Báo cáo sáng kiến Vai trò của giáo viên - Tổng phụ trách đội trong việc xây dựng môi quan hệ trong và ngoài nhà trường trong hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường Trung học Cơ sở - Hứa Thị Kiều Oanh

Nhìn vào bảng thống kê ở trên, ta nhận thấy rằng có chưa đến ½ tổng số LĐ trong toàn huyện Hoà An thực hiện tốt công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi trong năm học, Gần ½ số LĐ còn lại thực hiện công tác Đội ở mức trung bình, một số LĐ còn chưa quan tâm đến hoạt động công tác Đội trong nhà trường. Sở dĩ như vậy là do một số Tổng phụ trách Đội ( TPTĐ ) chưa làm hết vai trò, trách nhiệm của mình, do đó lãnh đạo nhà trường coi hoạt động công tác Đội là không cần thiết. Cũng có trường là do nhận thức của số ít các đồng chí trong Ban giám hiệu chưa đúng về vai trò và chức năng của hoạt động công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi nên ít quan tâm đến. Cũng có Trường lại coi trọng việc nâng cao chất lượng học văn hoá hơn cho nên đã tự ý cắt bỏ những hoạt động của tổ chức Đội phải có trong nhà trường như: Sinh hoạt báo Đội, các cuộc thi, các hoạt động vui chơi giải trí vì sợ làm ảnh hưởng tới học tập.

doc8 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 1178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo sáng kiến Vai trò của giáo viên - Tổng phụ trách đội trong việc xây dựng môi quan hệ trong và ngoài nhà trường trong hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường Trung học Cơ sở - Hứa Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn là cầu nối giữa nhà trường và xã hội, góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng.
Những năm gần đây, được sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, phong trào thiếu nhi cả nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, hoạt động Đội đã thực sự trở thành nơi hội tụ của thiếu niên, nhi đồng trong nhà trường, xứng đáng là lực lượng tích cực, góp phần rất lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Đứng trước thực tế đó, đòi hỏi người giáo viên TPTĐ phải phấn đấu không ngừng để hoạt động Đội trở thành môi trường lành mạnh, có tác dụng sâu rộng đến học sinh. Đặc biệt là TPTĐ phải nhạy bén, thông minh, linh hoạt tổ chức các hoạt động trong nhà trường. Song, một mình giáo viên TPTĐ không thể làm hết công việc này, mà TPTĐ phải biết phối kết hợp, tranh thủ sự hỗ trợ ở mọi điều kiện, mọi lực lượng giáo dục trong nhà trường. Phải biết tuyên truyền và thu hút, lôi cuốn các lực lượng cùng tham gia giáo dục các em học sinh, cùng tổ chức các hoạt động vui chơi cho các em.
Tổ chức các hoạt động trong nhà trường nếu thiếu sự phối kết hợp đó thì TPTĐ sẽ gặp rất nhiều khó khăn, điều đó sẽ kìm hãm cả quá trình giáo dục và tự giáo dục trong các em thiếu nhi làm ảnh hưởng không ít đến chất lượng giáo dục trong nhà trường. Như vậy mối quan hệ của TPTĐ với các lực lượng giáo dục trong nhà trường là một yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục. 
	Thực tế cho thấy, ở một số trường THCS hiện nay, việc kết hợp giữa các lực lượng giáo dục với TPTĐ không được thực hiện thường xuyên, đều đặn, công việc này chưa được các nhà trường quan tâm, chú trọng, nhiều trường còn có quan niệm và nhận thức chưa đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức Đội cũng như TPTĐ. Điều đó ảnh hưởng không ít đến phong trào hoạt động của Đội và giáo dục thanh thiếu niên trong nhà trường dẫn đến chất lượng giáo dục toàn diện không được nâng cao.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tôi nhận thấy TPTĐ có một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các mối quan hệ mật thiết giữa hoạt động Đội với các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là xây dựng mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban giám hiệu nhà trường, với Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ học sinh. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài này để nghiên cứu, và đã áp dụng ở trường DTNT Hoà An từ năm học 2011- 2012, tôi mạnh dạn đưa ra vấn đề nầy cho các anh chị em đồng nghiệp tham khảo và giúp đỡ tôi làm tốt hơn công tác này. 
IV. MÔ TẢ BẢN CHẤT SÁNG KIẾN:
1. Tính mới, tính sáng tạo, tính khoa học:
1.1 Tính mới: Lập kế hoạch xây dựng và thực hiện tốt các mối quan hệ giữa TPTĐ với các đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi ở trường THCS. 
* Quan hệ với Liên đội Thiếu niên tiền phong ( TNTP) trong nhà trường: 
TPTĐ lãnh đạo Liên đội TNTP thông qua Ban chỉ huy Liên đội, chi đội và các lực lượng nòng cốt của Đội, do đó TPTĐ phải:
+ Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các Ban chỉ huy Liên, chi đội, hình thành được sự hợp tác và gắn bó chặt chẽ vì công việc chung giữa các ban chỉ huy Đội, các lực lượng nòng cốt của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội. 
+ Lựa chọn, quy hoạch đội ngũ chỉ huy Đội nhằm xây dựng một đội ngũ Ban chỉ huy Đội tốt về phẩm chất, mạnh mẽ về năng lực, đáp ứng cao các yêu cầu, nhiệm vụ hoạt động Đội. Đó cũng chính là cơ sở để phát huy thực sự vai trò tự quản của Đội.
* Xây dựng quan hệ với tập thể phụ trách chi đội TNTP:
	Đây là mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng không chỉ chi phối chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung, chất lượng hoạt động Đội nói riêng mà là một yếu tố có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển về chiều sâu của hoạt động Đội trong nhà trường. Vì vậy, người TPTĐ phải: 
+ Xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chung.
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho phụ trách chi đội phù hợp với kế hoạch chung.
+ Đi sát cơ sở, phối hợp chặt chẽ với các phụ trách chi đội giải quyết các khó khăn trong công việc của lớp học.
* Xây dựng quan hệ với Đoàn TNCS Hồ chí Minh trong nhà trường:
	TPTĐ thường là cán bộ Đoàn, thực hiện các nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường, do vậy phải có trách nhiệm:
+ Tham mưu cho Đoàn trường về các mặt thuộc phạm vi công tác Đọi.
+ Cùng với Ban chấp hành Đoàn trường tổ chức phân công, vận động Đoàn viên tham gia tích cực vào công tác Đội.
+ Kết hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn địa phương làm tốt nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em.
* Xây dựng mối quan hệ với Ban giám hiệu trong nhà trường: 
	Mối quan hệ giữa TPTĐ với Ban giám hiệu được thể hiện thông qua hai chức năng: Tham mưu và phối hợp.
+ Chức năng tham mưu: TPTĐ tham mưu về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và công tác Đội trong nhà trường; tham mưu về lựa chọn, bố trí đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đồng thời đáp ứng được yêu cầu phụ trách chi Đội; tham mưu đề xuất kinh phí cơ sở vật chất cần thiết cho công tác Đội.
+ Chức năng phối hợp: Phối hợp với Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động cụ thể của Liên đội đồng bộ với các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đảm bảo tính thống nhất trong công tác giáo dục.
* Xây dựng quan hệ với Hội đồng sư phạm: 
	TPTĐ là thành viên của Hội đồng sư phạm, TPTĐ phải hình thành và phát triển được mối quan hệ mang tính hợp tác trong việc tổ chức và phối hợp giáo dục thiếu nhi, làm cho hoạt động của Liên đội và hoạt động của nhà trường nằm trong cùng một hệ thống có mối quan hệ hữu cơ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.
* Xây dựng mối quan hệ với các lực lượng giáo dục khác :
	 Đây là mối quan hệ không thể thiếu được trong việc giáo dục học sinh để tạo ra một sự phối hợp đồng bộ thống nhất ở cả ba môi trường ( gia đình, nhà trường, xã hội) chính sự hỗ trợ tích cực, thiết thực và hiệu quả của gia đình, của Hội cha mẹ học sinh là động lực to lớn thúc đẩy các hoạt động của Đội, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ mối quan hệ này, giáo viên TPTĐ phải tiếp cận rất gần với phụ huynh học sinh, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và có ý kiến với nhà trường giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh cá biệt, giúp các em tiến bộ và hoà đồng với bạn bè. Bên cạnh đó, giáo viên TPTĐ cần phải thiết lập mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với cộng đồng dân cư nơi trường đóng. Ở đây, vai trò của hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội người cao tuổi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi ngoài thời gian lên lớp, giúp các em tham gia hoạt động xã hội vừa sức với mình trên địa bàn dân cư.
. Tính sáng tạo: Tuỳ theo từng mối quan hệ cần xây dựng, TPTĐ sẽ có cách thực hiện phù hợp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. 
 Tính khoa học: 
Lập kế hoạch.
Chia giai đoạn cần thực hiện.
Soạn thảo nội dung cụ thể.
Kiểm tra, giám sát những việc đã làm được trên thực tế, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm. 
2. Hiệu quả: 
	* Trước khi chưa triển khai: 
Năm học 2009- 2010, khi chưa chú trọng áp dụng thực hiện và áp dụng việc xây dựng mối quan hệ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, thì hoạt động công tác Đội của Liên đội DTNT Hoà An chưa thật sự được quan tâm và chưa đạt kết quả cao, phong trào hoạt động chưa vào nền nếp, Ban giám hiệu chưa thật sự vào cuộc, chưa quan tâm tới hoạt động của Đội.
	Năm học 2008 – 2009: Đạt danh hiệu Liên đội mạnh cấp huyện.
	Năm học 2009 – 2010: Liên đội chưa hoàn thành tốt về công tác Đội và phong trào thanh thiếu nhi, không đạt danh hiệu Liên đội mạnh.
	* Sau khi thực hiện và xây dựng được mối quan hệ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường: 
	Thật sự hoạt động công tác Đội và phong trào thiếu nhi đã hoạt động có hiệu quả. Được sự quan tâm và ủng hộc của Ban giám hiệu nhà trường, của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, hoạt động Đội của Liên đội DTNT Hoà An được đánh giá là tổ chức thực hiện có kết quả. Mọi phong trào đều diễn ra đúng kế hoạch và có kêt quả. Xây dựng tốt mối quan hệ trong và ngoài nhà trường tôi nhận thấy công tác được giao về hoạt động Đội diễn ra thuận lợi và không quá khó để thực hiện. Trong 3 năm học vừa qua, Liên đội DTNT Hoà An luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và công tác của Hội đồng Đội cấp trên và nhà trường giao.
Cụ thể: Trong 3 năm học: 2010 – 2011; 2011- 2012; 2012- 2013 Liên đội đã duy trì tốt hoạt động của đội cờ đỏ, đội tự quản, do đó mọi nền nếp của nhà trường cũng như của Liên đội được duy trì tốt. Phong trào: Nói lời hay, làm việc tốt; Phong trào Hoa điểm 10; Phong trào Đọc và làm theo báo Độiđược duy trì suốt năm học. Việc học sinh vô lễ, vi phạm đạo đức giảm đáng kể. 
	Liên đội thực hiện các phong trào lớn trong năm đạt được kết quả tốt như: Phong trào Áo ấm tặng bạn; Phong trào áo lụa tặng bà;..Liên đội đã tổ chức thành công phong trào quyên góp giúp học sinh nghèo, kết hợp với Công đoàn nhà trường, phong trào này trở thành phong trào thường niên của Liên đội, tất cả số tiền thu được đã được mua quần áo đề trao tặng những học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội. Đống thời, học sinh còn quyên góp sách vở, đồ dùng học tậpĐây là nguồn động viên to lớn giúp các em vươn lên trong học tập. Song điều quan trọng hơn ở đây là học sinh của trường đã được giáo dục, được hiểu hơn về tinh thần tương thân tương ái qua những phong trào như thế này, và học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, các em được sống trong sự yêu thương và đùm bọc của thầy cô và bè bạn..
Trong các phong trào lớn do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội TƯ, do Huyện đoàn, hay Hội đồng Đội phát động, Liên đội đã kết hợp với các lực lượng giáo dục và chỉ đạo chặt chẽ mọi hoạt động và đạt kết quả.
	Song song với các phong trào trên là phong trào hoạt động của Liên đội theo chủ đề của tuần, tháng, được Liên đội tổ chức theo đúng yêu cầu và thường xuyên. Đây là sân chơi thu hút đông đảo thiếu nhi và các lực lượng giáo dục cùng tham gia như các cuộc thi: Tìm hiểu kiến thức, thi trò chơi dân gian, thi thể thao, thi văn nghệ, ngoại khoá về sức khoẻ, về môi trường, về tâm lí lứa tuổi theo giới, hay về Tổ quốc Việt Nam
	Năm học 2010 – 2011: Đạt danh hiệu Liên đ

File đính kèm:

  • docSKKN VAI TRO CUA GIAO VIEN TONG PHU TRACH DOI TRONG VIEC XAY DUNG MOI QUAN HE TRONG V.doc
Giáo án liên quan