng Nam về đặc điểm địa hình : đồi núi tương đối dốc, có suối chảy trên đá, có rừng thưa, có cây lớn, có cây bụi, có trảng cỏ ngoài ra còn có các dây leo. Đặc điểm môi trường sinh thái ở đó : đa dạng sinh học phong phú, ở đó có nhiều ốc đá, ốc hót, tôm đồng, cua đá, nhện nước, nhện chân dài, cá rô , cá quả, cá diếc.. đặt biệt có rất nhiều loài sâu bọ điển hình cho rừng nhiệt đới ( có rất nhiều loại bướm, chuồn chuồn,bọ cánh cứng với màu sắc sặc sỡ)
 * Giáo viên nêu các tình huống rủi ro và các cách xử trí cho học sinh biết :
BẢNG HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÁC TÌNH HUỐNG RỦI RO :
TT
Dự kiến tình huống rủi ro
Cách xử lí
Phương tiện dụng cụ chuẩn bị 
Ghi chú
1
Nắng gắt
Đem mũ vải mềm hoặc mũ lác rộng vành
Mũ ,nước uống
Không sử dụng nón vì vào rừng, cây rậm rạp rất khó di chuyển
2
Trời mưa
Đem áo mưa
Áo mưa loại nhỏ gọn
Nếu trời mưa lớn không tổ chức TQTN được
3
Đường trơn
Dùng dép có đế rãnh sâu
Dép nhựa đế có rãnh sâu
Không dùng giày hoặc ủng vì địa hình có đồi dốc có cả bùn lún đi lại dể trợt
TT
Dự kiến tình huống rủi ro
Cách xử lí
Phương tiện dụng cụ chuẩn bị
Ghi chú
4
Nhiều muỗi, côn trùng cắn đốt
Dùng thuốc bôi lên vết vắt bám cho con vật rời ra, bôi thuốc chống dị ứng và băng chặt nếu chảy máu nhiều, sau đó nới băng lỏng dần.
Thuốc trị chống vắt , thuốc chống di ứng do côn trùng cắn đốt D.E.P, Fluxin 
Không đem hương trừ muỗi vì phải sử dụng lửa dể gây cháy rừng, đem thuốc xịt cũng rất bất tiện và gây độc khi sử dụng
5
Đường lội nhiều đỉa
Dùng thuốc chống đĩa bôi vào vết đỉa bám cho con vật rời sau đó dùng băng băng chặt vết thương lại 
Thuốc chống đỉa ( giới thiệu sau )
Cách sử dụng như đã trình bày ở phần trên
6
Để rơi dụng cụ
Đem túi đựng dụng cụ có quai đeo
Túi, xách có quai đeo
Học sinh mang vào vai để tránh rơi dụng cụ
7
Ngã chấn thương
Đem bông băng, túi thuốc
Băng y tế hoặc có thể dùng vải mềm sạch.Thuốc sát trùng, bông kéo, phanh..
Dùng dụng cụ y tế mang theo băng bó vết thương
8
Mất sổ ghi chép
Ghi chép vào sổ tay, không ghi vào những tờ giấy rời .
Sổ tay, viết
Ghi chép vào sổ tay, sau đó cất vào túi áo hoặc vào túi đựng dụng cụ.
* Giáo viên hướng dẫn các bước sử dụng dụng cụ thực hành
Bước 1:
Gv lưu ý học sinh nên nhận xét về môi trường mà sử dụng dụng cụ thích hợp, có các cách thu mẫu sau :
+Dùng vợt để thu mẫu, phải xoay cán vợt một góc 1800 theo quán tính vợt sẽ tự khép
+Để bắt sâu bọ dùng tấm khăn trải dưới đất, rung cây hay dùng cán vợt đập vào cành cây, các sâu bọ bám vào cành lá sẽ rơi xuống tấm khăn
+Hút sâu bọ bằng ống hút hình ở dưới không sợ chúng rơi vào miệng
Dùng miệng hút sâu bọ
vào bình
	Hướng sâu bọ đi vào 
 bình
	 Dụng cụ bắt sâu bọ
Bước 2: Chọn cách xử lí thích hợp: Học sinh quan sát ghi chép những gì quan sát được .Chọn một số mẫu tốt cho vào lọ làm chết sâu bọ, hoặc cho vào túi bướm .
PHƯƠNG TIỆN CHỨA MẪU THÍCH HỢP	
STT
Phương tiện chứa mẫu
Đối tượng thích hợp
Mẫu cụ thể
1
Hộp chứa mẫu sống
Động vật có xương sống
-Ếch nhái , Ốc sên, Chạch, Lươn, Cá cờ, Bọ ngựa, Dế mèn, Bọ que, Ve sầu
2
Lọ làm chết sâu bọ
Côn trùng nói chung, động vật không xương sống nhỏ
-Ong, cuốn chiếu, rết, bọ rùa, bọ hung, nhện, bọ ẩm
3
Túi bướm
Côn trùng có cánh
-Bướm, chuồn chuồn , cánh gân
4
Túi pôliêtilen
Các động vật còn lại
-Trai, ốc, tôm , cá rô, hến, lươn, giun
2. CHUẨN BỊ CỦA HỌC SINH : 
 Hiện nay ở phòng thiết bị nhà trường đã có nhiều thiết bị dạy học sử dụng cho tiết học này ví dụ như : Kính lúp, vợt bắt sâu bọ, vợt bắt động vật ở nước, hộp đựng động vật ở cạn , hộp đựng động vật ở nước..
Tuy nhiên do yêu cầu của bài học và do số lượng học sinh khá đông (cỡ 42em/ lớp) giáo viên cần cho học sinh làm thêm một số dụng cụ thực hành cần thiết 
. Ngoài ra đi ra ngoài thiên nhiên tuỳ các vùng miền khác nhau có nhiều côn trùng động vật khác nhau, để tránh bị côn trùng cắn đốt chúng ta còn phải chuẩn bị cho học sinh các loại thuốc phòng ngừa và để thực hiện tốt việc thu thập mẫu khô, mẫu ngâm nhằm tổng kết bài học và dùng để giảng dạy nhiều năm sau này do đó chúng tôi cho học sinh các chuẩn bị như sau :
- Làm thêm một số vợt bắt sâu bọ 
Làm thêm một số vợt bắt động vật ở nước
Làm thêm kẹp ép sâu bọ.
Chuẩn bị thuốc chống đỉa, vắt.
- Chuẩn bị cho ngâm các mẫu động vật : cá, tôm, trai, ếch
2.1 ) Làm thêm vợt bắt sâu bọ : Hiện nay ở nông thổn trẻ em hay làm vợt để bắt ve ve ( một loài sâu bọ có cánh, hoạt động chủ yếu vào mùa hè ) loại vợt này giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh làm vì rất dễ làm,ít tốn kém, lại có ưu điểm rất dể bắt được các loài sâu bọ khi chúng đang đậu trên mặt đất , trên cây
Cách làm như sau : 
Dùng một đoạn thép đủ cứng uốn một thành một vòng tròn dùng phần thép còn thừa quấn tạo thành cán như ( hình 1)
Dùng 1 bao ni lông loại có độ cứng vừa phải, độ rộng vừa so với vòng thép vừa quấn xong (hình 1). Lấy mép (miệng ) bao ni lông quấn vào vòng tròn bằng thép sau đó dùng dây thép nhỏ hoặc chỉ khâu may lại , đáy bao ni lông có thể dùng kéo cắt các lỗ nhỏ để thông khí (hình 2)
Cán vợt có thể dùng một đoạn ống nước (bằng nhựa) ống nước có
đường kính phù hợp, dài cỡ 20-25 cm để gắn vào cán bằng thép (mục a), học sinh dùng cán dài bằng tre để cắm vào lỗ của ống nhựa làm vợt dài thêm tuỳ ý.
2.2) Làm thêm vợt bắt động vật ở nước : Cách làm tương tự như làm vợt bắt sâu bọ, nhưng thay vì sử dụng bao ni lông ta cho học sinh sử dụng vải may màn tuyn, hoặc lưới nhựa loại mềm may quấn vào vòng thép như giới thiệu ở mục 1.b (xem hình 3, hình 4)
CÁCH LÀM VỢT BẮT SÂU BỌ
CÁCH LÀM VỢT BẮT ĐỘNG VẬT Ở NƯỚC
2.3) Cách làm cặp ép mẫu vật : để ép và bảo quản các mẫu động vật (nhất là lớp sâu bọ ) sau khi thu thập xong mẫu động vật sống cho học sinh quan sát một số động vật có thể thả trở lại thiên nhiên, một số động vật giáo viên cho học sinh giữ lại ép khô làm mẫu dùng trưng bày ở phòng bộ môn, và làm đồ dùng dạy học cho các tiết học lên lớp sau này để có thể ép mẫu ta có thể cho học sinh chuẩn bị cặp ép cây và ép mẫu vật như sau :
- Cặp ép cây làm bằng các thanh tre, gỗ ghép lại thành 2 khung mắt cáo ( 30cm x 45cm ). Ghép 2 khung lại bằng dây thép nhỏ ( tạo bảng lề cho khung ) (hình 5)
- Cách ép mẫu vật : ví dụ như bướm, châu chấu sau khi đã làm chết và ép bớt các chất dịch ở phần bụng nó ra tiêm thêm vào cơ thể chúng một ít dung dịch phooóc môn để bảo quản mẫu ( làm mẫu lâu bị hỏng) sau đó dùng tập sách cũ ép vào trong để tạo cho mẫu thẳng đẹp dùng các tập vở cũ đè lên trên được 1 ngày sau cho vào mẫu vật vào trên nửa tò báo gấp đôi, gấp tờ báo lại và cho vào trong cặp ép động vật
Dùng dây vải buộc chặt cặp ép. Nén cặp dưới vật nặng rồi đem phơi nắng hoặc sấy cho đến khi khô
Hằng ngày thay giấy báo sau 1 đến 2 ngày không nén cặp bằng vật nặng nữa
Sau khi mẫu vật khô, lấy mẫu dùng kim chỉ hoặc keo dính đính chặt mẫu vào tờ bìa, dán nhãn (hình 6 )
Dây mang
Dây buộc
	Khung 
	Tre 
 (hoặc gỗ)
 HÌNH 5: Cặp ép cây
Tên động vật :
Ngày thu mẫu :
Người thu mẫu :
Nơi thu mẫu :
2.4)Chuẩn bị thuốc chống đỉa , vắt, thuốc phòng côn trùng cắn đốt: Khi cho học sinh đi vào các vủng rừng ngập nước, do địa hình núi, độ ẩm cao nếu có nhiều muỗi vắt giáo viên cho học sinh chuẩn bị thêm một số chất chống muỗi ,vắt, đĩa sau:
Thuốc chống vắt : Giã một vài củ nén (hoặc tỏi ) trộn với một ít muối bột cho vào miếng vải mỏng cột túm lại bằng dây thun, đem theo trường hợp bị vắt bám vào ta chỉ việc lấy túm vải ra áp nhẹ lên con vắt, con vắt sẻ rơi ra. Trường hợp bị con ve cắn (bộ ve vét –tên địa phương ở chúng tôi gọi là con vét bò ) ta cũng có thể bôi một ít nước tỏi hoặc nén lên đầu nó chỗ nó cắn, sau đó dùng tay gỡ nhẹ nó ra
Thuốc chống đỉa: Trộn ít muối với một ít vôi bột cho vào miếng vải mỏng và cột túm lại, đem theo trường hợp bị đỉa bám dùng túm vải này áp nhẹ lên con đỉa tức khắc đỉa dẫy lên và rơi ra (đỉa phải vôi )
Thuốc phòng khi nổi mẩn ngứa do chạm phải côn trùng cắn đốt : cho học sinh mang theo các loại thuốc như: D.E.F, Flu xin..
2.5)Chuẩn bị làm các mẫu ngâm các động vật ở nước như cá, ếch, tôm, cua trai..
Sau khi đi TQTN về giáo viên sẽ cho học sinh chọn một số mẫu vật động vật ở nước như tôm, cua, cá, ếch, trai,..để ngâm bảo quản giữ trưng bày ở phòng thiết bị dạy học, dùng để giảng dạy trên lớp sau này do đó giáo viên cho học sinh nhóm yêu sinh học chuẩn bị cho việc mổ và ngâm mẫu như sau :
+ Chuẩn bị dung dịch ngâm mẫu :phoóc môn
+ Dụng cụ : bộ đồ mổ.
+Học sinh xem lại nội dung các bài thực hành về cách mổ động vật.
Cách tiến hành :
+Giáo viên hướng dẫn học sinh mổ và trình bày đẹp trên bản gỗ.
+Ngâm trong phoóc môn 10%.( phoóc môn trên cấp về trường là 40% chúng ta phải pha ra) , sau một tuần lấy ra gắn trên kính thuỷ tinh, kính đã được cắt theo kích thước của pô can ngâm mẫu (Pôcan là lọ đựng mẫu ngâm dã được phòng giáo dục cấp về-bằng nhựa )
+Đặt tấm thuỷ tinh có gắn mẫu vào pô can, đổ phoóc môn 5% vào ngâm
+Đậy nắp pô can lại và hàn kín bằng parapin (để không giảm nồng độ phoóc môn.
Bảo quản đặt pô can đựng mẫu ngâm vào nơi khô thoáng .
III/ GIÁO ÁN TIẾT THAM QUAN THIÊN NHIÊN TIẾT 68, 69, 70 CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC LỚP 7 : Sau đây tôi xin trình bày 3 tiết dạy TQTN ở một lớp cụ thể là lớp 71 trường THCS hoàng Hoa Thám –năm học 2005-2006 :
Tiết 68, 69, 70 
Bài 64, 65, 66 THAM QUAN THIÊN NHIÊN NHIÊN 
A/ MỤC TIÊU :
1. Biết chuẩn bị cho một buổi học tập ngoài trời với nhiều phương tiện hoạt động khoa học cũng như của cá nhân đề phòng các rủi ro.
2. Quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch được.
3. Biết sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập mẫu vật, lựa chọn cách xử lí làm thành mẫu vật, tiêu bản cần cho việc quan sát thực hành ở ngoài thiên nhiên và lưu ở phòng thí nghiệm sử dụng sau này.
4. Rèn tác phong nhanh nhẹn, năng động khi TQTN , đồng thời có thái độ thận trọng khi giao tiếp với động vật , nhằm bảo vệ cho tài n

File đính kèm:

  • docSKKN day tot tietthamquanthiennhien68..70.doc